Tĩnh tâm Mùa Chay 2025 tại nhà thờ chánh toà Đức Bà Sài Gòn
TGPSG -- Từ ngày 9-11/04/2025, tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn đã diễn ra 3 ngày tĩnh tâm dành cho cộng đoàn dân Chúa thuộc TGPSG, do Đức tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng chủ sự. Đợt tĩnh tâm đã thu hút nhiều giáo dân đến tham dự.
Cùng với sự kiện tĩnh tâm, các linh mục đã ngồi tòa để các hối nhân có thể hoà giải với Thiên Chúa.
I. TĨNH TÂM
1. Ngày thứ nhất (9/4): ÂN SỦNG CỦA CHÚA LỚN HƠN TỘI LỖI CHÚNG TA
Ở đâu tội lỗi lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 8, 20)
Trong bài giảng tĩnh tâm, Đức Tổng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hồi tâm và sám hối trong mùa Chay. Ngài khuyến khích các tín hữu tìm cách giải thoát bản thân khỏi tội lỗi và những cám dỗ trong cuộc sống. Sám hối không chỉ là cảm thấy hối hận vì đã phạm tội mà còn phải quyết tâm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.
Ân sủng của Chúa luôn lớn hơn tội lỗi của con người. Qua câu chuyện Chúa Giêsu và người phụ nữ ngoại tình trong Kinh Thánh, Đức Tổng cho thấy lòng thương xót của Chúa là vô hạn.
Đức Tổng cũng nhắc đến thực trạng xã hội hiện nay, nơi mà nhiều người đã vượt qua nhiều “lằn ranh đỏ” về đạo đức và tội lỗi mà không nhận ra được tội lỗi của mình. Ngài kêu gọi mọi người cần phải nhận thức về tội lỗi để sám hối, trở lại với Chúa để tận hưởng hạnh phúc và ánh sáng mà Chúa mang lại. Bài giảng kết thúc bằng một lời nhắn nhủ mạnh mẽ về việc giữ vững niềm hy vọng vào tình yêu thương của Chúa và sống một đời sống mới trong ánh sáng của Người.
2. Ngày thứ hai: (10-4) - QUA ĐAU KHỔ ĐỂ TỚI VINH QUANG
Trong bài giảng tĩnh tâm ngày thứ 2, Đức Tổng mời gọi cộng đoàn suy gẫm về một sự thật phổ quát: đau khổ là điều tất yếu trong cuộc sống con người. Điều quan trọng không phải là tránh né đau khổ, mà là cách ta đối diện với nó. Bài giảng nhấn mạnh rằng hy vọng không chỉ là một cảm xúc mong manh, mà là còn niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa, Đấng có thể biến mọi khổ đau thành con đường dẫn đến vinh quang. Dựa trên bài Tin Mừng nói về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và hai môn đệ trên đường đến làng Emmau, bài giảng làm nổi bật chân lý rằng đau khổ là một phần trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã giúp các môn đệ nhận ra Ngài, và nhận ra rằng chính Ngài đã trải qua đau khổ để đem lại sự sống cho nhân loại.
"Đau khổ – Con đường dẫn đến hy vọng và ơn cứu độ" Đau khổ, dù đến từ sai lầm cá nhân hay hoàn cảnh khách quan, vẫn có thể mang lại những giá trị và ân phúc sâu xa. Đó không chỉ là nỗi buồn, mà còn là dấu chỉ của tình yêu. Người tín hữu được mời gọi đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa, tin rằng Ngài luôn đồng hành, dẫn dắt và biến đổi mọi thử thách thành cơ hội để trưởng thành trong đức tin. Kết thúc bài, Đức Tổng mời gọi cộng đoàn sống trong tinh thần cầu nguyện và hy vọng, luôn hướng lòng về Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương và quan phòng trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
3. Ngày thứ ba: (11/4) TOẢ LAN NIỀM HY VỌNG
Sau 2 ngày tĩnh tâm về SÁM HỐI - ĐAU KHỔ thì trong đêm tĩnh tâm cuối, Đức Tổng dẫn mời gọi cộng đoàn TOẢ LAN NIỀM HY VỌNG qua việc suy ngẫm về hai nhóm người trong Tin Mừng: kẻ tội lỗi và người Biệt phái. Dù xã hội bấy giờ người Biệt phái được coi là đạo đức, thường được tôn vinh nhưng câu chuyện cho thấy rằng chính những người tội lỗi biết ăn năn sám hối mới là người tốt, có hy vọng và yêu thương Chúa chân thành.
Chúa Giêsu luôn nâng đỡ con người, không loại trừ tội nhân, và mang đến sự cứu rỗi cho nhân loại từ những ngày đầu. Chính Chúa luôn khơi dậy niềm hy vọng và chuyển hóa những cuộc đời tăm tối thành vẻ đẹp mới.
Đến lượt chúng ta, trong Năm Thánh này, được kêu gọi thực thi lòng thương xót và khơi dậy hy vọng cho những người xung quanh. Để làm được điều này cần chú trọng đến đời sống tinh thần, khích lệ nhau và tạo môi trường tích cực. Sử dụng mạng xã hội một cách tích cực để lan tỏa tình yêu thương. Với niềm hy vọng Chúa gieo trong lòng, chúng ta hãy trở thành sứ giả của hy vọng trong cuộc sống hàng ngày. Cùng nhau, chúng ta hãy khơi gợi điều tốt đẹp và lan tỏa niềm hy vọng cho những người xung quanh.
"Tha thứ không làm thay đổi quá khứ nhưng mở ra tương lai"
III. CHẦU THÁNH THỂ
Kết chung 3 ngày tĩnh tâm là chầu Thánh Thể.
Trong tâm hình hiệp thông cầu nguyện sốt sắng, cả cộng đoàn lắng đọng chiêm ngắm Thánh Thể với phần hướng dẫn cầu nguyện của linh mục Phêrô Đỗ Duy Khánh và Đức Tổng đã chủ sự nghi thức cung nghinh Thánh Thể.
Đức Giám mục phụ tá Giuse Bùi Công Trác cũng tham giá buổi tĩnh tâm và chầu Thánh Thể.
Bài: Hoà Nhã (TGPSG) Ảnh: Đắc Quyền
bài liên quan mới nhất

- Tĩnh tâm Mùa Chay 2025 tại nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Niềm hy vọng của Kitô hữu
-
Paschal Triduum and Easter Schedule 2025 for the Expat Communities -
Hạt Tân Định dâng Thánh lễ cầu nguyện cho cha cố Phêrô Phan Khắc Từ -
Linh mục giáo hạt Gia Định tĩnh tâm tháng 4- 2025 -
Giáo hạt Phú Nhuận áp dụng Sứ điệp Mùa Chay Năm Thánh 2025 vào đời sống -
Ban Caritas TGPSG hành hương và tĩnh tâm Mùa Chay 2025 -
Curia Tân Sơn Nhì mừng lễ Acies năm 2025 -
Giáo hạt Hóc Môn: Hành hương Năm Thánh -
Hội Các Bà Mẹ Công Giáo hạt Gia Định hành hương và tĩnh tâm Mùa Chay 2025 -
Giáo hạt Tân Sơn Nhì tĩnh huấn và hành hương Mùa Chay trong Năm Thánh 2025
bài liên quan đọc nhiều

- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Dùng Podcast để nghe radio trực tuyến của TGP Sài Gòn trên thiết bị thông minh -
Linh mục đoàn Sài Gòn: Tĩnh tâm tháng 5/2023 -
Buổi cầu nguyện cho Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Phái đoàn Phát Diệm vào chào Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Thánh lễ Tạ ơn & cầu nguyện cho Đức tân Giám mục Phêrô Kiều Công Tùng ngày 20-5-2023