Vatican công nhận phép lạ Thánh Thể đầu tiên tại Ấn Độ
Vào ngày 31/5/2025, khoảng 10.000 tín hữu Công giáo đã tụ họp tại một giáo xứ ở ngôi làng nhỏ ở miền nam Ấn Độ để chứng kiến tuyên bố chính thức về phép lạ Thánh Thể Vilakkannur, được coi là phép lạ đầu tiên được Vatican chấp thuận tại Ấn Độ. (Hình: Thánh Thể, © Mirek Krajewski)
Tuyên bố chính thức của Vatican diễn ra 11 năm sau khi phép lạ - khuôn mặt Chúa Kitô xuất hiện trên Mình Thánh Chúa trong lễ cử hành Thánh Thể - xảy ra tại Nhà thờ Chúa Kitô Vua ở giáo xứ Vilakkannur, thuộc tổng giáo phận Thalassery vào ngày 15/11/2013.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy khuôn mặt Chúa Giêsu trên "bánh thánh" được tạo thành từ cùng chất thể với "bánh thánh".
Vatican đã chấp thuận phép lạ này hai tháng trước, sau khi phân tích thần học và đánh giá khoa học, cho phép tổng giáo phận đặt Mình Thánh phép lạ này trong giáo xứ.
Hiện diện tại buổi tuyên bố phép lạ có Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa thánh tại Ấn Độ và Nepal. Cha Biju Muttathukunnel, Chưởng ấn Tổng giáo phận đã đọc bằng tiếng Malayalam bản chấp thuận chính thức của Vatican, tuyên bố sự việc này là một phép lạ.
Cha Thomas Keezharathil, cha xứ, nói với UCA News vào ngày 2/6/2025 rằng phép lạ Thánh Thể sẽ giúp củng cố đức tin của người dân hơn nữa.
Mình Thánh Chúa phép lạ được đặt trên bệ được thiết kế đặc biệt bên trong nhà thờ để người Công giáo có thể thờ kính.
Tuyên bố chính thức được đưa ra sau những nghiên cứu kéo dài, cả về thần học và khoa học.
Vụ việc lần đầu tiên được một ủy ban giáo lý của Giáo hội Syro-Malabar nghiên cứu và báo cáo của ủy ban này đã được đệ trình vào tháng 12/2013.
Sau các nghiên cứu đào sâu hơn, vào năm 2018, Bộ Giáo lý Đức tin đã yêu cầu gửi Mình Thánh Chúa này đến Vatican thông qua Sứ thần để kiểm tra kỹ hơn.
Vào tháng 9/2023, Vatican đã tìm cách tiến hành các nghiên cứu khoa học về Mình Thánh để xác định rằng không có chất thể lạ nào hiện diện và tạo thành hình ảnh Chúa Giêsu trên đó.
Theo hướng dẫn của Vatican, Mình Thánh đã được đưa đến Đại học Chúa Kitô ở Bangalore để nghiên cứu khoa học vào tháng 1/2024. Một nhóm các nhà thần học và khoa học gia tại trường đại học, do các linh mục Dòng Cát Minh Đức Mẹ Vô Nhiễm điều hành, đã tiến hành các nghiên cứu.
Các nghiên cứu ở Ấn Độ và nước ngoài “đã xác định rằng hình ảnh thánh thiêng được tạo thành từ cùng một chất thể với Mình Thánh và không có dấu vết của bất kỳ chất liệu nào khác”.
Vào tháng 3/2025, Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố rằng “không có gì ngăn cản việc tuyên bố sự kiện Thánh thể Vilakkannur là một sự kiện ngoại thường”.
Nguồn: vaticannews.va/v
bài liên quan mới nhất

- Đức Lêô XIV kêu gọi Iran và Israel xử trí với “trách nhiệm và lý trí”
-
Đức Lêô XIV: Phêrô và Phaolô, mẫu gương của hiệp thông và hòa hợp -
Đức Lêô XIV nói với người Công giáo Ukraina: “Đức tin của anh chị em đang bị thử thách” -
Kỷ niệm 10 năm Tòa Thánh công nhận Nhà nước Palestine -
Sứ điệp Đức Thánh Cha Lêô XIV gửi các linh mục nhân ngày Thánh hoá các Linh mục năm 2025 -
Đức Lêô XIV: Xin cho các linh mục được Tình Yêu Chúa uốn nắn -
Đức Leo XIV khích lệ các Giáo hội Đông phương tiếp tục làm chứng giữa đau thương chiến tranh -
Đức Lêô XIV kêu gọi các Giám mục trở thành người kiến tạo hiệp thông -
Đức Lêô XIV: Hãy đến với Chúa Giêsu, nguồn hy vọng chữa lành chúng ta! -
Đức Lêô XIV nhắn nhủ các chủng sinh nhiệt thành với đời sống linh mục
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y