Trầm cảm ở lứa tuổi thiếu niên

Trầm cảm ở lứa tuổi thiếu niên

Cậu bé ngủ suốt ngày và cảm thấy khó chịu khi thức giấc. Cô bé ít nói và tỏ vẻ u sầu. Cậu bé ăn đủ thứ hoặc không ăn gì hết. Cô bé không ra khỏi phòng, tránh né mọi người và không chịu làm việc nhà. Những điểm đó xuất hiện ở các con tuổi thiếu niên của bạn?

Các nhà thần kinh học nghi ngờ rằng não của thiếu niên được “kết nối” để tạo sự ngỗ nghịch về tình cảm và xa tránh gia đình. Các khuynh hướng này có thể khiến thiếu niên tách khỏi cha mẹ và nghe theo bạn bè. Nhưng các khuynh hướng tương tự như thế có thể khó biết khi nào trở thành trầm cảm. Trong 12 thiếu niên có một thiếu niên bị trầm cảm trước tuổi 18. Các em gái đến tuổi dậy thì có thể bị trầm cảm gấp đôi so với các em trai. Xấp xỉ 50% thiếu niên bị trầm cảm có thể tìm đến cái chết nếu không được chữa trị. Nguyên nhân tự tử ở tuổi thiếu niên vẫn là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở lứa tuổi này.

Có nhiều nguyên nhân gây “đau khổ” ở tuổi thiếu niên: Bị bạn bè xa cách, bị điểm kém hoặc bị người lớn la rầy. Các nguyên nhân đó khiến chúng buồn bã hoặc thất vọng trong vài ngày. Trầm cảm có thể kéo dài hằng tuần hoặc hằng tháng và có thể “tái phát” không rõ nguyên nhân. Các thiếu niên bị trầm cảm luôn cảm thấy u sầu, rất ít vui. Tuy nhiên, không phải trầm cảm lúc nào cũng có biểu hiện buồn bã. Các thiếu niên có thể bứt rứt, nhức đầu hoặc đau nhức thay vì buồn bã, cũng có thể mất ngủ hoặc ngủ nhiều, ăn nhiều hoặc ăn ít. Một số cháu học kém, xa tránh bạn bè và gia đình. Một số khác lại suy nghĩ về luân lý và ý nghĩa của cuộc đời, một số lại suy nghĩ về cái chết hoặc tìm cách tự tử.

Thuốc chống trầm cảm không phải là thuốc trị bách bệnh hoặc độc dược, nhưng vẫn có thể làm “biến thái” nhiều trẻ em. Ngay sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, một số trẻ em thấy lo lắng hơn và một số có thể nghĩ nhiều đến việc tự tử. Trầm cảm rất nguy hiểm, rất dễ dẫn đến tự tử, có thể cản trở việc phát triển lành mạnh. Những thiếu niên sử dụng thuốc trầm cảm rất cần được người nhà quan tâm, được bác sỹ theo dõi, và nếu thấy có gì khác thường thì gia đình nên đưa ngay tới bác sĩ hoặc nhà tư vấn.

Thuốc chỉ là một hướng trong cách chữa trị. Các biện pháp giúp thiếu niên phát triển lành mạnh cũng rất tốt để ngăn ngừa trầm cảm. Các bài tập thể dục có thể làm giảm khoảng 50% các triệu chứng trầm cảm. Ngủ nghỉ và ăn uống đầy đủ có thể làm giảm u buồn. Liệu pháp tâm lý có thể giúp các em tìm ra nguyên nhân khiến các em cảm thấy cô đơn hoặc tự chỉ trích mình và giúp các em hành động đúng. Khi làm được những điều ích lợi cho người khác thì các em cũng bớt u buồn, nhờ vậy mà sống tích cực hơn. Chính các hoạt động vị tha “thắp sáng” não sẽ giúp các em hưng phấn hơn.

Người lớn cần cảm thông, động viên và hướng dẫn cụ thể, đừng bao giờ la rầy các em, vì chúng còn trẻ người non dạ, ăn chưa no, lo chưa tới và đụng đâu hư đó. Hãy yêu thương chúng để có thể giúp chúng thành công và thành nhân!

Top