Thứ Tư tuần thứ 6 Thường Niên
Lời Chúa: Mc 8,22-26
2Đức Giêsu và các môn đệ đến Bếtxaiđa. Người ta dẫn một người mù đến và nài xin Đức Giêsu sờ vào anh ta. 23Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: "Anh có thấy gì không?" 24Anh ngước mắt lên và thưa: "Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại." 25Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự. 26Người cho anh về nhà và dặn: "Anh đừng có vào làng."
Suy niệm:
1. Bệnh mù rất thông thường trong các nước Đông phương. Kinh Thánh nói tới bệnh mù 80 lần. Riêng Tân Ước nói tới 52 lần. Riêng Phúc Âm Nhất Lãm kể ra 5 trường hợp phép lạ cho người mù lòa (Mt 9,20; Mc 8,22; Mt 12,22; Ga 19,16; Mt 20,29), mà hôm nay chúng ta bàn tới một trong 5 phép lạ đó: phép lạ hôm nay là của riêng Thánh Sử Máccô ghi lại. Phép lạ này xảy ra ngay sau khi hoá bánh lần thứ 2 và trước lời tuyên xưng của thánh Phêrô, vào giữa năm thứ 2 đời sống công khai của Chúa Giêsu. Nơi xảy ra phép lạ là thành phố nhỏ Betsaida, thuộc miền đất Giulia thuộc Galilê mà gần nơi đây là nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều lần thứ 1. Chúng ta thấy một số sự kiện trong phép lạ hôm nay: Chúa đã tuần tự làm nhiều cử chỉ, chứ không chữa ngay như nhiều phép lạ khác.
Chúa dẫn đưa người mù ra khỏi thành. Việc anh ta đi theo Chúa đủ minh chứng anh ta tin tưởng vào quyền uy và lòng tốt của Chúa. Thánh Gioan Kim khẩu viết “Chúa Giêsu đã đoái thương tự nhận mình là người dẫn đường đi cho người mù trong chốc lát, có lẽ để tránh rầm rộ,” tránh sự nổi hứng của dân chúng, trong khi Chúa đang cần sống im lặng để giáo huấn các tông đồ. Và đó cũng là lý do Chúa bảo anh ta sau khi được khỏi hãy đi thẳng về chứ đừng vào thành Betsaida nữa (Lc.26).
Trong phép lạ, Chúa Giêsu đã dùng nước bọt xoa lên mắt người mù, nước bọt theo quan niệm người xưa, có thể là vị thuốc để trị về mắt và những phần khác của cơ thể (Mc 7,33-8,23). Sử gia Tacite nổi tiếng bậc nhất tử cổ chí kim, sống vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ nhất có nói đến giá trị của nước miếng. Quan niệm của phái Rabbin cho rằng nước miếng của người ăn chay mới tốt. Trong y học, theo cuốn Đông y bảo giám hoàn đau, thì nước miếng trị được những mụn nhọt và làm sáng mắt hơn, trừ tà khí, nhưng phải lấy vào canh năm và chính mình làm lấy. Tuy nhiên vào thời Chúa Giêsu, nước bọt hòa bùn bị cấm vào ngày Sabbat (Ga 9,14).
Vậy việc Chúa Giêsu dùng nước bọt và chạm vào mắt không phải là thứ dị đoan, nhưng mang ý nghĩa tượng trưng mà qua đó Chúa muốn kích động lòng tin còn thiếu nơi anh mù.
Khi Chúa đặt tay vào mắt anh ta, người mù được thấy dần dần. Chúa hỏi người mù: “Con có thấy gì không?” (c.23). Người này ngước mắt trả lời: “Dạ, thấy người ta đi lại như cây cối?” (c.24). Có tác giả như Lagrange, Huby cho rằng như vậy thì hắn không thể có quan niệm về cây cối và con người được. Nhưng cha Prat lại cho đó là người mù lúc mới sinh vì con người ta nhìn ra được đồ vật cách rất lờ mờ, chỉ có thể phân biệt vật đứng im và vật di chuyển nên anh này so sánh như thế mà thôi. Dù thế nào cũng là một phép lạ đặc biệt của Thiên Chúa.
Sau lần đặt tay thứ 2, người mù được dần dần thoát khỏi: nhìn thẳng, mắt sáng và sau cùng nhìn rõ mọi sự.
Chúng ta được hai bài học:
- Tại sao Thiên Chúa không chữa cho khỏi tức khắc? Thưa, Chúa chuẩn bị lòng tin cậy. Phép lạ này cũng như phép lạ từ lúc mới sinh được thực hiện tuần tự dần dần. Cho thấy chân lý Phúc Âm sẽ thấm dần và cuối cùng đi tới đức tin. Cũng vậy, nơi trần gian này, chúng ta hiểu chân lý của Chúa mới như là nhìn vào gương, nhưng trên trời chúng ta sẽ đối diện với Chúa và lúc bấy giờ sẽ thấy rõ.
- Con người chúng ta nơi trần gian bước đi về trời giữa ánh sáng và bóng tối. Con người luôn sẵn trong mình một khả năng bị mù. Chúng ta có thể bị mù vì dục vọng, bởi tham sân si, bởi tiền của, danh vọng, tự cao. Chúng ta có thể bị thu hẹp cái nhìn như kiểu ếch ngồi đáy giếng. Chúng ta thu hẹp sự thật cũng là một loại bệnh mù trên phạm vi siêu nhiên. Có khi chúng ta chỉ thành công trên một phương diện mà cứ tưởng trên mọi phương diện khác. Hơn được một người, cứ tưởng là hơn mọi người, cũng là bệnh quáng hay cận thị, viễn thị siêu nhiên. Trường hợp ấy, chúng ta cần nhìn về Chúa để thấy được mình và sự thật.
2. Đặt câu truyện vào bối cảnh cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với nhóm Biệt phái cũng như với các môn đệ, thánh Máccô muốn cho chúng ta thấy rằng đức tin tức ơn sáng mắt là một ơn nhưng không của Thiên Chúa. Những người Biệt phái đã tự giam hãm trong sự mù quáng tức trong ánh sáng riêng của họ để khước từ Chúa, đồng thời chối bỏ chính ánh sáng của Thiên Chúa; trong khi đó, các môn đệ lại lơ đễnh đến độ không thể thấy được ý nghĩa các phép lạ của Chúa Giêsu. Chữa lành cho người mù, Chúa Giêsu vừa tỏ quyền năng của Ngài, vừa cho thấy chỉ mình Ngài mới có thể ban cho con người ánh sáng mới, nhờ đó con người có thể thấy được Thiên Chúa.
Qua phép rửa, chúng ta nhận được ánh sáng của Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta chính đôi mắt của quả tim để có thể nhìn thấy Ngài trong mọi sự và trong từng phút giây cuộc sống.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nhận ra sự hiện diện của Chúa, để chúng con có thể vượt thắng mọi gian nan thử thách trong cuộc sống và luôn tin vững nơi tình yêu của Chúa. Amen.
2Đức Giêsu và các môn đệ đến Bếtxaiđa. Người ta dẫn một người mù đến và nài xin Đức Giêsu sờ vào anh ta. 23Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: "Anh có thấy gì không?" 24Anh ngước mắt lên và thưa: "Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại." 25Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự. 26Người cho anh về nhà và dặn: "Anh đừng có vào làng."
Suy niệm:
1. Bệnh mù rất thông thường trong các nước Đông phương. Kinh Thánh nói tới bệnh mù 80 lần. Riêng Tân Ước nói tới 52 lần. Riêng Phúc Âm Nhất Lãm kể ra 5 trường hợp phép lạ cho người mù lòa (Mt 9,20; Mc 8,22; Mt 12,22; Ga 19,16; Mt 20,29), mà hôm nay chúng ta bàn tới một trong 5 phép lạ đó: phép lạ hôm nay là của riêng Thánh Sử Máccô ghi lại. Phép lạ này xảy ra ngay sau khi hoá bánh lần thứ 2 và trước lời tuyên xưng của thánh Phêrô, vào giữa năm thứ 2 đời sống công khai của Chúa Giêsu. Nơi xảy ra phép lạ là thành phố nhỏ Betsaida, thuộc miền đất Giulia thuộc Galilê mà gần nơi đây là nơi Chúa làm phép lạ hóa bánh ra nhiều lần thứ 1. Chúng ta thấy một số sự kiện trong phép lạ hôm nay: Chúa đã tuần tự làm nhiều cử chỉ, chứ không chữa ngay như nhiều phép lạ khác.
Chúa dẫn đưa người mù ra khỏi thành. Việc anh ta đi theo Chúa đủ minh chứng anh ta tin tưởng vào quyền uy và lòng tốt của Chúa. Thánh Gioan Kim khẩu viết “Chúa Giêsu đã đoái thương tự nhận mình là người dẫn đường đi cho người mù trong chốc lát, có lẽ để tránh rầm rộ,” tránh sự nổi hứng của dân chúng, trong khi Chúa đang cần sống im lặng để giáo huấn các tông đồ. Và đó cũng là lý do Chúa bảo anh ta sau khi được khỏi hãy đi thẳng về chứ đừng vào thành Betsaida nữa (Lc.26).
Trong phép lạ, Chúa Giêsu đã dùng nước bọt xoa lên mắt người mù, nước bọt theo quan niệm người xưa, có thể là vị thuốc để trị về mắt và những phần khác của cơ thể (Mc 7,33-8,23). Sử gia Tacite nổi tiếng bậc nhất tử cổ chí kim, sống vào khoảng nửa sau thế kỷ thứ nhất có nói đến giá trị của nước miếng. Quan niệm của phái Rabbin cho rằng nước miếng của người ăn chay mới tốt. Trong y học, theo cuốn Đông y bảo giám hoàn đau, thì nước miếng trị được những mụn nhọt và làm sáng mắt hơn, trừ tà khí, nhưng phải lấy vào canh năm và chính mình làm lấy. Tuy nhiên vào thời Chúa Giêsu, nước bọt hòa bùn bị cấm vào ngày Sabbat (Ga 9,14).
Vậy việc Chúa Giêsu dùng nước bọt và chạm vào mắt không phải là thứ dị đoan, nhưng mang ý nghĩa tượng trưng mà qua đó Chúa muốn kích động lòng tin còn thiếu nơi anh mù.
Khi Chúa đặt tay vào mắt anh ta, người mù được thấy dần dần. Chúa hỏi người mù: “Con có thấy gì không?” (c.23). Người này ngước mắt trả lời: “Dạ, thấy người ta đi lại như cây cối?” (c.24). Có tác giả như Lagrange, Huby cho rằng như vậy thì hắn không thể có quan niệm về cây cối và con người được. Nhưng cha Prat lại cho đó là người mù lúc mới sinh vì con người ta nhìn ra được đồ vật cách rất lờ mờ, chỉ có thể phân biệt vật đứng im và vật di chuyển nên anh này so sánh như thế mà thôi. Dù thế nào cũng là một phép lạ đặc biệt của Thiên Chúa.
Sau lần đặt tay thứ 2, người mù được dần dần thoát khỏi: nhìn thẳng, mắt sáng và sau cùng nhìn rõ mọi sự.
Chúng ta được hai bài học:
- Tại sao Thiên Chúa không chữa cho khỏi tức khắc? Thưa, Chúa chuẩn bị lòng tin cậy. Phép lạ này cũng như phép lạ từ lúc mới sinh được thực hiện tuần tự dần dần. Cho thấy chân lý Phúc Âm sẽ thấm dần và cuối cùng đi tới đức tin. Cũng vậy, nơi trần gian này, chúng ta hiểu chân lý của Chúa mới như là nhìn vào gương, nhưng trên trời chúng ta sẽ đối diện với Chúa và lúc bấy giờ sẽ thấy rõ.
- Con người chúng ta nơi trần gian bước đi về trời giữa ánh sáng và bóng tối. Con người luôn sẵn trong mình một khả năng bị mù. Chúng ta có thể bị mù vì dục vọng, bởi tham sân si, bởi tiền của, danh vọng, tự cao. Chúng ta có thể bị thu hẹp cái nhìn như kiểu ếch ngồi đáy giếng. Chúng ta thu hẹp sự thật cũng là một loại bệnh mù trên phạm vi siêu nhiên. Có khi chúng ta chỉ thành công trên một phương diện mà cứ tưởng trên mọi phương diện khác. Hơn được một người, cứ tưởng là hơn mọi người, cũng là bệnh quáng hay cận thị, viễn thị siêu nhiên. Trường hợp ấy, chúng ta cần nhìn về Chúa để thấy được mình và sự thật.
2. Đặt câu truyện vào bối cảnh cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu với nhóm Biệt phái cũng như với các môn đệ, thánh Máccô muốn cho chúng ta thấy rằng đức tin tức ơn sáng mắt là một ơn nhưng không của Thiên Chúa. Những người Biệt phái đã tự giam hãm trong sự mù quáng tức trong ánh sáng riêng của họ để khước từ Chúa, đồng thời chối bỏ chính ánh sáng của Thiên Chúa; trong khi đó, các môn đệ lại lơ đễnh đến độ không thể thấy được ý nghĩa các phép lạ của Chúa Giêsu. Chữa lành cho người mù, Chúa Giêsu vừa tỏ quyền năng của Ngài, vừa cho thấy chỉ mình Ngài mới có thể ban cho con người ánh sáng mới, nhờ đó con người có thể thấy được Thiên Chúa.
Qua phép rửa, chúng ta nhận được ánh sáng của Thiên Chúa, Ngài ban cho chúng ta chính đôi mắt của quả tim để có thể nhìn thấy Ngài trong mọi sự và trong từng phút giây cuộc sống.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn nhận ra sự hiện diện của Chúa, để chúng con có thể vượt thắng mọi gian nan thử thách trong cuộc sống và luôn tin vững nơi tình yêu của Chúa. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật 34 Thường niên năm B - Đức Giêsu, Vua niềm tin (Ga 18,33b-37)
-
Thứ Bảy tuần 33 Thường niên năm II (Lc 20,27-40) -
Thứ Sáu tuần 33 Thường niên năm II - Nơi gặp gỡ Chúa (Lc 19,45-48) -
Thứ Năm tuần 33 Thường niên năm II - Than khóc Giêrusalem (Lc 19,41-44) -
Ngày 21/11: Đức Maria dâng mình trong đền thờ - Thi hành ý Chúa (Mt 12,46-50) -
Thứ Tư tuần 33 Thường niên năm II - Trung thành và Khôn ngoan (Lc 19,11-28) -
Thứ Ba tuần 33 Thường niên năm II - Hoán cải đích thực (Lc 19,1-10) -
Thứ Hai tuần 33 Thường niên năm II - Con mắt đức tin (Lc 18,35-43) -
Chúa nhật 33 Thường niên năm B - Ngày hạnh phúc hay đau khổ (Mc 13,24-32) -
Thứ Bảy tuần 32 Thường niên năm II - Tín thác (Lc 18,1-8)
bài liên quan đọc nhiều
- Chúa nhật 4 mùa Chay năm C - Trở về (Lc 15,1-3.11-32)
-
Ngày 08/09: Sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria (Mt 1,1-16.18-23) -
Lễ thánh nữ Têrêsa hài đồng Giêsu -
Chúa nhật 22 Thường niên năm A (Mt 16,21-27) -
Ngày 29/09: Các Tổng lãnh Thiên thần (Ga 1,47-51) -
Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Đức Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống (Ga 14,15-16.23b-26) -
Ngày 01/11: Lễ Các Thánh Nam Nữ - Phúc thật (Mt 5,1-12a) -
Ngày 22/07: Thánh nữ Maria Magđalêna, lễ kính (Ga 20,1-2.11-18) -
Ngày 21/09: Thánh Mát-thêu, tông đồ, tác giả Tin mừng (Mt 9,9-13) -
Chúa nhật 6 Phục sinh năm B (Ga 15,9-17) - Bạn hữu của Thầy