Thánh lễ tuyên phong chân phước cho Nữ tu Elisa Martinez
Sơ Martinez sinh tại Galatina, nước Ý, vào ngày 25/3/1905. Được thúc đẩy bởi lòng bác ái của Chúa Kitô và bởi tấm gương của Mẹ Maria hành động giúp đỡ người chị họ Elizabeth, sau khi thành lập dòng Nữ tu Đức Mẹ Leuca vào năm 1938, sơ đã cùng các nữ tu của dòng đi đến những vùng ngoại ô của cuộc sống trên thế giới, chăm sóc nhiều thành phần các anh chị em, từ những người thấp bé nhất đến những người nổi tiếng nhất.
Sơ qua đời năm 1991, để lại di sản vĩ đại gồm 65 cộng đoàn tu trì ở 11 quốc gia, với 630 nữ tu, những người đã truyền bá đặc sủng của dòng với lòng trung thành không thay đổi.
Yêu thương trẻ nhỏ và cũng rất gần gũi với các bà mẹ đơn thân
Sơ Martinez vốn là người yêu thương trẻ nhỏ và cũng rất gần gũi với các bà mẹ đơn thân, nhất là những người được gọi là “các bà mẹ đơn thân”. Phép lạ đã xảy ra khẳng định rằng từ thiên đàng, sơ vẫn tiếp tục bảo vệ giá trị của sự sống từ khi thụ thai, chăm sóc các bà mẹ và những đứa con bé bỏng của họ.
Phép lạ
Bé gái được cứu sống, hiện mới tròn 5 tuổi, nhờ lời chuyển cầu của sơ Martinez cũng hiện diện Trong Thánh lễ tuyên phong chân phước. Bé được chữa lành khi còn trong bụng mẹ khỏi chứng “huyết khối và tắc hoàn toàn động mạch rốn trái của thai nhi” với chứng “nhồi máu nhau thai lan rộng và những thay đổi đa dạng của nhung mao do thiếu oxy máu”, và “thai nhi chậm phát triển trong tử cung...”
Mở rộng con tim đón nhận tất cả mọi thụ tạo
Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Hồng y nhắc lại lời của tân Chân phước Martinez: “Tôi muốn mở rộng con tim mình để đón nhận tất cả mọi thụ tạo sống rải rác khắp mọi nơi trên trái đất, đặc biệt là những người thiếu thốn và bị gạt ra bên lề xã hội nhất.”
Khiêm nhường
Đức Hồng y cũng nhấn mạnh rằng khiêm nhường là nhân đức tiêu biểu nhất cho cuộc đời của tân Chân phước. Thật vậy, sự khiêm tốn là “chất kết dính mà Mẹ Martinez dùng để xây dựng tòa nhà thiêng liêng của mình, để Mẹ làm mọi việc với niềm vui mà không mong đợi sự đền đáp hay đánh giá cao của con người” và “ngược lại, chấp nhận những sỉ nhục mà chính việc phục vụ tha nhân đòi hỏi.” Từ đó, nảy sinh động lực hướng tới “những người khiêm hạ, nghèo khó, bệnh tật và đau khổ.”
Kết thúc bài giảng Đức Hồng y nói rằng lễ tuyên phong chân phước cho Mẹ Martinez “có thể trở thành một tín hiệu, một lời kêu gọi, một lời mời khẩn thiết nên thánh.”
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất

- Các nữ tu Ghana trợ giúp các thai phụ và nữ bệnh nhân ở vùng nông thôn Amankwakrom
-
Một giáo hoàng phục vụ Giáo hội và nhân vị -
Bà Gabriella người Ý, người nuôi hy vọng cho hai bạn trẻ Irenge và Adrien -
Năm vị thánh tử đạo mới làm lộ diện nét đẹp của hôn nhân Kitô giáo -
Paul, giáo sĩ Pakistan, người đã gặp đấng Kitô -
Một bông hồng tử đạo bị lãng quên -
Weng Yirui, một phụ nữ Trung quốc trở thành tín hữu Công giáo nhờ khúc Gloria của Vivaldi -
Cuộc sống và đức tin của ông Tom Monaghan, nhà sáng lập Domino’s Pizza -
Bí quyết kinh doanh của Luz Maribel Jimenez: Có Chúa là có tất cả -
Ba Tỷ Người Trên Toàn Cầu Bị Ảnh Hưởng Bởi Tình Trạng Suy Thoái Đất
bài liên quan đọc nhiều

- Cuộc hội nhập văn hóa của Giáo hội Công Giáo Việt Nam (1533-2019)
-
Vị Tôi Tớ Chúa, Đức cha Pierre Lambert de La Motte, những thành quả truyền giáo và tiến trình xin phong thánh -
Đức cha Pierre Lambert De La Motte người môn đệ yêu mến “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh” -
Phong thánh: Chỉ cần một phép lạ thôi -
Đức Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của giới trẻ -
400 năm ngày sinh Đức cha Lambert de la Motte, Giám mục đầu tiên Việt Nam -
Cỗ tràng hạt quý chôn theo Công nương Diana -
Gia đình có một Hồng y, một Giám mục, hai Linh mục và bốn Tu sĩ -
Đời sống tâm linh của Đức Gioan Phaolô II -
"Hãy theo Thầy": Trở về với đức tin nhờ các vị Giáo Hoàng đương đại