Tình yêu sau hôn nhân
WGPSG -- "Ai sống yêu thương, sẽ được thương yêu"
Có những chàng trai mong có sự nghiệp thì được sự nghiệp, người xin có người yêu thì được người yêu, kẻ thì cầu gì được nấy... Tuy nhiên, họ vẫn cảm thấy thiếu thốn một điều gì đó trong cuộc sống. Cầu nguyện mãi, đến một thời gian sau, mới biết là mình đã được Thầy yêu thương mời gọi. Mỗi người được gọi mỗi cách khác nhau, và cùng có cảm nhận khi đã được Thầy kêu gọi rồi thì dù ở bất cứ nơi nào, dù đang ở trong hoàn cảnh nào, cũng sẽ buông bỏ tất cả mọi sự mà đi theo Thầy.
Một vị tân linh mục lại cảm nhận ơn gọi như là một tình yêu sau hôn nhân. Với một tuổi thơ thiếu vắng cha từ khi lên bảy, bao nhiêu tình thương đều dành cho mẹ sau khi người cha qua đời. Trong ký ức của cha vẫn còn nhớ đến những người bạn thời thơ dại cùng vui đùa với nhau qua các trò chơi trẻ con. Cha cũng không quên thời trung học với những nghịch ngợm của tuổi thiếu niên và các bạn học thân thiết, có bạn quá hiền đến nỗi thầy dạy Toán khó khăn phải bái phục, và cũng quá khờ đến độ không biết đường đi ra khỏi vòng xoay mới được dựng xây. Trên tất cả là tình thương dành cho người mẹ, với suy nghĩ là không thương ai bằng mẹ được. Do đó, khi mẹ xuất ngoại cùng em gái, cha đã vào nhà dòng không phải vì yêu đời tu mà vì bị hụt hẫng. Nhưng, theo năm tháng dần trôi, cuộc sống vừa cầu nguyện vừa làm việc trong dòng tu chẳng những đã giúp cho cha trưởng thành mà còn làm cho tình thương dành cho Chúa tăng dần theo cấp số nhân. Cha rất tâm đắc lời của Thánh Phanxicô Assisi: "Sau khi đã từ bỏ thế gian, chúng ta chỉ có một việc phải làm là tuân theo thánh ý Chúa và làm đẹp lòng Người". Và cha đã cảm nhận ra rằng tình thương dành cho Chúa càng ngày càng nhiều hơn, hơn cả tình thương dành cho mẹ.
Đối với cha, ngày vui nhất đời không phải là ngày được thánh hiến mà là ngày Khấn lần đầu. Một lần khấn là cả trọn đời sống yêu thương và được thương yêu. Như lời bài Phúc Âm trong Thánh lễ Tạ ơn "Ai yêu mến Thầy thì ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy". Như vậy là quá đủ cho hành trình yêu thương mà cha đã theo đuổi. Như vậy cũng đủ để thể hiện tình thương cúi xuống rửa chân cho nhau như Thầy đã nêu gương. Ngày truyền chức chỉ như là ngày chính thức hóa cho lời khấn đem lại niềm vui tận hiến. Lòng biết ơn cha mẹ và tình thương dành cho thân nhân vẫn thể hiện trong lời cảm ơn cuối Thánh lễ đồng tế và trong lời nói vui: "Gia đình và người thân cứ xưng hô với con như bình thường, miễn là khi con nói bình an của Chúa ở cùng anh chị em thì đừng đáp lại 'và ở cùng Tuấn' là được rồi". Niềm hân hoan trong tình yêu dành cho Chúa đã làm cho cậu bé với biệt danh 'già' ngày nào trở nên người cha trẻ trung đầy sức sống.
Nguyện cho niềm vui đời tu của cha kéo dài mãi trong cuộc sống, giúp cha luôn kiên trung với tình yêu sâu lắng dành cho Thầy Giêsu.
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19