Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 6: Cầu nguyện để việc tra tấn bị loại bỏ
Trong video ý cầu nguyện của tháng 6, được công bố ngày 30/5/2023, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện để cộng đồng quốc tế dấn thân cụ thể nhằm xoá bỏ việc tra tấn và bảo đảm hỗ trợ các nạn nhân và gia đình của họ.
“Làm sao mà con người có thể quá tàn ác như thế?”. Đó là câu hỏi Đức Thánh Cha đặt ra khi nói về vấn đề tra tấn, “một phần lịch sử của chúng ta.”
Ngài lên án không chỉ những hình thức tra tấn bạo lực, nhưng cả những hình thức “tinh vi hơn, chẳng hạn như hạ thấp ai đó, làm tê liệt các giác quan, hoặc giam giữ hàng loạt trong những điều kiện vô nhân đạo đến mức độ tước đi phẩm giá của người đó.”
Lời lên án của Đức Thánh Cha được đưa ra trong bối cảnh ngày 26/6 tới đây là Ngày Quốc tế của Liên Hiệp quốc hỗ trợ các nạn nhân bị tra tấn; bởi vì vào ngày này năm 1987, Công ước của Liên Hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác có hiệu lực. Công ước đã được 162 quốc gia phê chuẩn sau khi được thông qua vào năm 1984.
Tra tấn được thực hiện trong thời cổ xưa. Vào các thế kỷ 18 và 19, các nước phương Tây đã chính thức bãi bỏ việc sử dụng chính thức thông qua hệ thống tư pháp. Ngày nay, nó hoàn toàn bị cấm bởi luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục được thực hiện ở nhiều quốc gia. Kể từ năm 1981, Quỹ của Liên Hiệp Quốc Hỗ trợ Nạn nhân bị tra tấn đã hỗ trợ trung bình 50.000 nạn nhân bị tra tấn mỗi năm tại các quốc gia trên thế giới. Tất nhiên, tra tấn có xu hướng xảy ra ở các khu vực xung đột.
Trong trường hợp Nga xâm lược Ucraina, đã có báo cáo về các hành động tra tấn do binh lính Nga thực hiện đối với quân lính và thường dân Ucraina. Ngoài ra, và một phần do sự ra đời của các công nghệ mới, việc sử dụng một số hình thức tra tấn phi thể lý, chẳng hạn như tra tấn tâm lý, đã gia tăng. Hơn nữa, vấn đề trầm trọng hơn là tình trạng thiếu trách nhiệm liên tục đối với các hành vi tra tấn và ngược đãi trên phạm vi toàn cầu, một phần do sự phủ nhận có hệ thống, sự cản trở và cố tình trốn tránh trách nhiệm của các cơ quan công quyền gây khó khăn cho việc thống kê và ước tính số nạn nhân.
Do đó, Đức Thánh Cha kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế “dứt khoát cam kết bãi bỏ việc tra tấn, đảm bảo hỗ trợ các nạn nhân và gia đình của họ”. Trong một bài diễn văn vào năm 2014, Đức Thánh Cha đã chỉ ra rằng “những lạm dụng này chỉ có thể được ngăn chặn với cam kết vững chắc của cộng đồng quốc tế trong việc công nhận […] phẩm giá của con người trên mọi thứ khác.” (CSR_2133_2023)
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất
- Ngày 12 tháng 01: Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
-
Ngày 06 tháng 01: Lễ Trọng Chúa Hiển Linh -
Ngày 01 tháng 01: Lễ Trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa -
Ngày 29 tháng 12: Lễ Thánh Gia: Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse -
Ngày 25 Tháng 12 – Đại lễ Giáng sinh -
Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024