Thiên tai tại Nhật Bản đặt ra vấn đề đạo đức về năng lượng
Theo các học giả Công giáo và các nhà đạo đức học, thảm họa diễn ra tại các nhà máy hạt nhân không chỉ đặt ra vấn đề về môi trường và sức khỏe mà còn về đạo đức trong việc sử dụng năng lượng và tương lai của nguyên tử lực.
Theo William French, Giám đốc Trung tâm các vấn đề Đạo đức học tại trường đại học Loyola, Chicago, sự cố vừa xảy ra đã là “hồi chuông cảnh tỉnh lớn lao thúc đẩy phải ra sức tìm kiếm những công nghệ năng lượng khác, chẳng hạn năng lượng mặt trời, gió…”
Trong khi các nhà kỹ thuật Nhật Bản đang phải vật lộn với việc kiểm soát thiệt hại tại bốn trong sáu lò phản ứng của nhà máy hạt nhân Dai-ichi Fukushima, các chuyên gia kỹ thuật Thụy Sĩ cho biết đã phải tạm dừng kế hoạch xây dựng các lò phản ứng mới, còn các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, đã công bố tiến hành kiểm tra các nhà máy.
Tuy nhiên một số quốc gia khác vẫn tiếp tục tiến hành chương trình năng lượng hạt nhân. Vào ngày 18-03-2011, ngay trước ngày diễn ra chuyến viếng thăm của Tổng thống Barack Obama, Chile đã ký thỏa thuận với Hoa Kỳ về kế hoạch thúc đẩy chương trình hạt nhân tại quốc gia Nam Mỹ này.
Ông Bob McKeon, phó Giám đốc Văn phòng Công bằng Xã hội của Tổng giáo phận Edmonton, Alberta (Canada), là người quan tâm đến các vấn đề về an toàn và triển vọng lâu dài cũng như tính hiệu quả của việc sử dụng năng lượng hạt nhân.
Chưa đầy hai năm trước đây, các giám mục tại Alberta (Canada) đã viết một lá thư mục vụ kêu gọi “thảo luận nghiêm túc và suy tư đạo đức” về nhà máy điện hạt nhân được công ty điện lực Bruce Power đề xuất xây dựng bên cạnh sông Peace River thuộc miền bắc Alberta.
Các giám mục đặt ra các vấn đề: có đủ nước dùng cho nhà máy không; liệu năng lượng hạt nhân có phải là cách tốt nhất để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Alberta hay không; đã xem xét vấn đề an toàn cho các thế hệ mai sau chưa; liệu nhà máy có được xây dựng trước khi có kế hoạch thu gom chất thải hạt nhân hay không; và việc trợ giá cho kế hoạch điện hạt nhân có phải là cách sử dụng ngân quỹ chính phủ tốt nhất không. Các giám mục cũng kêu gọi cần phải tiến hành một cuộc lấy ý kiến trung thực của người dân trong vùng dự định xây nhà máy.
Ông McKeon nói với phóng viên Catholic News Service: “Thảm họa xảy ra tại Nhật Bản cho thấy các vấn đề vẫn còn đó”.
Ông giải thích: “Các tai nạn đã từng xảy ra tại các nơi như Three Mile Island thuộc Pennsylvania vào năm 1979, Chernobyl (hiện thuộc Ukraina) vào năm 1986, đã gây nên nỗi sợ hãi sâu sắc về năng lượng hạt nhân tại nhiều quốc gia”.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mối quan ngại về biến đổi khí hậu cũng như những kêu gọi giảm bớt việc sử dụng các nhiên liệu mỏ như dầu lửa, than đá vốn thải khí tạo hiệu ứng nhà kính, làm trái đất ấm lên, khiến cho các nhà hoạch định chính sách đã hướng vào việc sử dụng năng lượng hạt nhân.
Cha Thomas Reese, SJ, một chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Thần học của trường Đại học Georgetown đã nói với hãng tin CNS: “Cũng như hầu hết các vấn đề đạo đức thực sự gay cấn, đây không phải là chuyện tốt xấu rạch ròi, bởi có hàng loạt câu hỏi phải xem xét và rất nhiều điều chưa chắc chắn.”
Cha cho rằng: “Năng lượng hạt nhân có thể là một phần của giải pháp đối với chuyện biến đổi khí hậu, vì nhiên liệu phóng xạ không thải khí nhà kính, nhưng chỉ cần một chút sai lầm, thì hàng ngàn người sẽ phải chết và đất đai không thể sử dụng được trong nhiều thế kỷ”.
Những người chỉ trích phương án sử dụng năng lượng hạt nhân cho rằng, tô vẽ cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân sẽ không thải khí nhà kính thì chỉ gây ngộ nhận, bởi mới chỉ xét đến một việc hoạt động của nhà máy mà thôi. Nếu xem xét toàn bộ quy trình, từ khai thác mỏ đến sử dụng trong việc vận hành nhà máy hạt nhân, thì lượng khí carbon tăng lên thấy rõ.
Còn về chi phí. Mỗi nhà máy hạt nhân trị giá 5 tỉ đô la Mỹ. Kể từ khi ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân thương mại phát triển từ đống tro tàn của bom nguyên tử vào những năm 1950, việc nghiên cứu, phát triển và xây dựng nhà máy đã nhận được sự tài trợ khổng lồ của chính phủ.
Một báo cáo được soạn thảo trong năm 2011 của Liên đoàn các nhà Khoa học có quan tâm, cho biết: các công ty năng lượng hạt nhân được giảm thuế, được bảo lãnh vốn vay ngân hàng, những giới hạn về nghĩa vụ pháp lý và các trợ cấp khác, nếu gộp lại có khi còn hơn cả năng suất của nhà máy.
Phúc trình của Văn phòng Giải trình thuộc Chính phủ Hoa Kỳ đã nêu: từ năm 2002 đến 2007, các chương trình hạt nhân tại Mỹ đã nhận 6,2 tỉ đô la từ ngân sách Chính phủ cho việc nghiên cứu và phát triển liên quan đến điện lực, so với 3,1 tỉ đô la cho nhiên liệu mỏ và 1,4 tỉ đô la cho năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.
Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu không tính đến các khoản trợ cấp, điện sản xuất từ khí đốt tự nhiên là rẻ nhất, tiếp theo là thủy điện, công nghệ than đá thông thường, gió, địa nhiệt, năng lượng sinh học, hạt nhân và năng lượng mặt trời, theo Bộ Năng lượng Mỹ.
Một số chuyên gia cho rằng, nếu những nguồn năng lượng tái chế nhận được nguồn tài trợ như năng lượng hạt nhân, chúng sẽ nhanh chóng có tính cạnh tranh cao hơn. Mặc dù các tua bin gió và các tấm pin mặt trời được làm bằng vật liệu gây ô nhiễm trong quá trình khai thác và sản xuất, nhưng những người ủng hộ nói rằng, về lâu dài không phải bận tâm về việc bảo đảm an toàn như đối với môi trường chứa chất thải hạt nhân hoặc vấn đề an toàn cho các lò phản ứng.
Trong khi đó, ộng Edward McAssey, giáo sư danh dự khoa kỹ thuật cơ khí trường Đại học Villanova ở Pennsylvania, nói với CNS, ông tin rằng năng lượng hạt nhân là một lựa chọn cho việc giảm sử dụng nhiên liệu khai thác mỏ.
Ông cho biết, phản ứng của công chúng đối với tai họa xảy ra tại Nhật Bản “là một trở ngại lớn phải vượt qua, đó là một phản ứng cảm tính”; đồng thời ông cũng tin rằng các nhà máy có thể hoạt động an toàn miễn là quốc gia có biện pháp phòng ngừa thích đáng.
Vị giáo sư phân tích: Nhà máy hạt nhân của Nhật Bản bị hỏng không phải do động đất hoặc sóng thần trực tiếp gây ra, mà do bị mất điện cung cấp cho hệ thống làm lạnh các thanh nhiên liệu tại 6 lò phản ứng và 7 hồ chứa nhiên liệu đã sử dụng. Nhiên liệu diesel cho máy phát điện dự phòng được chứa trong các bồn trên mặt đất bị sóng thần cuốn phăng – đây chính là lỗ hổng trong thiết kế mà Hoa Kỳ không mắc phải khi đặt các bể chứa ngầm dưới mặt đất.
Vấn đề thứ hai, hệ thống pin dự phòng được thiết kế chỉ đủ hoạt động trong tám giờ - không đủ thời gian để phục hồi điện cho nhà máy. Các hệ thống dự phòng đã không cung cấp điện cho các bể chứa nhiên liệu đã sử dụng, ở đó nhiệt độ các thanh nhiên liệu tăng lên và có thể phần nào đã tan chảy.
Ông Adam Briggle, phó Giáo sư triết học tại Đại học North Texas nói: “Công nghệ ngày càng phức tạp càng tăng thêm nhiều rủi ro”.
Ông nói với CNS: “Mối nguy ở đây là, chúng ta cứ cho rằng mình có thể thuần hóa con mãnh thú công nghệ phức tạp bằng cách làm cho nó phức tạp thêm lên”.
Ông nêu suy nghĩ: giải pháp ở đây chính là hạn chế tiêu thụ năng lượng, nghĩa là thừa nhận rằng “Những lựa chọn trong cách sống cá nhân của chúng ta đều lan tỏa đến xã hội”.
Ông French và cha Reese đề nghị giá thuế hoặc cơ cấu lại giá năng lượng để phản ánh mọi chi phí, trong đó có chi phí về thiệt hại môi trường, chi phí cho những hoạt động quân sự phục vụ cho việc bảo vệ các mỏ dầu nước ngoài, thay vì chỉ tính chi phí sản xuất đơn thuần.
Để mở rộng đường cho các ý kiến tranh luận, Phó giáo sư Briggle đề nghị thành lập lực lượng các nhà khoa học, các nhà đạo đức học và các công dân đảm trách vấn đề năng lượng quốc gia. Lực lượng này sẽ hoạt động giống như Ủy ban tư vấn Đạo đức sinh học quốc gia của Tổng thống.
Ông French cho rằng đây là lúc phải có cái nhìn nghiêm túc về vấn đề sử dụng năng lượng. Dân số toàn cầu tăng gấp bốn lần trong thế kỷ qua “và đang tiêu thụ ở mức độ cao và ngày càng cao hơn lên. Chúng ta cứ mong thế giới tiêu thụ nhiều thêm lên đến mức trái đất không thể chịu đựng nổi nữa”.
(Theo CNS)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô