Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật tuần IV Phục Sinh năm B

Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật tuần IV Phục Sinh năm B

4th Sunday of Easter
Reading I: Acts 4:8-12 II: 1 John 3:1-2

Chúa Nhật 4 Phục Sinh
Bài Đọc I: Công vụ 4:8-12 II: 1 Gioan 3:1-2

 

 

 

Gospel
John 10:11-18

11 I am the good shepherd. The good shepherd lays down his life for the sheep.
12 He who is a hireling and not a shepherd, whose own the sheep are not, sees the wolf coming and leaves the sheep and flees; and the wolf snatches them and scatters them.
13 He flees because he is a hireling and cares nothing for the sheep.
14 I am the good shepherd; I know my own and my own know me,
15 as the Father knows me and I know the Father; and I lay down my life for the sheep.
16 And I have other sheep, that are not of this fold; I must bring them also, and they will heed my voice. So there shall be one flock, one shepherd.
17 For this reason the Father loves me, because I lay down my life, that I may take it again.
18 No one takes it from me, but I lay it down of my own accord. I have power to lay it down, and I have power to take it again; this charge I have received from my Father."

Phúc Âm
Gioan 10:11-18

11 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên.
12 Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạỷ Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn,
13 vì anh là kẻ làm thuê và không biết gì đến chiên.
14 Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên cuả tôi và chiên cuả tôi biết tôi,
15 Như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên.
16 Tôi còn có những chie+n khác không thuộc ràn nàỷ Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng cũng phải nghe tiếng tôi, và sẽchỉ có một đoàn chiên và một mục tử
17 Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lạị
18 Mạng sống của tôi không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sốg mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấỷ Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được.

Interesting Details
• (v.11) In Greek, there are two words for "good":
- agathos: the moral quality of a thing;
- kalos: the quality of winsomeness that makes the goodness lovely.
• Jesus' description of a "good shepherd" goes beyond efficiency and fidelity; the word "good" means kalos in "the good shepherd". There is loveliness as well as strength and power.
• (v.11) The image of "good shepherd" is well known in the Old Testament Scriptures: Amos (3:12), Exodus (22:13), I Samuel (17:34-36), Isaiah (31:4). However, " laying down of the shepherd's life" from Jesus is something new. He is a good shepherd especially because of His willing and loving self-sacrifice for His sheep.
• (v.14) A good shepherd knows each of his sheep and calls them by name. The sheep are used to their shepherd's voice, and they recognize him by his voice. Every day at dawn, the shepherd would open the sheepfold and call out his sheep. Drawn by the familiar voice of their shepherd, they would gather round and follow him out of the pen to the pasture.
• (v.12-13) There is a contrast between the good and the bad shepherds, between the faithful and the unfaithful shepherds. The man who works only for reward thinks chiefly of money. The man who works for love thinks chiefly of the people he is trying to serve.
• (v.14-15) For the Hebrews, to know a person means to experience him through knowledge and love. This mutual "knowing" is the communion of life between Jesus and disciples through which they come to share what Jesus receives from the Father.
• (v.16-18) There are 3 great truths
- only in Jesus Christ that the world can become one;
- the unity comes from the fact that they all hear, answer and obey one shepherd, not that they are forced into one fold. It is the unity of loyalty to Jesus Christ.
- the dream of Jesus depends on us. It is we who can help him making the world one flock under His shepherding.

Chi Tiết Hay
• (c.11) Trong tiếng Hy-lạp, có hai từ có nghĩa là "tốt":
- agathos: nói về phẩm chất luân lý;
- kalos: nói về tính cách hấp dẫn làm cho phẩm chất tốt kia trở thành dễ thương.
• Vậy khi Chúa Giê-su nói "mục tử nhân lành" thì Người không chỉ nói đến một người chăn chiên cần mẫn và trung tín, nhưng Người muốn sử dụng từ "nhân lành" theo ý nghĩa kalos. Theo ý nghĩa ấy, vị mục tử này dễ thương, mạnh mẽ và uy quyền.
• (c.11) Hình ảnh "mục tử nhân lành" là hình ảnh rất quen thuộc trong Cựu Ước: A-mốt (3:12), Xuất Hành (22:13), 1 Sa-mu-en (17:34-36), I-sai-a (31:4). Tuy nhiên, Chúa Giê-su nói "mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì chiên" thì lại là một điều hoàn toàn mới mẻ. Người là mục tử nhân lành, đặc biệt vì Người tự nguyện và rất sẵn sàng hy sinh mình cho con chiên.
• (c.14) Mục tử nhân lành biết từng con chiên và gọi tên từng con chiên bằng một tên riêng. Còn chiên thì quen tiếng chủ nên nhận ra chủ qua tiếng nói của ông. Mỗi ngày vào lúc bình minh, người chăn chiên sẽ mở cửa chuồng và gọi chiên ra. Quen tiếng nói của chủ, chiên sẽ quây quần chung quanh rồi theo chủ ra khỏi chuồng và đến đồng cỏ.
• (c.12-13) Có sự tương phản giữa người chăn chiên tốt và người chăn chiên xấu, giữa người chăn chiên trung tín và bất trung. Kẻ làm việc vì tiền công thì chỉ nghĩ đến tiền. Còn kẻ làm việc vì tình yêu thì chỉ nghĩ đến những người họ đang phục vụ.
• (c.14-15) Đối với người Do-thái, biết một người có nghĩa là biết qua sự hiểu biết và lòng yêu mến . Việc "quen biết nhau" này là một quan hệ đời sống giữa Chúa Giê-su và các môn đệ Người, nhờ đó họ được chia sẻ với những gì Chúa Giê-su lãnh nhận được từ Chúa Cha.
• (c.16-18) Có ba chân lý qua những câu này:
- Chỉ trong Chúa Giê-su Ki-tô thế giới mới có thể hiệp nhất trở nên một;
- Sự hiệp nhất thể hiện qua sự kiện người ta hết thảy lắng nghe, đáp lại và tuân phục một đấng chăn chiên, chứ không phải là bị ép buộc nhập vào một đàn chiên. Đó là sự hiệp nhất do trung thành với Chúa Giê-su Ki-tô.
- Giấc mơ của Chúa Giê-su còn tùy thuộc vào chúng ta. Chính chúng ta mới là những người giúp Người làm cho thế giới trở thành một đàn chiên dưới sự dẫn dắt của Người.


One Main Point
Safe in God's Hands
As a good shepherd, Jesus did more for His sheep by dying for them. The two images of Jesus as the good shepherd, and Jesus as the crucified, say essentially the same thing: he gave up His life for us. The door to salvation was thrown open to welcome everyone. Salvation is for all who hear and faithfully follow the voice of the Good Shepherd. Jesus promises in return to care for and protect His flock. Therefore, the safest place to be is in the hands of God.

Một Điểm Chính
An lành trong tay Chúa.
Là mục tử nhân lành, Chúa Giê-su đã chết cho con chiên của Người. Hình ảnh Chúa Giê-su là mục tử nhân lành và hình ảnh Chúa chịu đóng đinh trên thập giá đều nói lên cùng một chân lý: Người đã hy sinh mạng sống mình cho chúng ta. Cánh cửa cứu rỗi đã mở rộng đón mời mọi người. Ơn cứu chuộc là dành cho tất cả những ai nghe và trung thành theo tiếng gọi của vị Mục tử nhân lành. Đáp lại, Chúa Giê-su hứa sẽ chăm sóc và bảo vệ đàn chiên của Người. Do đó, nơi an toàn nhất của chúng ta chính là trong tay Chúa.

Reflections
1. The sheep recognize their shepherd by his voice. Can you hear Jesus' voice? In your daily life, how can you recognize and follow Jesus' voice among different voices around you? Do you think that you are safe in God's hands?
2. Jesus called us for the unity of the world. It is a dream which every one of us can help Jesus to realize. Think of your family, relatives, friends and people around you. Do you willingly want to help them to hear, answer and obey only one "shepherd?" Do you consider this calling as "a means for service" or as "a career?"
3. The image of the good shepherd remind us of the Church. Vatican II teaches "the Church is a shepherd, the sole and necessary gateway to which is Christ." Think of the many challenges the Church has to face in today's life and ask yourself what you can do to respond to the Church's call.
4. Contemplate Saint Paul's saying:
"The more clearly we see him,
the more deeply we know him,
the more we become like him."

Suy Niệm
1. Chiên nhận ra chủ nhờ tiếng nói của ông. Vậy bạn có thể nghe tiếng Chúa Giê-su không? Trong đời sống hằng ngày, làm sao bạn có thể nhận ra và nghe theo tiếng Chúa giữa những tiếng nói chung quanh bạn? Bạn có nghĩ là bạn đang an toàn trong bàn tay Chúa không?
2. Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta giúp thế giới hiệp nhất. Đó là giấc mơ mỗi người có thể giúp Người thực hiện. Bạn hãy nghĩ tới gia đình, người thân, bạn bè và những người chung quanh. Bạn có thực sự muốn giúp họ nghe, đáp lại và tuân phục một "một chủ chiên duy nhất" không? Bạn coi lời kêu gọi này như "một phương thế để phục vụ" hay như một "kế sinh sống"?
3. Hình ảnh mục tử nhân lành còn gợi cho chúng ta hình ảnh về Hội Thánh. Vatican II dạy "Hội Thánh là một chuồng chiên với cửa độc nhất và thiết yếu là Đức Ki-tô." Bạn hãy nghĩ về những thách đố Hội Thánh đang phải đương đầu hôm nay và hãy tự hỏi bạn có thể làm gì để đáp lại lời gọi của Hội Thánh.
4. Hãy chiêm niệm lời thánh Phao-lô:

"Càng thấy Người rõ hơn,
chúng ta càng biết Người sâu xa hơn,
và càng trở nên giống như Người hơn."

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH – Năm B
CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH

Cầu cho ơn thiên triệu Linh mục và tu sĩ
Lời Chúa: Cv 4,8-12; 1Ga 3,1-2; Ga 10,11-18


MỤC LỤC

1. Chủ chăn và đoàn chiên
2. Chúa chiên lành
3. Mục Tử Nhân Lành- ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
4. Mục tử nhân lành
5. Những con đường hy vọng – Rolland Dionne
6. Trục nhìn của chúng ta
7. Hiến mạng cho chiên
8. “Ta Là Mục Tử Tốt Lành” – Noel Quesson
9. Mục tử thật - mục tử giả
10. Ơn kêu gọi
11. Mục tử
12. Mục tử
13. Tốt lành
14. Chúa chiên lành
15. Tình yêu
16. Mục tử
17. Vị Mục tử nhân lành – JKN
18. Đức Giêsu, Vị mục tử nhân lành - Lm. Đan Vinh
19. Chú giải của Alain Marchabour
20. Chú giải của Noel Quesson
21. Chú giải của Fiches Dominicales

---------o0o--------

1. Chủ chăn và đoàn chiên

Chúa Giêsu muốn nói gì qua hình ảnh chủ chăn và đoàn chiên? Tôi xin thưa đó là sự gắn bó mật thiết.

Thực vậy, giữa chủ chiên và đoàn chiên có một sự gắn bó mật thiết với nhau thế nào, thì giữa Chúa Giêsu và những người được Chúa Cha trao cho Ngài cũng có một sự gắn bó mật thiết với nhau như vậy, bởi vì họ thuộc về Ngài và Ngài biết tên họ. Điều này cũng có nghĩa là Ngài biết tường tận từng người một với những ưu điểm và khuyết điểm, với những suy tư và tính toán, với những âu lo và khát vọng. Giữa Ngài và những người tin vào Ngài đã tạo nên được một sự cảm thông chân thành. Họ nhận ra tiếng Ngài và bước đi theo Ngài. Điều ấy không thể xảy ra cho những kẻ xa lạ.

Tất cả những sự kiện kể trên đều là những biểu hiện của tình yêu thương. Chúng ta không thể hồ nghi về những lời khẳng định của Chúa Giêsu, bởi lẽ Ngài đã chết để bảo vệ đoàn chiên của Ngài như một người mục tử tốt lành và nhân hậu. Ngài phán: Không ai yêu hơn người dám hy sinh mạng sống vì bạn hữu. Hay như thánh Phêrô đã viết trong: Chính Ngài đã gánh lấy tội lỗi chúng ta nơi thân xác của Ngài trên cây thập giá, để một khi đã chết cho tội lỗi, chúng ta sống cho sự công chính. Nhờ vết thương của Ngài, anh em đã được chữa lành. Xưa kia anh em như những con chiên lạc, thì giờ đây anh em đã trở về cùng vị mục tử, Đấng canh giữ linh hồn anh em.

Thế nhưng điều quan trọng hơn đó là mỗi người chúng ta phải làm gì và phải sống như thế nào, để được xứng đáng là những con chiên trong đoàn chiên của Chúa? Khi người chủ chăn đứng ngoài cửa và vên tiếng gọi, lập tức những con chiên nhận biết tiếng họ, chúng liền tụ lại quanh người ấy và bước đi theo sự hướng dẫn của người ấy. Và người ấy sẽ dẫn đoàn chiên của mình tới đồng cỏ xanh và tới dòng suối mát.

Với chúng ta cũng thế, là những con chiên trong đoàn chiên của Chúa, chúng ta phải biết nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Nhưng nhận ra tiếng Chúa mời gọi mà thôi chưa đủ, điều quan trọng hơn, đó là chúng ta còn phải tụ lại bên Ngài và bước đi dưới sự hướng dẫn của Ngài bằng cách thực thi những điều Ngài truyền dạy, bằng cách tuân giữ những giới luật của Ngài.

Bởi vì chỉ bước đi theo sự hướng dẫn của Ngài, chúng ta mới có thể đạt tới miền đất hứa là quê hương Nước Trời mà thôi.

2. Chúa chiên lành

Có một chàng sinh viên, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không chọn cho mình một ngành nghề chuyên môn, nhưng lại đi chăn cừu thuê. Anh cho biết: Mỗi ngày anh phải làm việc tới mười tám tiếng đồng hồ và làm tất cả bảy ngày trong tuần. Suốt thời gian ở trên núi, anh hoàn toàn cô đơn, chỉ bầu bạn với chú chó, chú ngựa và hai ngàn con cừu.

Mỗi tuần một lần, người ta đem đến cho anh thực phẩm, thư từ và đạn dược. Công việc của anh là làm sao giữ cho đàn cừu được ở chung một chỗ, dẫn chúng đến nơi có cỏ và có nước, đồng thời bảo vệ chúng khỏi thú dữ.

Anh kể: một buổi sáng nọ, có một nhóm cừu tự rời khỏi bày, thế là tôi phải bỏ tất cả thời gian để lần theo dấu vết của chúng. Ngay khi vừa mới tìm thấy, thì một cơn mưa bão ập xuống, khiến tôi và những con cừu vừa ướt lại vừa bị lạnh cóng suốt đêm.

Câu chuyện trên cho chúng ta thấy nghề chăn cừu thời nay thật là khó khăn và cực nhọc. Nhưng ngày xưa, khi chưa có súng đạn thì công việc của họ không chỉ cực nhọc mà còn rất nguy hiểm nữa.

Trong sách Samuel, Đavid đã trả lời cho nhà vua trước lúc giao tranh với Goliath như sau: Tâu bệ hạ, thần đã từng chăm sóc đàn cừu của phụ thân, bất cứ khi nào có một con sư tử hay một con gấu cướp đi một con cừu, thì lập tức, thần rượt theo và tấn công nó để cứu con cừu. Nếu con sư tử hay con gấu ấy quay vào tấn công thần, thần sẽ xông tới, chộp cổ họng và đánh nó cho đến chết. Thần đã giết nhiều sư tử và gấu. Thần cũng sẽ làm như vậy với tên Philitinh ngoại đạo này.

Từ những mẩu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin mừng hôm nay, trong đó Chúa đã nói: Ta là mục tử nhân lành, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên. Nói cách khác Chúa Giêsu chính là vị mục tử mà tiên tri Egiechiel đã loan báo: Ngài chăm sóc những con bơ vơ yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn và đi tìm những con bị lạc. Chúa Giêsu còn làm hơn thế nữa, Ngài tự hiến mạng sống cho đoàn chiên. Và từ cõi chết sống lại, Ngài đã chia sẻ vinh quang Phục sinh cho đoàn chiên của Ngài. Từ đó chúng ta hãy rút ra một vài điểm thực hành:

• Điểm thứ nhất, đó là hãy tỏ lòng biết ơn Ngài vì nhờ sự chết và Phục sinh, Ngài đã cứu chúng ta khỏi manh mối của thú dữ là ma quỷ và tội lỗi.

• Điểm thứ hai, đó là hãy bước đi dưới sự dẫn dắt của Ngài, nhờ vậy mà chúng ta chẳng bao giờ bị lầm đường lạc lối. Trái lại, cuộc đời chúng ta sẽ được bảo đảm an toàn, bởi vì như lời thánh vịnh cũng đã xác quyết: Chúa là Mục tử, Ngài dẫn lối chỉ đường cho con đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ non rợn đồng xanh con không bao giờ thiếu suối nước trường sinh con nghỉ uống no đầy.

3. Mục Tử Nhân Lành - ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Dân Do Thái là dân du mục. Cuộc đời họ gắn liền với đoàn vật và những đồng cỏ. Nên khi Đức Giêsu đưa ra hình ảnh người mục tử và đoàn chiên, người Do Thái hiểu ngay tức khắc. Đức Giêsu đã dùng hình ảnh quen thuộc ấy để nói lên mối liên hệ của ta với Người và của Người với ta. Người là Mục tử nhân lành. Ta là đoàn chiên của Người. Người lãnh đạo đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí, do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Khi yêu, trái tim trở nên vô cùng nhậy bén đến độ hiểu được hết những âm thanh của tâm hồn và tai người thường không nghe thấy, nhìn thấy hết những gì ẩn kín trong tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy, cảm nhận được hết những chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn mà không một nhà tâm lý học nào có thể cảm được. Khi Đức Giêsu nói: “Ta biết chiên Ta” có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta. Người không chỉ hiểu rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, mà còn thấu rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Đức Giêsu yêu thương ta nên Người quan tâm đến ta. Người biết rõ những nhu cầu của ta. Người chăm sóc ta. Có những tình yêu muốn chiếm hữu. Đó là thứ tình yêu ích kỷ. Có những chăm sóc khiến ta trở nên ấu trĩ, yếu ớt, không lớn lên được. Đó là thứ chăm sóc độc đoán ràng buộc. Đức Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhưng là để giúp ta trưởng thành. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên yếu ớt nhút nhát, nhưng là để giúp ta mạnh mẽ, tự tin. Vì thế, Nguơì cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh. Người đưa ta đến những đồng cỏ non, đến những giòng suối trong. Lương thực Người mang đến, đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.

Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hy sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu mến nhiều càng sẵn sàng hy sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Đức Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.

Hạnh phúc cho ta được là đoàn chiên của Người. Ta được an ủi vì Người hiểu ta. Ta an tâm vì Người hằng quan tâm chăm sóc ta. Ta sung sướng vì Người yêu thương đến nỗi chết vì ta.

Người muốn ta chia sẻ hạnh phúc ấy cho mọi người. Người muốn ta lớn mạnh để đến lượt ta, chính ta trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái. Thầy cô giáo là mục tử của học sinh. Giám đốc là mục tử của công nhân. Y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân. Anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ.

Nhưng đặc biệt hơn hết, Người muốn có những người tiếp tục công việc của Người, chăm sóc đời sống tâm linh nhân loại. Chính vì thế, Giáo Hội dành ngày hôm nay để cầu nguyện cho ơn kêu gọi làm linh mục. Nhìn tình hình chung trên toàn thế giới, và riêng trong Giáo phận, ta thấy còn thiếu rất nhiều linh mục. Giáo dân cần linh mục như bệnh nhân cần bác sĩ. Giáo dân cần linh mục như học sinh cần thầy cô giáo. Giáo dân cần linh mục như một người bạn sẵn sàng cảm thông, chia sẻ vui buồn trong đời sống và như một người bạn đồng hành giúp đỡ trong cuộc hành trình tiến về đời sau.

Hãy cầu nguyện cho có nhiều thanh niên sẵn sàng hiến thân làm linh mục. Hãy khuyến khích con cháu dâng mình cho Chúa, làm linh mục để phục vụ anh em. Nhất là hãy cầu nguyện cho các linh mục được trở nên những mục tử như Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, biết yêu thương phục vụ đoàn chiên, hiểu biết tâm tư tình cảm của từng người, quan tâm chăm sóc từng con chiên và sẵn sàng hy sinh bản thân vì lợi ích của đoàn chiên.

Lạy Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong khu phố, trong xã hội. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1- Đức Giêsu hướng dẫn đoàn chiên bằng cách nào? Bằng quyền lực hay bằng tình yêu thương?
2- Hãy kể ra những đặc tính của tình yêu của Đức Kitô.
3- Bạn có cảm thấy trách nhiệm là mục tử của mình không? Bạn đã đối xử với đoàn chiên của mình thế nào?
4- Bạn nghĩ gì về đời sống tu trì? Bạn có cầu nguyện cho cha Xứ của bạn không?

4. Mục tử nhân lành

Mục tử và đàn chiên trên đồng cỏ là một hình ảnh quen thuộc đối với người Palestine. Giữa người và chiên có một mối tương quan mật thiết. Ở đây Đức Giêsu tự ví mình như người mục tử.

Mục tử nhân lành khác với người chăn thuê, vì dám hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên, chứ không bỏ chiên mà chạy khi gặp sói dữ.

Hội Thánh là đoàn chiên của Đức Giêsu Kitô. Giữa Ngài và từng con chiên, có mối dây gắn bó. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Cha biết tôi và tôi biết Cha. Đây là cái biết sâu thẳm, cái biết hai chiều.

Chiên không phải là một con vật ngờ nghệch, thụ động. Chiên là hình ảnh của một ngôi vị tự do.

Vị Mục Tử gọi tên từng con bằng giọng quen thuộc. Chiên nghe tiếng của Ngài và đi theo. Như thế giữa Mục Tử và đoàn chiên có sự hiểu biết nhau sâu xa, nhận ra nhau dễ dàng, và một sự trân trọng quý mến nhau đặc biệt.

Sau Phục Sinh, Đức Giêsu đã giao cho Phêrô sứ mạng chăn dắt và chăm sóc đoàn chiên của Ngài. Sứ mạng này bắt nguồn từ một tình yêu. Yêu mến Ngài dẫn đến yêu mến đoàn chiên Ngài. Đức Giêsu là Mục Tử tối cao và gương mẫu.

Mọi mục tử khác chỉ là phụ tá giúp chăn dắt đoàn chiên của Ngài. Mọi mục tử phải noi gương Ngài, dám chết để cho chiên được sống.

Hội Thánh dành Chúa Nhật hôm nay để cầu cho ơn thiên triệu. Chúa Giêsu vẫn cần những người tiếp nối công việc của Ngài, để lo cho đoàn chiên trên thế giới. Các bạn trẻ khi lớn lên thường lập gia đình. Điều đó thật là tốt đẹp. Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn một số bạn trẻ ở bên Ngài cách đặc biệt để được Ngài sai đi. Họ chấp nhận hy sinh quyền được lập một tổ ấm, để có thể yêu mãnh liệt hơn và bao la hơn.

Tiếng gọi của Chúa vẫn vang lên ở ngay nơi lời nài xin của con người. Những người đói khát Lời Chúa, đói khát tình thương, đói khát bánh ăn, đói khát ý nghĩa cuộc sống. Khước từ tiếng kêu của con người là khước từ tiếng Chúa.

Chúa Giêsu mời các bạn trẻ nhìn thấy đám đông bơ vơ. Những người bệnh hoạn tật nguyền, những trẻ em đường phố, những người lầm lỡ, tự đặt mình ở bên lề xã hội... Thấy họ bằng trái tim và để cho tim mình đáp trả.

Tạ ơn Chúa đã cho Hội Thánh 408.024 linh mục (Niên giám Toà Thánh năm 2007). Nhưng đồng lúa chín vàng vẫn cần nhiều thợ gặt, tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn. Có thể chính bạn được Chúa bất ngờ mời gọi để đứng trong đội ngũ những người phục vụ đó!

Gợi Ý Chia Sẻ

• Bạn nghĩ gì về cuộc sống của các linh mục và tu sĩ ở vùng bạn sống? Các vị ấy đã làm gì và còn phải làm gì cho dân Chúa?
• Theo ý bạn, cuộc sống thực dụng hôm nay có làm cho ít người muốn đi tu không? Đi tu có phải là làm một việc khác thường hay bất thường không?

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con những linh mục có trái tim thuộc trọn về Chúa, nên cũng thuộc trọn về con người.

Xin cho chúng con những linh mục có trái tim biết yêu bằng tình yêu hiến dâng, một trái tim đủ lớn để chứa được mọi người và từng người, nhất là những ai nghèo khổ, bị bỏ rơi.
Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện, có tình bạn thân thiết với Chúa để các ngài giới thiệu Chúa cho chúng con.

Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện, có thể nuôi chúng con bằng tấm bánh thơm tho, tấm bánh Lời Chúa và Mình Chúa.

Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục có trái tim của Chúa, say mê Thiên Chúa và say mê con người, hy sinh đời mình để bảo vệ đoàn chiên và dẫn đưa chúng con đến với Chúa là Nguồn Sống thật.

5. Những con đường hy vọng – Rolland Dionne

Xưa kia, người ta đã cầu nguyện cho các ơn gọi, và lúc ấy môi trường Kitô thuận lợi cho các ơn gọi. Cha mẹ hãnh diện dâng con cái cho Chúa. Sự trung thành không bị nghi ngờ, người ta dễ dấn thân trọn đời. Không thiếu cách tuyên truyền để khơi dậy các ơn gọi. Ngày nay, người ta ít cầu cho ơn gọi hơn. Ơn gọi rất hiếm hoi. Các gia đình có ít con cái hơn. Những năm về sau này, nhiều trường hợp bỏ đời tu đã gây nên nghi ngờ đối với khả năng có thể triển nở trong việc phục vụ Chúa. Có bao nhiêu lý do giải thích sự thiếu hăng hái trong việc chiêu sinh.

Đâu là điều gì chúng ta phải quan tâm suy nghĩ trong ngày Chúa nhật cầu cho ơn gọi này? Đâu là những đường hướng cho tương lai? Người ta còn tin vào ơn gọi nữa không?

Đón tiếp giới trẻ

Chúng ta đều biết đến những vấn đề của các thế hệ. Ta biết tất cả những nỗi khó khăn mà giới trẻ gặp trong việc tìm chỗ đứng của mình. Tuy nhiên, ta cũng biết rằng tương lai của Giáo Hội là giới trẻ. Đó là một giới trẻ còn có khả năng sống quảng đại và dấn thân, nhưng đòi hỏi ta phải tin tưởng nơi họ. Trong các chuyến viếng thăm của Ngài, Đức Giáo Hoàng đã cho chúng ta một gương mẫu về sự tin tưởng nơi giới trẻ. Người lắng nghe họ. Ngài nói với họ: “Các bạn là Giáo Hội… Các bạn có chỗ đứng của các bạn trong Giáo Hội… Đừng chờ người ta cho bạn chỗ đứng ấy. Hãy nắm lấy nó…” Không đón tiếp giới trẻ như thế, làm sao có ơn gọi được?

Chứng tá của những người lớn

Từ vài năm nay, chứng tá đó mất đi giá trị bởi nhiều vụ cởi áo ra đi trong Giáo Hội của chúng ta. Giới trẻ đã trở thành người đa nghi. Ai lại liều mình dấn thân vào một cuộc sống không có hạnh phúc hoặc khó thể hiện chính mình.
Cách đây hai năm, một giám mục thành thật thú nhận với một vị khách rằng điều đã ảnh hưởng nhất đến các chủng sinh trẻ trong sự lựa chọn của họ, chính là niềm hạnh phúc giãi tỏa ra nơi cuộc sống của các linh mục cao niên. Một cuộc sống như thế vẫn là cách quảng cáo tốt nhất cho ơn gọi làm linh mục. Kẻ vui thích trong một bậc sống sẽ làm cho kẻ khác ưa thích bậc sống ấy.

Đồng hành với giới trẻ

Ngày xưa người ta săn sóc giới trẻ như một cây non. Người ta chăm nom cho sự phát triển của họ. Người ta ân cần lo toan cho họ. Họ lớn lên về sức lực và vẻ đẹp. Ngày nay, có bao nhiêu người trẻ sống trong cô đơn và trong những gia đình thiếu vắng tình thương, họ gần như cây thiếu nước và không khí, họ èo uột. Việc đồng hành với giới trẻ trở nên cần thiết. Họ cần gặp Chúa nơi một người đồng hành.

Tin vào những tiếng gọi của Chúa Giêsu

Chúa Giêsu tiếp tục gọi. Những lời mời gọi của Ngài cũng vẫn quyến rũ và đầy hứa hẹn cho tương lai. Chúng ta có quan tâm đủ để trình bày cho giới trẻ tương lai được chứa đựng trong những câu đáp đẹp đẽ của những kẻ Ngài đã gọi không? Câu đáp trả của Phêrô và Andrê em ông: “Và tức khắc, bỏ lưới, họ đi theo Ngài” (Mt 4,20). Câu đáp của Lêvi, người thu thuế: “Từ bỏ mọi sự, ông đứng dậy và theo Ngài” (Lc 5,28).

Chúng ta có trách nhiệm giới thiệu cho giới trẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa. Lời mời gọi này đã thu hút bao nhiêu người nam, người nữ vẫn còn có thể lôi cuốn giới trẻ.

Tin tưởng vào việc cầu nguyện

Việc cầu nguyện xem ra như là ít được thực hiện hơn xưa kia: “Hãy xin thì sẽ được”. Có lẽ tất cả những cuộc khủng hoảng mà chúng ta đã trải qua và những nẻo đường mới mẻ mà người ta phải tìm kiếm đều làm cho chúng ta quên cầu nguyện cho ơn gọi. Chúa nhật cầu nguyện cho ơn gọi nhắc nhở chúng ta về công việc cấp bách này.

6. Trục nhìn của chúng ta (Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)

Chúng ta khó biết được mức sâu đậm của chất “thực” ẩn dưới hình ảnh “chủ chiên” trong sự so sánh của Chúa Giêsu. Ngày nay không còn thấy cảnh những mục đồng hòa mình với đàn chiên nữa. Đám đông nghe Chúa giảng dạy có một não trạng thấm nhuần lịch sử tổ tiên họ. Abraham và những tổ phụ khác sống một đời du mục bị chi phối bởi sự tìm kiếm đồng cỏ gia súc, các ông sống giữa đàn chiên mình, biết rõ từng chiên một, và chiên cũng biết rõ chủ của chúng. Khi xưng mình là Chúa chiên lành, Chúa Giêsu biết rằng đám đông hiểu Người. Chúa đưa ra một sự so sánh hoàn toàn phù hợp với tâm lý thính giả. Nền văn mình chúng ta biết đến một loại bầy lũ khác, đó là bầy xe hơi vô trật tự, là lũ người đông như kiến trong các thành thị. Giả sử Chúa sống ở thế gian ngày nay, chắc hẳn là Người sẽ dùng một hình ảnh so sánh khác để nói với chúng ta, nhưng giáo huấn của Nguòi cũng sẽ như xưa mà thôi. Chúa Giêsu dạy chúng ta điều gì?

1) Trước hết, dạy chúng ta biết đến một sự hiện diện. Chúa hiện diện giữa thế giới như người chủ chăn sống lẫn với đàn chiên mình. Một trong những đặc tính của chủ chăn là tham gia đời sống đàn chiên, chủ và chiên nên như một: Chủ chiên không đứng ngoài đàn, nhưng dẫn đầu đàn chiên. Xuyên qua sự so sánh Chúa muốn cho người ta hiểu rằng Người có mặt trong nhân loại và dẫn dắt nhân loại. Không một ai ở bất cứ thời nào lọt ra ngoài cặp mắt cảnh giác chăm nom của Đấng muốn chăn dắt y tới chốn mà y sẽ tìm ra lương thực và an toàn. Lương thực cho tâm trí, cho trí tuệ và ý chí, cho cơ thể nữa –đó là mối quan tâm chiếu cố luôn luôn sẵn sàng của Chúa đối với con người ngày nay. Tuy nhiên muốn được chăm nom thì phải thỏa mãn một điều kiện: con người phải chấp nhận làm thành viên, nhất là do đức tin, của “bày chiên” mà Đức Kitô là Chúa chiên lành.

2) Ta biết chiên Ta… như Cha biết Ta. Ở đây chúng ta vào một lĩnh vực của linh hồn trong đó ẩn náu cái nhu cầu sâu kín nhất của con người. Thật vậy, bởi đâu con người đau khổ nhất? Đau khổ vì cảm thấy mình cô đơn: Không một tình thương mến nào, không một trực giác nào, không một sự chăm sóc nào có thể đi vào tâm khảm của bản thể chúng ta. Trong lương tri chúng ta có một trung khu, nơi đây không một ai (kể cả chính ta nữa) được quyền vào sâu, và ở trong trung khu đó, chúng ta cảm thấy lẻ loi cô quạnh. Những ngành khoa học nhân văn, nhất là khoa tâm lý học, cố gắng tìm hiểu những cơ chế âm u của vô thức. Cho dù những khoa đó đạt được kết quả thì vẫn còn đó cái lối cá biệt không sao phân tích được, trong cái nhân ấy con người cảm thấy vấn đề của mình –với số mệnh mình. Con người đau khổ và không được ai hiểu biết mình đến tận cùng nội tâm.

Thế mà, này đây Chúa nói Chúa hiểu biết con người như Cha hiểu biết Con. Như Cha biết Ta, nghĩa là Chúa biết rõ con người bằng một sự hiểu biết trực tiếp vào sâu tới chỗ tận cùng tâm khảm giữa Cha và Con có một sự hiểu biết tương giao toàn diện, hiểu tới tận cùng. Chúa hiểu biết tới đáy lòng con người. Chúa làm cho con người hết lẻ loi. Nếu tôi tự hỏi lòng thì tôi biết rằng có một Đấng biết rõ tâm khảm tôi, vào sâu trong tôi, hiểu tôi, và –đây là một niềm an tâm tuyệt đỉnh- Người xét đoán tôi, không phải để lên án, nhưng là để cứu vớt tôi, vì Người thương tôi.
Có một hệ quả (trong số biết bao hệ quả): chúng ta có nhậy cảm không, đối với nỗi cô đơn của những người anh em ở quanh ta? Họ sẽ cảm thấy được chúng ta hiểu biết họ đôi chút, do đó thấy vơi đi được một ít nỗi buồn lẻ loi cô quạnh. Nếu như chúng ta cố hiểu họ như Chúa hiểu họ, nghĩa là nếu chúng ta đứng vào đúng trục nhìn của đôi mắt yêu thương Chúa Giêsu hướng thẳng về họ.

7. Hiến mạng cho chiên (Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Tháng 3 năm 1980 Đức cha Rômêrô, Tổng Giám Mục San Salvador ở Trung Mỹ đã cương quyết lên tiếng phản đối chính phủ vi phạm nhân quyền, vì đã ủng hộ giới địa chủ và đại tư sản áp bức bóc lột nông dân. Người dân ở đây tuyệt đại đa số là người Công Giáo (98%). Đức cha đã đứng về phía nông dân để bênh vực quyền lợi cho họ, dù biết rằng hành động của ngài có thể đưa ngài đến chỗ bị cầm tù và cái chết nữa. Nhưng, giống như Chúa Giêsu, Người Mục Tử nhân lành, Ngài sẵn sàng hiến mạng sống cho đàn chiên được sống và sống dồi dào, vì tin rằng đó là thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.

Ngày 24/3/1980, một tay súng bắn thuê đã hạ sát Đức cha Rômêrô trong lúc ngài đang cử hành Thánh Lễ với giáo dân, đàn chiên của Giáo phận ngài chăm sóc.

Ngày xưa, ở Palestin, đề tài người mục tử xả thân cho đàn chiên là một nguồn hứng khởi cho các văn sĩ Kinh Thánh, khiến họ mô tả Thiên Chúa như một Mục Tử. Thiên Chúa đã xả thân cho Israel không khác gì người mục tử, vì thế tác giả Thánh Kinh đã hát lên:

“Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi,
Tôi chẳng thiếu thốn gì…
Dầu qua lũng âm u,
Tôi sợ gì nguy khốn,
Vì có Chúa ở cùng..”

Từ đó các nhà lãnh đạo tôn giáo của Israel thay mặt Chúa ở trần gian, cũng được ví như các vị mục tử. Tiếc thay, theo thời gian, vai trò lãnh đạo tôn giáo của Israel đã bị thoái hoá. Vào thời kỳ ấy, Ngôn sứ Ezekiel đã nhân danh Chúa cảnh cáo các vị mục tử này: “Hỡi các mục tử của Israel, các ngươi đã bị băng hoại rồi: các người chỉ biết lo cho bản thân mình chứ chẳng hề nghĩ đến đàn chiên. Các ngươi chẳng chăm sóc những con yếu đuối, chữa lành những con bệnh tật, băng bó những bị thương tích, dẫn về những con lạc đường, hoặc tìm kiếm hững con lạc mất. Vậy hỡi các chủ chăn, hãy nghe đây, Ta, Vị Chủ Tế Tối Cao, Ta tuyên bố rằng… Ta sẽ tách đàn chiên ra khỏi các ngươi… Ta sẽ giao đàn chiên cho một Vị Vua, giống như Đavít, tôi tớ Ta để làm Mục Tử và Người ấy sẽ lo lắng chăm sóc cho đàn chiên” (Ez 34,2-4,9-10.23).

Chúng ta phải đọc Tin Mừng hôm nay trong bối cảnh này. Chúa Giêsu nói: “Tôi chính là người mục tử nhân lành, sẵn sàng hy sinh mạng sống vì đàn chiên… Chúng sẽ nghe tiếng Tôi và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên”. Nói cách khác, Chúa Giêsu chính là nhân vật mà Ngôn sứ Ezêkiel đã tiên báo. Giống như Đavít, người Mục Tử nhân lành, Ngài chăm sóc những con chiên yếu đuối, bơ vơ, chữa lành những con bệnh tật và tìm kiếm những con lạc đường. Hơn nữa, Ngài hiến mạng sống cho đàn chiên của Ngài. Lại còn hơn thế nữa, Ngài đã sống lại từ cõi chết và chia sẻ sự sống Phục Sinh của Ngài cho đàn chiên. Đây chính là điều Thánh Gioan đã nói trong bài đọc 2 hôm nay: “Nhờ sự chết và sống lại của Chúa Kitô, không những chúng ta được ơn tha thứ tội lỗi, được cứu thoát mà còn được nên giống như Thiên Chúa, được đồng vinh quang với Thiên Chúa nữa”. Và trong bài đọc 1, Thánh Phêrô cũng quả quyết trước công nghị: “Không có Đấng Cứu Độ nào khác ngoài Đức Giêsu. Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất, vì dười bầu trời này, ơn cứu độ không gặp được ở một ai khác”.

Như thế, nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, chúng ta hiểu được ý nghĩa của dụ ngôn người Mục Tử nhân lành một cách sâu xa hơn: Chúa Kitô đã chết và đã sống lại, ngài đã cứu chúng ta là đàn chiên của Ngài khỏi phải chết. Ngài đang hiện diện giữa thế giới chúng ta để tập họp chúng ta lại thành một đàn chiên của Ngài và ban cho chúng ta sự sống đời đời, để chiên của Ngài nghe tiếng Ngài, đi theo Ngài, thì “ không bao giờ phải diệt vong, không ai có thể giựt khỏi tay Ngài được”(Ga 10,28).

Chúa Nhật hôm nay được chọn làm ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục, Tu sĩ. Cầu nguyện và hoạt động để có nhiều, có thêm số các mục tử. Làm mục tử là chăn dắt với Chúa Kitô, phụ một tay cho Chúa Kitô, chia sẻ công việc chăn dắt của chính Chúa Kitô. Chỉ có Chúa Kitô là Mục Tử nhân lành duy nhất, còn các mục tử khác chỉ là thay mặt Ngài mà chăn dắt đàn chiên của Chúa. Hơn nữa người mục tử vẫn là chiên của Chúa Kitô, cũng phải được chính Chúa Kitô chăn dắt. Như thế, không phải chỉ có các giám mục, linh mục mới là mục tử, nhưng mọi tín hữu cũng là “mục tử” theo gương người Mục Tử nhân lành là Chúa Kitô, vì Ngài đã trao phó trách nhiệm chăn dắt đàn chiên cho chúng ta, cho từng người tín hữu trong phạm vi, trong lãnh vực của mình. Dù là giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ hay giáo dân, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về những người chung quanh, và do đó, chúng ta là “mục tử” trong mức độ trách nhiệm của chúng ta: cha mẹ có trách nhiệm với lợi ích thể xác và tinh thần của con cái; các thành viên trong gia đình có trách nhiệm với nhau. Các thầy, cô có trách nhiệm với các học sinh ở trường, lớp. Các viên chức từ xã đến chủ tịch hay tổng thống đều có trách nhiệm nặng nề với nhân dân. Cũng thế, cha sở có trách nhiệm vơí mọi người trong họ đạo, gồm cả người chưa tin, người trễ nãi, người bỏ đạo. Các tu sĩ nam nữ phụ trách các cộng đoàn lớn nhỏ đều có trách nhiệm với các thành viên của cộng đoàn và các thành viên của cộng đoàn giáo xứ, dòng tu, cũng có trách nhiệm với nhau. Đức Giám Mục cũng có trách nhiệm với mỗi người trong giáo phận của ngài. Đức Giáo Hoàng có trách nhiệm trên toàn thế giới. Trách nhiệm vô cùng nặng nề!

Và vì là mục tử, chúng ta phải biết đến nhu cầu của người khác. Biết nhìn, biết chăm lo, biết dấn thân phục vụ đến độ sẵn sàng thí mạng sống cho anh em theo gương người Mục Tử nhân lành, như Đức Tổng Giám Mục Rômêrô đã hiến mạng sống cho giáo dân trong Giáo phận San Salvador của ngài. Với ý thức trách nhiệm mục tử, người tín hữu không còn sống cho riêng mình nữa, không còn được phép mưu lợi cho cá nhân mình nữa. Là Kitô hữu, linh mục, tu sĩ hay giáo dân, tôi phải là mục tử, tôi phải chăn dắt đàn chiên Chúa giao phó cho tôi: gia đình tôi, cộng đoàn tôi, giáo xứ tôi, giáo phận tôi, đồng nghiệp, đồng bào tôi. Có hoàn thành trách nhiệm chăn dắt theo ý Chúa, tôi mới tìm được hạnh phúc đích thực hoàn toàn.

Anh chị em hiệp ý với toàn thể Giáo Hội, chúng ta hãy cầu xin cho các kitô hữu thực sự là đàn chiên của Chúa, đồng thời là mục tử theo gương Chúa Kitô, trong khi thi hành chức vụ của mình, và cho Giáo Hội có thêm nhiều người biết dấn thân theo lời mời gọi của Chúa, trở nên những mục tử nhiệt thành, biết quên mình phục vụ đàn chiên. Với tâm tình này, chúng ta dâng Thánh Lễ như tiến vào đồng cỏ xanh tươi, suối nước mát trong, để được nuôi dưỡng bằng chính Mình Máu Chúa Kitô và được hạnh phúc sống dưới sự chăn dắt chở che của Ngài.

8. “Ta Là Mục Tử Tốt Lành” – Noel Quesson

“…Người mục tử tốt lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên”.

Trên một tờ báo y học ở Achentina, bác sĩ Gioan Coóctê (Jean Cortez) đã kể một trường hợp đặc biệt chính ông chứng kiến. Ông chữa bệnh cho một bé gái tên là Angien. Bé Angien bị ung thư bao tử, một bệnh ít khi xảy tới cho người trẻ tuổi. Sau mấy lần giải phẫu và điều trị đủ cách, ông đành báo tin buồn cho bà mẹ rằng ông chịu bó tay, bé Angien đã chết.

Mẹ em bé, bà Maria gần như hoá điên trước tin này. Bà không cho ai đụng tới thi thể con gái và quì cầu nguyện lâu giờ bên giường em. Bác sĩ Cortez nghe bà cầu xin Chúa để bà chết thay cho con. Ông rất cảm động, làm hiệu cho mọi người ra ngoài để bà mẹ một mình với con. Lúc trở lại, ông bỡ ngỡ thấy em Angien đứng bên giường, dáng vẻ rạng rỡ khoẻ mạnh. Còn bà mẹ gục đầu trên giường và thều thào với bác sĩ Cortez: Thưa bác sĩ, Chúa đã nhận lời tôi. Bác sĩ Cortez cho làm mọi loại thử nghiệm và thấy em Angien đã hoàn toàn khoẻ mạnh không còn dấu vết đau ốm nào. Còn bà Maria thì đang hấp hối vì bệnh ung thư bao tử, căn bệnh mà con gái bà đã mắc từ hai năm nay. Các thân nhân xúm quanh bà mẹ, an ủi bà và hứa chăm sóc bé Angien chu đáo. Vài giờ sau, bà tắt thở. Bác sĩ Gioan Coóctê kết luận: “Tôi không thể giải thích chuyện này vì rõ ràng em bé đã chết. Một nguồn lực siêu nhiên đã chứng giám và can thiệp vào tình mẫu tử mạnh mẽ của bà mẹ”.

Tình mẫu tử khiến bà Maria sẵn sàng chết thay con. Người ta lý giải cường độ mạnh mẽ của tình mẫu tử là vì chính bà mẹ đã chia sẻ cuộc sống cho con. Hai mẹ con dường như chỉ có một sự sống duy nhất. Và Chúa Giêsu đã muốn dùng hình thức sự sống này để diễn ta mối liên kết giữa Chúa với mọi người chúng ta. Người diễn tả ý này bằng nhiều cách: “Ta là bánh sự sống; Ta là ánh sáng thế gian; Ta là cửa; Ta là Mục tử nhân lành; Ta là cây nho; Ta là sự sống lại và là sự sống”. Còn chúng ta là con người được nuôi dưỡng bắng bánh sự sống, chúng ta là chiên, là cành nho, được thông ban sự sống của Chúa. Vì thế, Người sẵn sàng chết để cứu độ chúng ta.

Lời lẽ của Chúa hoàn toàn khác biệt với bất cứ một người sáng lập học thuyết, tôn giáo nào. Kiểu nói làm ta nghĩ tới Thiên Chúa, Đấng mạc khải tên mình cho Môi-sê; Đấng đã phán từ bụi gai bừng cháy; Ta là Đấng tự hữu.

Danh hiệu Người Mục tử đã thành cổ điển trong mọi nền văn hoá Đông phương. Chúa là Mục tử chân chính, khác hẳn những người chăn thuê, làm mướn. Vì chỉ có Mục tử chân chính mới sẵn sàng hiến mạng vì chiên. Chúa đã thực hiện điều này để chúng ta thấy rõ Tình Yêu của Người, thấy rằng Chúa là Mục tử duy nhất chân thực, vị Mục tử nhân lành đã hy sinh mọi thứ vì đàn chiên, kể cả tài sản quý hoá nhất, đó là mạng sống mình, nhất nữa đó lại là mạng sống của Chúa, mạng sống mà Chúa tự nguyện hy sinh. Cái chết của Chúa không phải bất ngờ, không phải chịu thua bạo lực, nhưng là một hiến ban hoàn toàn ý thức và tự do. Chúa chết như một hành động yêu thương… Một Tình Yêu tột đỉnh (Ga 13,1; 15,13)

Chúa là Mục tử thực, Chúa biết rõ các chiên và các chiên biết Chúa. Hiểu biết này không phải chỉ là nhận thức, nhưng là thấu hiểu, là chia sẻ cuộc sống. Một hiểu biết ở mức độ chặt chẽ nhất, cao thượng nhất: Như Cha biết Ta và Ta biết Cha. Tình thân giữa Chúa với những người được Chúa cứu chuộc bằng cái chết của Người cũng chính là tình thân mật giữa các ngôi vị Thiên Chúa, và chúng ta được thông hiệp trong sự sống, trong tình yêu của Thiên Chúa cao cả.

Kinh Thánh dùng từ ngữ đoàn chiên để nói về dân Israel: Chúa Giêsu đã mở rộng từ này tới một giới hạn vô tận: Ta còn nhiều chiên khác ngoài đàn, Ta phải đem tất cả về, và sẽ chỉ còn một đoàn chiên, một Mục tử. Chúng ta có sứ mệnh cùng Chúa thực hiện mục tiêu của tình yêu lớn lao cao cả đó.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con là những người cộng tác với Chúa, được chu toàn nghĩa vụ loan báo Tin Mừng cứu độ cho cả những chiên ngoài đàn như lòng Chúa ước mong.

9. Mục tử thật - mục tử giả (Suy niệm của Lm. Tạ Duy Tuyền)

Xã hội hôm nay thật lắm chuyện thị phi! Cuộc đời cứ như: "Vàng thau lẫn lộn". Hàng thật hàng giả đã khó phân biệt mà người tốt, người xấu càng khó phân biệt hơn. Có những mặt hàng giả mà như thật. Có người phải ngậm đắng nuốt cay khi bỏ tiền mua hàng thật nhưng lại phải lấy đồ giả. Có người vì cả tin nghe người nên bị lừađến thân bại danh liệt. Kẻ bị lừa tình mà ôm hận suốtđời. Kẻ bị lừa tiền mà tan hoang cửa nhà. Có kẻ giảnhân giả nghĩa để đánh lừa đồng loại và vun quén cho bản thân. Kẻ thất đức lại sống trên nhung lụa. Người công chính phải tù tội lầm than vẫn còn đó trong kiếp người hôm nay. Đó là kết quả tất yếu của chủ nghĩa thực dụng. Đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích tập thể. Con người lấy mình làm trung tâm nên mọi sự đều quy về mình. Tìm hạnh phúc cho mình. Tìm vinh danh cho mình. Vì hạnh phúc của mình nên sẵn sàng bỏ rơi đồng loại, cho dù đó là cha, là mẹ, cho dù đó là vợ chồng hay con cái. Sự thật phũ phàng đó đang là căn bệnh trầm kha của xã hội hôm nay.

Có biết bao cha mẹ đã đang tâm giết các thai nhi vì sợ đứa con sinh ra sẽ thêm phần ăn, thêm gánh nặng cho gia đình. Có biết bao vợ chồng đã đứt gánh giữa đường chỉ vì một mối tình riêng, một quan hệ bất chính. Có biết bao người con đã bỏ rơi cha mẹ trong đói khổ, già yếu, bệnh tật vì còn phải lo cho chính bản thân mình.

Xem ra thế giới hôm nay đang thiếu dần hai chữ hy sinh. Không có hy sinh làm sao có ân nghĩa. Không có ân tình, ân nghĩa, nên người ta đâu cần hy sinh và đối xử tốt với nhau. Câu chuyện "Anh phải sống" của Khái Hưng không còn là văn học phản ánh hiện thực xã hội hôm nay nữa! Nó chỉ còn là huyền thoại, một dĩ vãng đã qua.

Chuyện kể rằng: có hai vợ chồng trẻ đi đốn củi vào mùa nước lũ. Chiều tối, khi trở về họ đặt củi trên chiếc thuyền lan mong manh, nhỏ bé để xuôi theo dòng nước trở về. Thình lình một dòng lũ từ những sườn núi ồ ạt tuôn xuống dòng sông, tạo thành một dòng xoáy mỗi lúc một mạnh khiến chiếc thuyền lan nhỏ bé của họ bể vỡ tan tành. Người chồng cố níu kéo vợ khỏi bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng dòng nước xoáy mỗi phút giây trôi qua lại ồ ạt và mạnh mẽ. Sức lực của chồng xem ra càng đuối dần khi phải gồng mình để thoát thân và cứu vợ. Người vợ thấy sức chịu đựng của chồng đã cạn kiệt, nên đành buông tay ra để mặc cho dỏng nước lũ cuốn trôi, chỉ kịp gào thét trong mưa giông và nước lũ: "anh phải sống đểnuôi nấng đàn con".

Tác phẩm "Anh phải sống" đã một thời đi vào lòng người, vì nó phản ánh quá trung thực về tình yêu của những con người dám hy sinh cho gia đình, cho xóm ngõ, cho dân tộc. Nhưng xem ra, tác phẩm này không còn chỗ đứng trong xã hội hôm nay. Vì giá trị con người hôm qua được đo bằng tấm lòng biết xả thân vì đồng loại, biết quên mình vì giađình, vì dân tộc, còn giá trị của con người hôm nayđược cân nhắc bằng tiền bạc và địa vị. Người càng có lắm tiền nhiều của càng được kính trọng, nể vì. Người càng có địa vị cao càng có nhiều kẻ hầu người hạ. Có mấy ai dùng quyền để phục vụ vô vị lợi cho tha nhân? Có mấy ai dùng tiền để mua lấy tình bạn? Thế giới đã đổi thay! Cách sống cũng đổi thay. Con người chạy theo lợi nhuận. Mọi quan hệ, mọi việc làm đều được căn nhắc thiệt hơn. Vì quyền lợi của mình mà bỏ rơi đồng loại. Vì lợi ích của mình mà chà đạp lên danh dự, nhân phẩm người khác. Lòng đại nghĩa hy sinh đã bị chôn vùi khi đặt quyền lợi mình trên lợi ích của anh em.

Lời Chúa hôm nay cho chúng ta cái nhìn tương phản của hai loại mục tử. Mục tử thật và mục tử giả. Mục tử thật luôn hết mình vì đàn chiên. Mục tử giả chỉ lo vun quén cho bản thân. Mục tử thật thì hy sinh cho đàn chiên. Mục tửgiả chỉ đến để xén lông chiên. Mục tử thật luôn tìm kiếm nguồn nước và đồng cỏ xanh tươi cho đàn chiên nođầy. Mục tử giả chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chính bản thân mình. Họ sống hưởng thụ, lười biếng và thiếu trách nhiệm đến sự sống còn của đàn chiên. Chúa Giê-su đưa ra khuôn mẫu mục tử nhân lành là chính Chúa. Cả cuộc đời không tìm an nhàn cho bản thân. Ngài dong duổi gió bụi đểtìm từng con chiên lạc đưa về ràn. Vì sự sống của đàn chiên, Ngài sẵn sàng đối phó với sự dữ để bảo vệ đàn chiên. Ngài đã chấp nhận cái chết để đàn chiênđược sống.

Đó cũng là mẫu gương cho mỗi người chúng ta. Mỗi người chúng ta đều là mục tử của Chúa khi chúng ta có nhiệm vụchăm sóc, bảo vệ anh em mình. Mỗi người chúng ta đều phải có trách nhiệm trước sự an nguy của đồng loại. Mỗi người chúng ta đều có bổn phận đẩy lùi sự dữ đang hoành hành trong môi trường sống của chúng ta. Không aiđược phép bàng quan trước sự dữ dang bủa vây gia đình, xóm làng của mình. Không ai được phép vô trách nhiệm trước bữa no bữa đói của cha mẹ, con cái hay hàng xóm láng giềng. Nếu mỗi người chúng ta đều biết sống có trách nhiệm với anh em thì giòng đời này sẽ bớt đi những trái ngang, sẽ vơi đi những giọt nước mắt buồn đau, tủi hờn. Nếu mỗi người chúng ta đều biết đưa vai gánhđỡ gánh nặng cho anh em, và biết dùng đôi vai làm điểm tựa nâng đỡ anh em, thì cuộc đời này sẽ là một thiênđàng mà con người đang hưởng nếm những giây phút ngọt ngào nhất của tình người, của hạnh phúc yêu thương.

Đây cũng là điều kiện để có được sự sống trường sinh. Vì "ai giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sống muôn đời.

Nguyện xin Chúa Giê-su mục tử luôn phù hộ nâng đỡ và giúp chúng ta biết sống hiến thân mạng sống vì anh em. Amen.

10. Ơn kêu gọi

Hôm ấy thánh Phêrô và Gioan bị điệu đến trước tòa án Do Thái vì những tội trạng như đã chữa lành cho một người què, đã rao giảng danh Đức Kitô cho dân chúng, khiến nhiều người nghe lời giảng mà tin theo, để rồi trở nên những con chiên trong đàn chiên của vị mục tử duy nhất là chính Đức Kitô.

Tuy nhiên, để họ được nghe tiếng Ngài, thì phải có những người được sai đi rao giảng, như Phêrô và Gioan mà tôi vừa nhắc đến.

Phải cần thật nhiều những vị tông đồ đi rao giảng thì nhân loại này mới thực sự trở nên một đoàn chiên dưới quyền dẫn dắt của một chủ chiên. Vì thế, nhân ngày ơn thiên triệu hôm nay, trước hết phải là ngày cầu nguyện và hành động để có thêm, thêm nữa số các tông đồ.

Nếu như con người thời nay không muốn lắng nghe Tin Mừng thì lại càng cần phải có nhiều người đi rao giảng, để ở mọi nơi và trong mọi lúc, Tin Mừng được trình bày dưới mọi góc cạnh cho mọi người, để rồi không ai nói được rằng mình chẳng hề được nghe nói về Tin Mừng ấy.

Tuy nhiên, đông số tông các tông đồ mà thôi chưa đủ, điều cần thiết là phải có những tông đồ hội đủ tư cách và khả năng, mà Phêrô hôm nay là những tấm gương sáng ngời. Ông không ngừng rao giảng khi được thong dong, trước đám đông dân chúng đang ngạc nhiên và ngưỡng mộ vì phép lạ người què vừa mới được chữa lành. Hơn thế nữa, ông còn rao giảng hùng hồn và dạn dĩ khi đứng trước tòa án Do Thái, trước những vị đầu mục của dân chúng. Nếu chúng ta có nói rằng ông đang hiến mạng sống mình vì đoàn chiên, thật cũng chẳng sai. Cứ thử so sánh phiên tòa hôm nay với phiên tòa xét xử Chúa Giêsu mà xem, chúng ta sẽ thấy có những điểm thật giống nhau.

Trước đây người ta hỏi Chúa Giêsu: Ông lấy quyền gì mà làm như vậy. Còn bây giờ người ta cũng hỏi các ông: Bởi quyền phép nào hay nhân danh ai mà các ngươi đã làm những điều ấy. Tòa chỉ chờ họ thưa: nhân danh Chúa Giêsu, để khép tội, vì thưa như vậy là coi Đức Kitô là Thiên Chúa. Đó cũng chính là tội trạng của Chúa Giêsu vì dám tự xưng mình là Con Thiên Chúa.

Nếu Đức Kitô đã không sợ chết, thì các môn đệ của Ngài cũng không sợ phải hiến mạng sống mình. Các ông tuyên xưng một cách mạnh dạn Đức Kitô là Đấng Cứu Thế. Vụ án của Ngài đã được nói trước trong Kinh Thánh, vì Ngài chính là viên đá bị thợ xây loại bỏ, lại trở thành viên đá góc xây nên đền thờ Thiên Chúa.

Phêrô và Gioan là những tông đồ sẵn sàng hiến mạng sống mình vì danh Đức Kitô, để giống như Ngài và kết hợp với Ngài trong mầu nhiệm cứu độ, tiếng các ông đã vang vọng, để rồi đã được lắng nghe, đã được đón nhận và đã thôi thúc được nhiều người đã trở về trong đoàn chiên của Chúa.

Tóm lại trong ngày cầu nguyện cho ơn kêu gọi, chúng ta hãy kêu xin Chúa sai thêm thợ gặt đến đồng lúa của Ngài, nhưng đồng thời phải là những thợ biết gặt, phải là những mục tử dám hy sinh vì đoàn chiên, để nhờ đó qui tụ được những con chiên còn lạc đường vào một đoàn chiên và dưới sự dẫn dắt một chủ chiên duy nhất mà thôi.

11. Mục tử

Chúa nhật thứ IV mùa Phục Sinh được gọi là Chúa nhật Đấng Chăn Chiên nhân lành. Vì thế, toàn bộ lời Chúa hôm nay đều xoay quanh chủ đề này. Mục tử, tức là người chăn chiên, là hình ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái du mục ngày xưa nói riêng, và cả xã hội Do Thái cho tới thời Chúa Giêsu nói chung. Vì vậy, suốt thời Cựu ước, hình ảnh người chăn chiên trở thành một trong những biểu tượng phong phú và sống động nhất, được dùng để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Họ như một đoàn chiên riêng của Thiên Chúa, được Người nuôi nấng, chăn dắt, săn sóc đặc biệt. Và bây giờ, Chúa Giêsu áp dụng hình ảnh đó cho chính Ngài và đoàn chiên của Ngài là chúng ta. Chúng ta thấy Chúa dùng hai hình ảnh: người chăn chiên thuê và người chăn chiên tốt lành để so sánh và diễn tả cho mọi người biết Ngài là người chăn chiên thật, là mục tử tốt lành. Thế nào là một mục tử tốt lành? Chúng ta có thể tóm tắt trong hai điều: biết các con chiên của mình và ân cần săn sóc chúng. Chúa Giêsu là một chủ chăn tốt lành vì Ngài có đầy đủ và hoàn toàn hai yếu tố đó.

Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành của chúng ta vì Ngài biết chúng ta. Một người chăn chiên chuyên nghiệp biết số chiên trong bầy có bao nhiêu con. Họ biết từng con một, về ngày sinh tháng đẻ, để có thể xén lông hay gây giống. Họ có tên gọi cho từng con, biết bệnh tật từng con để cứu chữa: con nào hay bị lạnh, con nào cận thị, con nào hay lạc bầy ăn rong, hơn nữa, có khi họ còn chụp hình, ghi sổ từng con mỗi năm và cân ký hàng tháng.

Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh đó áp dụng cho Ngài như Ngài đã tuyên bố: “Tôi biết chiên của tôi”, và Ngài còn quả quyết sự hiểu biết của Ngài đối với mỗi người cũng như sự hiểu biết giữa Ngài với Cha Ngài: “Tôi biết chiên tôi như Cha tôi biết tôi và tôi biết Cha tôi”. Thực vậy, Ngài biết từng con chiên, Ngài biết chúng ta là những nhân vị, là những tín hữu, là những người có tính tình thế nào, dòng máu huyết thống ra sao. Ngài biết chúng ta hơn chúng ta biết mình. Ngài thấu suốt tư tưởng, ước mơ, lời nói, việc làm, dự định, khuynh hướng tốt xấu của chúng ta. Ngài biết rõ từng người: ai là con chiên tốt, trung thành, ngoan đạo; ai là con chiên ghẻ, lười biếng, khô khan, phản bội. Tóm lại, không ai có thể lẩn trốn khỏi mắt Chúa, bất cứ sự gì, dù thầm kín hay bí mật đến đâu, Chúa cũng biết hết.

Rồi Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành đích thực của chúng ta, vì Ngài ân cần săn sóc chúng ta. Thực vậy, Chúa hằng ở bên săn sóc từng người chúng ta, dù chúng ta không quan tâm đến, như cá sống dưới nước, dù không để ý tới nước, nơi nó bơi lội, nhưng không có nước, nó sẽ chết. Chúa biểu lộ tình yêu đặc biệt đối với những ai mang thương tích linh hồn. Ai trong chúng ta đã không nhiều lần nghe những câu chuyện Tin Mừng tỏ rõ lòng ưu ái của Chúa, như chuyện đứa con hoang đàng, chuyện Giakêu hối cải, chuyện người đàn bà ngoại tình, chuyện người trộm lành trên thập giá, và tột đỉnh của tình yêu này là tự hiến mình cho đoàn chiên. Quả thực, cả một đời tận tụy, hy sinh, giảng dạy và ban ơn, Chúa chưa cho là đủ, Chúa còn muốn thực hiện đặc tính sau cùng của một chủ chăn tốt lành là chết vì con chiên và cho con chiên, để minh chứng lời Ngài đã nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn, cao quý hơn là chết cho người mình yêu”.

Chúa Giêsu tự xưng mình là mục tử tốt lành và Chúa đã hành động xứng tước vị đó, thì đoàn chiên cũng phải biết đối xử sao cho xứng đáng. Vật không lý trí còn biết bổn phận mình với chủ chăn, thì chúng ta, vật có linh tính, càng phải đền đáp sao cho xứng tình ưu ái của Chúa chiên vô cùng nhân hậu ấy. Vậy bổn phận của chúng ta là gì?

Chúng ta phải suy tôn Chúa là chủ chăn chúng ta bằng lòng tin tưởng và yêu mến. Nhưng suy tôn không phải chỉ ngoài miệng mà phải suy tôn Chúa trong đời sống, trong công ăn việc làm, trong sự đối xử với người chung quanh, và làm chứng nhân cho Chúa. Rồi chúng ta phải tín nhiệm vào Ngài. Con cái tín nhiệm cha mẹ, tôi tớ tín nhiệm vào chủ, chúng ta càng phải biết tín nhiệm vào Chúa hơn. Sau cùng, chúng ta phải biết nghe lời Chúa. Một con chiên ngoan bao giờ cũng biết tuân ý chủ. Luôn vâng theo ý Chúa và sống theo lời Chúa là làm hài lòng Chúa nhất, giống như con cái tuyệt đối vâng lời cha mẹ vậy.

Có lẽ những điều trên chúng ta đều biết cả, nhưng biết mà không đem thực hành là biết uổng. Chúng ta hãy kiểm điểm xem thái độ và hành động của chúng ta đối với Chúa, chủ chăn của chúng ta thế nào? Thành thực mà nói: chúng ta không chối Chúa ra mặt, nhưng chúng ta hay xâm lấn một số quyền lợi của Chúa. Chúng ta chỉ công nhận Ngài là chủ chăn, là Chúa trong vài hoàn cảnh, trường hợp đời sống, chứ không cả đời sống, sự thường xuyên của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta chỉ giữ đạo, chỉ giữ điều răn khi hứng thú, gặp may mắn; bao lần chúng ta thiếu tín nhiệm vào Chúa, quá lo lắng vật chất đến xao nhãng các bổn phận thiêng liêng; bao lần đời sống, cách ăn ở, cư xử của chúng ta không làm chứng cho Chúa trước những người chung quanh. Sửa chữa những khuyết điểm đó là cốt yếu của lời Chúa dạy hôm nay. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở thành chiên ngoan tốt lành Chúa.

12. Mục tử

Du khách dừng chân trước một đàn cừu, bỗng lưu ý tới một con vật nằm dài trên đất được chủ nó vuốt ve, và băng bó vết thương ở một chân bị gẫy.

Du khách hỏi chuyện nhưng bị người chăn cừu đáp lại bằng một bộ mặt khó chịu. Sau khi thấy du khách là người hiền lành, người chăn cừu mới tiết lộ sự thật:

- Con cừu này có những đức tính tuyệt hảo. Khi còn lành mạnh, nó luôn dẫn đầu đàn. Nó biết cách làm cho mọi con trong bầy vâng phục. Tiếc thay vì quá tự tin, nó không chịu vâng lời tôi và thường hay dẫn đàn cừu đi theo sở thích của nó. Cuối cùng, tôi buộc lòng phải áp dụng biện pháp khá đau đớn.

Nói tới đây, người chăn cừu dừng lại vì bị xúc động. Anh giải thích tiếp:

- Tôi đành phải bẻ gẫy chân nó. Kể từ đó, nó hoàn toàn phụ thuộc vào tôi. Mỗi buổi sáng, tôi vác nó lên vai, đưa ra đồng cỏ. Rồi buổi chiều, tôi lại vác nó về. Nó không tự mình đi ăn cỏ. Từ một tháng nay, nó ăn cỏ giữa lòng bàn tay của tôi. Những chăm sóc tôi dành cho nó đã tạo nên mối tương quan mật thiết giữa nó và tôi. Mong sao nó giảm đau, để rồi từ nay nó sẽ là con vật biết vâng lời và tôi sẽ lại đặt nó đặt nó làm con vật đầu đàn.

Từ câu chuyện trên, chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay. Vậy trước hết, mục tử là người như thế nào? Tôi xin thưa:

- Mục tử là người chăm sóc đàn chiên.

Họ có thể là chính ông chủ, hay con trai, con gái của ông ta. Họ cũng có thể là người làm thuê được trả công bằng tiền, hay bằng sản phẩm của đoàn vật, với trách nhiệm phải tìm đồng cỏ cho đàn vật ăn và suối nước cho đàn vật uống.

Ngoài ra, người mục tử còn có bổn phận phải bảo vệ đàn chiên khi chúng bị kẻ trộm hay thú dữ đe dọa. Trách nhiệm này không nhỏ, vì họ có thể bị buộc phải đần bù về số con vật bị mất.

So sánh Chúa Giêsu với người mục tử trong câu chuyện vừa nghe, chúng ta thấy có một số điểm khác biệt như sau .
Trước hết tương quan giữa chủ chăn và con vật gẫy chân là một tương quan thu hẹp. Chủ chăn muốn nắm giữ quyền sở hữu trên mọi con vật trong đàn. Trong khi đó, con vật đầu đàn lại muốn chiếm quyền điều khiển cả đàn, nên đã bị sửa phạt.

Còn tương quan giữa Chúa Giêsu, vụ mục tử nhân lành với đàn chiên thì lại khác, đó là một tương quan mở rộng và luôn hướng tới Chúa Cha. Ngài không qui đàn chiên về mình, trái lại luôn qui hướng về Chúa Cha, như lời Ngài đã phán:

- Cha của anh em, Đấng ngự ở trên trời, không muốn một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.

Người chủ chăn trong câu chuyện đã sửa phạt con vật đầu đàn để nó được thuần tính, bằng cách bẻ gẫy một chân để nó hoàn toàn lệ thuộc vào mình.

Còn Chúa Giêsu thì khác. Ngài gọi tên từng con chiên và dẫn cả đàn đi ăn. Ngài biết từng con chiên như Chúa Cha biết Ngài. Đồng thời, Ngài đích thân chắm sóc các con chiên. Mỗi người đều có một vị trí, một giá trị của mình trong đàn, vì chính Ngài đã nói:
- Trên trời sẽ vui mừng vì một kẻ tội lỗi sám hối trở lại, hơn chín mươi chín người công chính không cần ăn năn.
Sau cùng, kẻ chịu đau đớn trong câu chuyện là con đầu đàn bướng bỉnh.

Còn Chúa Giêsu thì khác, chính Ngài, với tư cách là mục tử nhân lành, đã hy sinh mạng sống cho đàn chiên, như lời Ngài đã nói:
- Ta hoàn toàn tự nguyện hiến mạng sống của Ta, trước là để làm đẹp lòng Chúa Cha, sau là để các chiên Ta được sống và sống dồi dào.

Hãy bước đi dưới sự hướng dẫn của vị mục tử nhân lành là Chúa Giêsu, nhờ đó chúng ta sẽ tới được bến bờ hạnh phúc.

13. Tốt lành

Thế nào là một mục tử tốt lành? Đó là người biết các con chiên của mình, ân cần săn sóc chúng, và sẵn sàng hy sinh, chịu cực khổ để bảo vệ chúng, thậm chí sẵn sàng hy sinh cả mạng sống cho chúng nữa. Đó là những đặc điểm hay những vẻ đẹp của một người chăn chiên tốt lành mà Chúa Giêsu đã phác họa trong bài Tin Mừng hôm nay và áp dụng cho chính Ngài.

Chúa Giêsu là mục tử tốt lành của chúng ta, vì Ngài biết chúng ta. Chúa biết từng con chiên một, Chúa biết tình trạng sức khỏe của từng con, và con nào đi lạc trong cả bầy trăm con Ngài cũng biết. Chúa biết tất cả và biết rõ từng người một. Không phải Chúa chỉ biết một cách chung chung, nhưng có thể nói Chúa đi guốc trong bụng chúng ta.

Người đời không đo được lòng người: “Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai đo nổi lòng người nông sâu”. Nhưng với Chúa, Chúa biết từng chân tơ kẽ tóc của chúng ta. Chúa hiểu biết chúng ta hơn bất cứ ai, hơn cả chúng ta biết về chính mình nữa. Ngài thấu suốt tư tưởng, ước mơ, lời nói, việc làm, dự định, khuynh hướng tốt xấu của chúng ta. Ngài còn biết tất cả chúng ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngài biết những ai đã bê tha trong tội lỗi, những ai đang đau khổ về thể xác và những ai đang bị dằn vặt trong tâm hồn. Ngài biết rõ từng người: ai là con chiên tốt, trung thành, ngoan đạo, ai là con chiên ghẻ, lười biếng, khô khan, phản bội… Tóm lại, không ai có thể lẩn trốn khỏi mắt Chúa, bất cứ sự gì, dù thầm kín hay bí mật đến đâu, Chúa cũng biết hết, biết tất cả, biết từng ly từng tí, theo kiểu “Một sợi tóc trên đầu cũng được đếm cả rồi, sợi nào rơi xuống đất Chúa đều biết hết”.

Tuy nhiên, Chúa biết rõ mọi con chiên và từng con chiên. Đây không phải là cái biết lý thuyết: biết để biết hay biết suông vậy thôi, nhưng là cái biết để đối xử với đàn chiên và từng con chiên theo tình trạng của nó. Thông thường, tiến trình của hầu hết các tình cảm của chúng ta đều theo một diễn tiến như sau: quen – biết – hiểu – thông cảm – thương mến – yêu, nghĩa là khi chúng ta quen một người, dần dần chúng ta hiểu biết về người ấy, rồi mới dễ dàng đi tới cảm thông, giúp đỡ và thương yêu.

Đó là chưa kể trường hợp nhiều khi biết rõ nhau, người ta lại ghét nhau hơn. Đó là về phía con người chúng ta với nhau. Còn đối với Chúa, là Đấng toàn tri, toàn năng và yêu thương, nơi Ngài không có vấn đề tách rời từng giai đoạn như diễn tiến nơi con người. Cùng một lúc, sự hiểu biết và yêu thương của Ngài gồm tóm tất cả mọi yếu tố, nên không thể có trường hợp Chúa biết rồi Chúa mới yêu hay Chúa biết mà Chúa không yêu thương.

Thực vậy, Chúa Giêsu là mục tử tốt lành, vì Ngài ân cần săn sóc các con chiên. Trong ba năm giảng dậy, chúng ta thấy Ngài ân cần săn sóc tất cả những ai đến với Ngài, nhất là những người vất vả, khó khăn. Ngài kêu gọi: “Những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ, bổ sức cho”. Đặc biệt những người tội lỗi. Ngài không bao giờ xua đuổi, xa lánh họ, nhưng tìm kiếm, kêu gọi, tha thứ. Cả một đời tận tụy, hy sinh, giảng dạy và ban ơn, Chúa chưa cho là đủ, Chúa còn muốn thực hiện đặc tính sau cùng của một mục tử tốt lành nữa, là chết vì con chiên và cho con chiên, như Ngài đã tuyên bố: “Không có tình yêu nào cao quý hơn, lớn hơn là chết cho người mình yêu”.

Chúa Giêsu là mục tử tốt lành, nhưng sứ vụ mục tử ấy Chúa cũng đã trao cho Giáo Hội, cho mỗi người trong Giáo Hội. Dù có chức vụ gì, hay chỉ có vị trí khiêm nhường, nhỏ bé đến đâu trong cuộc sống, mỗi người đều là mục tử: Giám mục là mục tử trong giáo phận; linh mục là mục tử trong giáo xứ; vợ chồng, cha mẹ là mục tử trong gia đình. Có thể con cái cũng là mục tử cho cha mẹ và anh chị em với nhau; thầy cô giáo là mục tử trong lớp, trong trường mình. Rất có thể học sinh cũng là mục tử cho thầy cô giáo và các bạn học; các bạn trẻ là mục tử cho nhau… Tóm lại, mục vụ là sứ mệnh của Giáo Hội và mỗi tín hữu đều có phần của mình trong sứ mệnh ấy, vừa được chăn dắt vừa có trách nhiệm chăn dắt.

Là mục tử, dù trong vị trí nào, chúng ta cũng phải nhìn vào mục tử gương mẫu là Chúa Giêsu. Chúng ta phải biết nhau, ân cần quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau, yêu thương nhau. Đặc tính nổi bật của mục tử tốt lành là nhân hậu, thương xót. Vì thế, ai muốn nên trọn lành thì phải tập sống nhân hậu, thương xót. Ai muốn kéo người ta về với Chúa thì càng phải cố gắng có những cử chỉ và những việc làm nhân hậu, thương xót.

Chúng ta hãy nhớ: mỗi người chúng ta đều được Chúa trao cho trách nhiệm chăn dắt một ai đó trong đoàn chiên hay đưa một ai đó vào đoàn chiên, hay đưa một ai đó về lại trong đoàn chiên… bằng cách sống biểu hiện nhân hậu và thương xót của chúng ta.

14. Chúa chiên lành

Trong việc tham dự hội nghị tại Ấn Độ, tôi đã được dịp nghe bài thuyết trình của một nhà trí thức Công giáo người An Độ nói về những ước nguyện của người giáo dân trong cộng đồng Giáo Hội. Nhà trí thức An Độ này là một tổng giám đốc của một công ty phổ biến những kỹ thuật truyền thông mới mẻ và có uy tín trong cộng đồng Giáo Hội địa phương. Và một trong những ước nguyện của một giáo dân trưởng thành và có thể nói là đã thành đạt trong đời sống cộng đoàn, đó là không muốn được gọi là con chiên của Chúa, ông đã hãnh diện chia sẻ như sau:

Trong thời đại kỹ thuật tân tiến hiện nay, thời đại mà người giáo dân đã đạt được mức trí thức cao thì ta không thể nào đối xử với họ là những con chiên ngoan ngoãn chỉ biết vâng phục lệnh của bề trên, và ông ta nói, tôi không thích hình ảnh con chiên trong đoàn chiên của Chúa, tôi cũng không muốn sống như những con chiên, tôi muốn được gọi, được kể như là những con chiên chỉ biết cúi đầu nghe lệnh.

Kể từ lần nghe được bài chia sẻ của giáo dân trí thức này bên Ấn Độ đến nay, thỉnh thoảng tôi lại đặt vấn đề cho mình suy nghĩ về hiền thánh này, Chúa là Đấng chăn chiên nhân lành, còn ta là đoàn chiên của Người. Đây là một hình ảnh hết sức quen thuộc và cũng hết sức quan trọng trong mạc khải Cựu cũng như Tân Ước, đến nỗi Chúa Giêsu đã dùng đến nó không những nhiều lần, mà nhất là trong lần quan trọng nhất khi trao cho Phêrô quyền chăn dắt đoàn chiên của Chúa: “Hãy chăn dắt chiên con, chiên mẹ của Thầy”.

Nhiều lần tôi đã đặt cho mình câu hỏi: “Hình ảnh về đoàn chiên còn hợp thời nữa hay không?”, và có thể nói tôi đã tìm được câu trả lời trong một lần dừng chân tại miền Nam quốc gia Au Châu, và được dịp tận mắt chứng kiến cảnh những người chăn chiên hướng dẫn đoàn chiên tiến về đồng cỏ tươi tốt nuôi sống đàn chiên.

Kinh nghiệm sống này tôi chỉ được nhìn qua và trước khi có kinh nghiệm sống này, tôi chỉ được nhìn đoàn chiên qua hình ảnh Chúa Giêsu hướng dẫn đoàn chiên trong những bức tranh, và giờ đây qua kinh nghiệm tận mắt nhìn ngắm đoàn chiên sinh hoạt như thế nào với người chăn, tôi chợt như được hiểu thêm về ý nghĩa sâu xa của hình ảnh được Chúa Giêsu sử dụng và được Giáo Hội cử hành hằng năm vào Chúa nhật hôm nay, Chúa nhật IV Phục sinh được gọi là Chúa nhật “Chúa Chiên Nhân Lành”.

“Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta và chúng theo Ta”. Đây là một hình ảnh cụ thể và hình ảnh cụ thể đoàn chiên im lặng hiệp nhất đi theo người chăn mà tôi đã chứng kiến tận mắt giúp tôi hiểu thêm mối tương quan giữa người chăn và đoàn chiên. Đây không phải là một mối tương quan trí thức của sự hiểu biết thuần lý của lý trí khô khan, nhưng là một tương quan sống động của con tim, của tình yêu thương vật chất, một tình yêu không thể diễn đạt thành lời nói, không thể gói ghém trọn vẹn trong ngôn ngữ con người, nhưng được diễn tả một cách cụ thể trong hành động.

Từ ngữ “biết” có nghĩa là tin tưởng và yêu thương. Tin và yêu thì không có sự đàn áp nào cả, những con chiên như hiểu được ý muốn của người chăn và trung thành gắn bó với người chăn, nhưng không phải chỉ là một sự gắn bó bên ngoài.

Trong bài Phúc Am chúng ta vừa nghe qua, Chúa Giêsu còn nhắc đến một sự gắn bó chặt chẽ nội tâm, đó là một sự chia sẻ được cuộc sống để chúng được sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ hư mất, không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi: “Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi thì cao trọng hơn tất cả, không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi”. Đây là lúc mà Chúa Giêsu vượt qua giới hạn của hình ảnh đời thường, của hình ảnh một đoàn chiên đi theo người chăn, để tiến xa hơn vào trong mối tương quan giữa Chúa và mỗi người chúng ta.

Trong đời thường, người chăn chiên không thể nào chia sẻ sự sống của mình cho con chiên, nhưng ở đây Chúa Giêsu vượt qua giới hạn của hình ảnh mà đi vào thực tại và Chúa mạc khải cho chúng ta biết, Chúa chia sẻ cho chúng ta sự sống của chính Chúa, để được sống kết hợp mật thiết với Chúa, một sự kết hiệp mật thiết có thể nói giống như mẫu lý tưởng sự kết hiệp mật thiết giữa Chúa và Thiên Chúa Cha: “Tôi và Cha Tôi là một”.

Cử hành lễ Chúa Chiên Lành hôm nay, chúng ta được mời gọi vượt qua tính tự phụ, tự kiêu của mình để tin tưởng vào tình yêu của Chúa và sống trong tình yêu này. Và không những chỉ tin tưởng và sống trong tình yêu này mà thôi, nhưng chúng ta còn được mời gọi để chia sẻ sự sống của Chúa, được mời gọi mỗi ngày một lớn thêm trọn hảo trong tình yêu của Chúa.

Do đó chúng ta biết rằng, mối tương quan giữa ta và Chúa là mối tương quan đặc biệt có ưu tiên trên mọi mối tương quan khác như Chúa đã nói: “Không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi thì cao trọng hơn tất cả”. Chúa Giêsu đã đặt mối tương quan giữa ta và Chúa, tình yêu thương kết hiệp giữa ta và Chúa thành mối tương quan ưu tiên của Ngài, đến độ Ngài phải hy sinh mạng sống của mình trên thập giá để ban cho chúng ta được mối tương quan này, được chia sẻ sự sống của Chúa và chia sẻ mãi mãi.

Xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Chúa trong đời sống mình và cho chúng ta được trưởng thành trong đời sống, trong tình yêu của Chúa và trong đức tin mà chúng ta giờ đây cùng nhau tuyên xưng qua kinh Tin kính.

15. Tình yêu

Khi không có động cơ là tình yêu, thì việc thực hiện một bổn phận, thậm chí kể cả việc thể hiện lòng tin, cũng đều có thể đưa đến hậu quả là làm khô héo tâm hồn con người.

Hai người có thể đang làm cùng một công việc như nhau, ngay cả đang làm việc bên nhau, tuy nhiên, họ vẫn có thể có những thái độ trái ngược nhau đối với công việc đó. Một người thì yêu mến công việc của mình, và hoàn toàn hết mình với công việc. Người đó tự hào về việc mình đang làm, và đặt tâm hồn của mình vào đó. Còn người kia thì ghét công việc của mình, và chỉ làm nửa vời. Đối với người này, đây chỉ là thuần túy là một công việc mà thôi. Điều duy nhất mà người này quan tâm đến, đó là số tiền thù lao.

Đức Giêsu cho ta một ví dụ hay về điều này, trong dụ ngôn của Người, nói về kẻ làm thuê và người chăn chiên tốt lành. Giữa hai người này, có một sự mâu thuẫn. Đối với kẻ làm thuê, quan tâm đến đàn chiên chỉ là công việc. Anh ta làm việc chỉ vì đồng lương, mà không hề biết gì về đàn chiên, hoặc chăm sóc gì đến chúng. Hậu quả là đàn chiên bị đói khổ.

Đối với người chăn chiên tốt lành, quan tâm đến đàn chiên không chỉ là công việc, mà còn là một lối sống, một ơn gọi. Người đó biết rõ về đàn chiên, và quan tâm chăm sóc chúng, đến mức độ sẵn sàng liều cả mạng sống của mình, để cứu đàn chiên. Kết quả là đàn chiên được phát triển.

Nét khác biệt rất lớn giữa người chăn chiên tốt lành và kẻ làm thuê chính là tình yêu của người đó đối với công việc của mình. Người đó yêu thích và tận tụy với công việc. Điều này không làm cho công việc của họ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bất cứ điều gì cũng làm cho công việc của người đó khó khăn hơn, là bởi vì họ làm công việc đó một cách kỹ lưỡng. Nhưng điều này lại làm cho họ có khả năng đặt hết tất cả năng lực của mình vào công việc. Nếu bạn muốn yêu mến, thì năng lực sẽ đến với bạn. Không chỉ có công việc được lợi ích, mà người làm công việc đó cũng được lợi ích nữa – trong cùng một hành động, công việc này đem lại điều tốt đẹp nhất. Cách làm việc như vậy đem lại sự giải phóng cho con người.

Hầu hết chúng ta đều là những kẻ làm thuê, theo ý nghĩa là chúng ta không làm việc cho bản thân mình. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta phải có tư tưởng của người làm thuê. Chỉ vì con người đòi hỏi phải được trả công đầy đủ, nhưng điều đó không có nghĩa là người đó thuộc loại làm thuê mà Đức Giêsu nói đến. Người đó không được mang thái độ của kẻ làm thuê vào công việc của mình. Người đó không được làm việc chỉ vì đồng lương, mà vẫn có thể mang thái độ của người chăn chiên tốt lành.

Chúng ta có quyền đòi một số tiền trả công xứng đáng. Ngoài những sự đền đáp khác, đây là điều đúng đắn, do nhân phẩm của con người. Nhưng với tư cách là những Kitô hữu, chúng ta phải cố gắng nhìn vào công việc như là một cách thế phục vụ người khác, bất kể điều gì xảy ra. Nếu được như vậy, chúng ta mới là những người chăn chiên tốt lành. Chúng ta phải rời bỏ hàng ngũ của những kẻ làm thuê. Chúng ta đều là thành viên của một cộng đoàn thánh thiêng – đó là những người thực hiện những công việc cần thiết, nhưng tẻ nhạt, trong một tinh thần phục vụ. Công việc vất vả nhưng lương thiện làm cho cơm bánh của con người trở nên có hương vị ngọt ngào. Kẻ làm thuê làm việc trong sự bất lợi trầm trọng nhất – tâm hồn của người đó không đặt vào trong công việc. Người ta vẫn có thể sống suốt cả cuộc đời mình, với tâm lý của một kẻ làm thuê. Hầu như kẻ bị lạc lối không mang tư tưởng gì cả. Có một sự xói mòn xảy ra trong tâm hồn của những người nào không quan tâm đến phẩm chất công việc, mà chỉ để ý đến những động cơ mà thôi.

“Nếu bạn cảm thấy mình không có tình yêu, hãy cứ để mặc người khác một mình. Thay vào đó, bạn nên bận rộn với nhiều thứ” (Tolstoy).

16. Mục tử

Dưới thời bạo chúa Nêrô bắt đạo. Rôma ngập tràn máu lửa, biết bao tín hữu đã chết dưới tay ông vua điên loạn, bạo tàn.

Giáo Hội non trẻ do Đức Giêsu thiết lập như sắp rã rời tan tác. Phêrô là con chim đầu đàn, là trụ cột của Giáo Hội. Các tín hữu tha thiết xin Phêrô trốn khỏi Rôma, để tiếp tục dẫn dắt đoàn chiên. Người anh cả một thoáng phân vân, chần chừ. Quả thật đoàn chiên đang nao núng vì sợ thiếu vắng đầu đàn, sao có thể giữ vững niềm tin? Thầy đã chẳng khuyên khi người ta bắt bớ chúng con ở thành này, thì hãy trốn sang thành khác sao? Phêrô xách bị gậy đi trốn. Đụng Thầy ở cổng thành, Phêrô hỏi:

- Quo vadis, Domine? Thưa Thầy, Thầy đi đâu?

- Nếu con bỏ các Kitô hữu của Thầy thì Thầy sẽ quay lại để chịu đóng đinh cho họ một lần nữa.

Phêrô hiểu ngay lời Thầy, quay trở lại Rôma để an ủi khích lệ đoàn chiên, và để chịu đóng đinh thập giá như Thầy.

“Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì đoàn chiên”. Đức Giêsu ví mình như một vị mục tử tốt lành khác với người chăn thuê, vì người đã dám hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. Cái chết của Người không bất ngờ, cũng không đầu hàng bạo lực, nhưng là một cái chết tự hiến. Đức Giêsu chết để nói lên lời yêu thương. Một tình yêu tột đỉnh, yêu cho đến cùng. Thánh Gioan viết: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.

Chính tình yêu đã tạo nên mối dây gắn bó giữa chủ chiên và từng con chiên, khiến Người nói: “Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta”. Đó là sự hiểu biết nhau sâu xa, sự trân quí giữa mục tử và đoàn chiên.
Đức Giêsu là mục tử duy nhất, tối cao và gương mẫu. Các mục tử khác chỉ là phụ tá giúp chăn dắt đoàn chiên của Người. Mọi mục tử phải noi gương Người, dám chết cho đoàn chiên được sống. Phêrô là người mục tử đầu tiên. Phêrô có thể trốn bắt bớ, tù tội, chết chóc. Nhưng chính khi đổ máu, Phêrô đã giữ vững đoàn chiên. Cái chết của Phêrô đã có sức thuyết phục hơn bất cứ lời rao giảng nào: “Thầy làm vững đức tin của con. Rồi đến lượt con, con sẽ làm vững đức tin của anh em con”. Các mục tử tiếp bước Phêrô vui lòng nằm xuống đất để nên nhân chứng, và củng cố niềm tin cho các anh em.

Dụ ngôn người “mục tử tốt lành” cho thấy tình yêu sâu sắc của Thiên Chúa.
- Người yêu thương mỗi người một cách cá biệt, không yêu cách chung chung.
- Người yêu thương vô điều kiện, ngay cả khi chúng ta lầm đường lạc lối.
- Người yêu thương bằng tình yêu vui mừng, chứ không la rầy khiển trách khi tìm thấy chiên lạc.

Ngày nay, Đức Giêsu vẫn cần những vị mục tử tốt lành lo cho đoàn chiên trên thế giới. Người rất cần các bạn trẻ hiến thân cho sứ mạng mục tử này. Người mời gọi chúng ta hãy nhìn bằng trái tim yêu thương, để thấy những cơn đói Lời Chúa, đói tình thương, đói của ăn, đói ý nghĩa cuộc sống. Người kêu gọi chúng ta hãy tha thiết xin Cha cho nhiều mục tử tận tụy hơn, thanh khiết hơn, vô vị lợi hơn, và thánh đức hơn. Những mục tử sẵn lòng âm thầm chết từng ngày cho đoàn chiên.

17. Vị Mục tử nhân lành – JKN

Câu hỏi gợi ý:
1. Mục tử là gì? Xét về phẩm chất, có mấy loại mục tử? Mỗi loại có những tính chất gì? Làm sao phân biệt được loại nào với loại nào?
2. Đức Giêsu là mục tử nhân lành: đặc điểm cao quí nhất của Ngài là gì? Ngài có thể hy sinh cho đàn chiên tới mức độ nào?
3. Những bậc cha mẹ trong gia đình, những tổ trưởng trong khu phố hay trong các xí nghiệp, những thầy giáo trong các trường học, những giám đốc công ty... có thể hiểu là những mục tử không? Bài Tin Mừng này có áp dụng cho họ được không?

Chia sẻ

1. Mục tử - tốt và xấu - trong xã hội và Giáo Hội

Xã hội nào cũng đều có tổ chức, cơ cấu, trong đó luôn luôn có những người lãnh đạo, điều khiển. Trong các tôn giáo cũng thế. Trong lịch sử Do-thái, những người lãnh đạo dân chúng được gọi là mục tử (x. Gr 10,21; Ed 37,23-24): chẳng hạn như vua Sa-un, vua Đavít. Kitô giáo, vốn tiếp nối truyền thống Do-thái, cũng gọi những người lãnh đạo trong Giáo Hội (như linh mục, mục sư, giám mục, hồng y, giáo hoàng) là mục tử. Những mục tử hay những người lãnh đạo ấy thường được xã hội hay tôn giáo tạo cho những điều kiện thuận lợi và trao cho những phương tiện hữu hiệu để có thể thi hành hữu hiệu công việc lãnh đạo đó: chẳng hạn địa vị, chức vụ, quyền bính, tiền bạc, tiếng nói... Những điều kiện và phương tiện này là một thứ dao hai lưỡi. Nó có thể giúp các mục tử hay các nhà lãnh đạo phục vụ dân chúng hay các tín hữu hữu hiệu hơn. Nhưng nó có thể làm tha hóa, biến chất các mục tử khi sử dụng nó. Và nó cũng có thể bị những kẻ lắm tham vọng tìm cách đạt tới để lợi dụng nó, để phục vụ cho những tham vọng hay lợi ích cá nhân của mình, của gia đình hay phe nhóm mình.

Như vậy, chiếu theo thái độ đối với những điều kiện và phương tiện mà xã hội hay tôn giáo dành cho những người lãnh đạo hay mục tử, ta có thể có 2 loại mục tử tương ứng:
- Mục tử tốt: là những người lãnh đạo thật sự có ý hướng phục vụ dân chúng hay các tín hữu, chứ không nhằm lợi ích cho riêng mình. Họ sử dụng những điều kiện hay phương tiện xã hội hay Giáo Hội trao cho hoàn toàn để phục vụ tha nhân và công ích.

- Mục tử xấu: là những người lãnh đạo không nhắm phục vụ dân chúng, mà nhắm đạt được những điều kiện và phương tiện thuận lợi kia để hưởng thụ hoặc chỉ để thăng tiến bản thân, thỏa mãn những tham vọng riêng tư.

Loại sau này còn bao gồm những mục tử bị tha hóa, là những người lãnh đạo khởi đầu có ý hướng tốt, nhưng khi tiếp xúc hay sử dụng những điều kiện hay phương tiện xã hội trao cho, thì bị chúng hấp dẫn, mê hoặc và làm cho biến chất, để cuối cùng trở thành những mục tử xấu.

2. Mục tử tốt và xấu trong bài Tin Mừng và trong Thánh Kinh

Trong bài Tin Mừng hôm nay (Ga 10,11-18), Đức Giêsu mô tả và đối chiếu hai loại mục tử ấy: một loại được gọi là mục tử nhân lành, còn loại kia là kẻ chăn chiên thuê.

Mục tử nhân lành thì: «hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên», «tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi... chúng sẽ nghe tiếng tôi». Ngài tự nhận mình chính là mục tử loại này. Trong Thánh Kinh có rất nhiều câu mô tả những đức tính tốt của những mục tử nhân lành, mà chính Thiên Chúa là mô hình gương mẫu nhất:

- yêu thương, trìu mến chiên với tất cả tâm hồn: «Chúa tập trung cả đàn chiên dưới cánh tay: lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt» (Is 40,11).

- yêu quí từng con chiên, một con cũng như cả trăm con: «Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao? Và nếu may mà tìm được, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc» (Mt 18,12-13).

- lo cho chiên, tạo những điều kiện tốt đẹp cho chiên: «Ta sẽ chăn dắt chúng trong đồng cỏ tốt tươi và chuồng của chúng sẽ ở trên các núi cao. Tại đó chúng sẽ nằm nghỉ trong chuồng êm ái, sẽ đi ăn trong những đồng cỏ mầu mỡ» (Ed 34,14).

- làm chiên sống no ấm, hạnh phúc: «Chúa chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì» (Tv 23,1); làm chiên luôn vững dạ vì được bảo vệ: «Dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm» (23,4).

- tinh thần trách nhiệm rất cao: «Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ta sẽ canh chừng» (Ed 34,16).

- cứu thoát, giải phóng đàn chiên: «Thiên Chúa sẽ cứu thoát dân Người, như mục tử cứu thoát đàn chiên» (Dc 9,16).

Tóm lại, người mục tử tốt thật sự yêu thương đàn chiên, sẵn sàng hy sinh cho sự an nguy và hạnh phúc của đàn chiên. Thậm chí như Đức Giêsu, người mục tử tuyệt vời nhất, sẵn sàng hy sinh cả mạng sống mình: coi sự sống còn của đàn chiên quý hơn cả sự sống mình.

Kẻ chăn chiên thuê hay mục tử xấu thì: "không thiết gì đến chiên", "khi thấy sói đến liền bỏ chiên mà chạy: sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn". Thánh Kinh cũng có nhiều câu mô tả hạng mục tử này với những đặc tính:

- vô trách nhiệm: "Con chiên nào mất, nó chẳng quan tâm; con thất lạc, nó chẳng đi tìm; con bị thương, nó không chạy chữa; con mạnh khoẻ, nó chẳng dưỡng nuôi" (Dc 11,16a); "Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm" (Ed 34,4)

- chỉ nghĩ tới hưởng thụ, sẵn sàng bóc lột: "Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, mà đàn chiên lại không lo chăn dắt" (Ed 34,3). Thậm chí bóc lột đến tận xương tủy: "Con nào béo thì chúng ăn thịt, rồi lóc luôn cả móng" (Dc 11,16b)

- ích kỷ, vụ lợi, đầy tham vọng: "Chúng là lũ chó đói, ăn chẳng biết no. Thế mà chúng lại là mục tử! Cả bọn - chẳng trừ ai - chỉ mưu tìm lợi lộc cho riêng mình" (Is 56,11).

- tàn bạo, độc ác: "Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc» (Ed 34,3); "Các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng" (Gr 23,2b).

- tác hại vô cùng đến đàn chiên: "Các ngươi đã làm cho đàn chiên của Ta phải tan tác" (Gr 23,2).

Tóm lại, mục tử xấu coi đàn chiên chỉ là phương tiện, bắt chúng phải hy sinh phục vụ cho lợi ích riêng tư của mình, không một chút tình thương đối với chúng. Nhưng kết cục của hạng mục tử này rất bi thảm: "Khốn cho mục tử vô tích sự đã bỏ mặc đàn chiên. Gươm sẽ chặt đứt tay nó, sẽ chọc mắt phải của nó. Cánh tay của nó sẽ khô đét, và mắt phải của nó sẽ mù loà" (Dc 11,17); "Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác (…) các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng. Này Ta sẽ để ý đến các hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi. Đó là sấm ngôn của Đức Chúa" (Gr 23,1-2).

3. Hãy trở nên những mục tử nhân lành

Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu tự xưng mình là «mục tử nhân lành», luôn yêu thương đàn chiên và sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. Khi tự xưng như thế không phải để chúng ta nể phục cho bằng để chúng ta bắt chước, noi gương Ngài trong công việc «mục tử» của chúng ta. Chúng ta thường giới hạn ý nghĩa của từ «mục tử» này, đến nỗi chỉ áp dụng nó cho những người lãnh đạo tôn giáo. Thật ra, tất cả những ai đảm trách việc lãnh đạo, từ một gia đình đến một phường, một tỉnh, hay một quốc gia, từ một hội đoàn, một xứ đạo, đến một giáo phận, một giáo hội địa phương hay Giáo Hội toàn cầu, một cách nào đó, đều có thể gọi là mục tử. Ước chi mọi mục tử đều biết thật sự yêu thương đàn chiên của mình và lãnh đạo chúng một cách sáng suốt! Ước chi mọi cha mẹ đều yêu thương con cái, mọi cha xứ đều sẵn sàng hy sinh phục vụ giáo dân, mọi giám mục đều hết lòng chăm sóc các linh mục và giáo dân dưới quyền mình! Ước chi mọi vị lãnh đạo xã hội và đất nước biết quên những quyền lợi riêng tư để nghĩ đến lợi ích chung của dân chúng!

Mọi quốc gia, mọi giáo hội, đều rất cần những vị minh quân, những mục tử nhân lành. Cần hơn cả việc có thật đông những cá nhân tài giỏi, xuất sắc. Câu chuyện sau đây minh họa điều đó.

Có hai người thuộc hai quốc gia nói chuyện với nhau: - "Tôi rất khâm phục đất nước anh, vì nước anh có rất nhiều anh hùng»" - "Thế đất nước anh có nhiều anh hùng không?" - "Rất tiếc, đất nước tôi ít anh hùng lắm!" - "Lạ nhỉ, đất nước tôi nhiều anh hùng thế mà sao vẫn cứ nghèo nàn và lạc hậu, còn đất nước anh không có anh hùng mà sao lại phát triển và giàu có như vậy?" - "À, đất nước tôi thì bù lại, được khá nhiều vị minh quân!" Thì ra chỉ một vị minh quân - hay mục tử nhân lành - cũng đủ quí giá và ích lợi cho đất nước và Giáo Hội hơn nhiều anh hùng hay cá nhân xuất sắc hợp lại! Cầu mong cho đất nước và Giáo Hội Việt Nam có được những minh quân!

Cầu nguyện

Lạy Cha, xin Cha hãy ban cho Giáo Hội và đất nước con nhiều vị mục tử nhân lành hơn! Xin cho các nhà lãnh đạo đất nước và Giáo Hội con biết thật sự yêu thương người dân cũng như các tín đồ của mình hết lòng và sẵn sàng hy sinh phục vụ họ. Có như thế, đất nước và Giáo Hội con mới tiến bộ lên được. Amen.

18. Đức Giêsu, Vị mục tử nhân lành - Lm. Đan Vinh

Tìm hiểu lời Chúa

1) Ý chính: Đức Giêsu, vị mục tử nhân lành:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã tự ví mình như một Mục Tử nhân lành. Sự nhân lành của người Mục Tử biểu lộ qua 3 hành động sau: một là biết rõ từng con chiên và cũng được chiên nhận biết và đi theo. Hai là quan tâm đến cả đàn chiên, nhất là những con bị đau ốm, bị thương tích hay lạc mất. Ba là can đảm thí mạng đương đầu với sói rừng để bảo vệ đoàn chiên.

2) Chú thích:

- Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Người làm thuê vì không phải là Mục Tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn. Vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên (Ga 10,11-13):

* Tôi chính là: Đây là kiểu nói mặc khải về Danh xưng của Thiên Chúa: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Xh 3,14). Đức Giêsu đã nhiều lần khẳng định: “Tôi Hằng Hữu” (Ga 8,24.28); “Chính tôi là bánh trường sinh” (Ga 6,35), “Tôi là bánh từ trời xuống” (Ga 6,41); “Tôi là ánh sáng thế gian” (Ga 8,12; 9,5); “Tôi là cửa cho chiên vào” (Ga 10,7.9); “Tôi chính là Mục Tử nhân lành” (Ga 10,11.14); “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25); “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6); “Thầy là cây nho thật…Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15,1.5).

* Mục Tử nhân lành: Mục tử là người chăn chiên, một hình ảnh quen thuộc đối với dân Do Thái. Thiên Chúa chính là Mục Tử cai trị, hướng dẫn dân Người (x. Tv 23,1). Ngôn sứ Edêkien đã tuyên sấm lời Đức Chúa phán như sau; “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta, chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm; Con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; Con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; Con nào bệnh tật, Ta sẽ cho mạnh; Con nào béo mập, con nào khỏe mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng” (Ed 34,15-16). Thiên Chúa cũng dùng một số mục tử để thay Người mà coi sóc dân như Môsê (x. Is 63,11), Đavít (x. Tv 78,70-71). Bên cạnh các mục tử tốt cũng có những kẻ xấu xa bất xứng (x. Gr 10,21; 12,10). Thiên Chúa hứa ban một Mục Tử thuộc dòng dõi Đavít, luôn làm đẹp lòng Người (x. Gr 23,4-6; Ed 34,23-24). Vị Mục Tử duy nhất ấy chính là Đức Giêsu như Người đã từng khẳng định: “Tôi là Mục Tử nhân lành” (Ga 10,11.14).

* Hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên: Đây là sự khác biệt quan trọng giữa mục tử chân chính với kẻ chăn thuê. Hy sinh mạng sống là dấu hiệu của một tình yêu tột đỉnh (x. Ga 15,13).

* Người làm thuê không phải là Mục Tử: Đức Giêsu dùng kiểu nói tương phản để làm nổi bật tính cách nhân lành của Mục Tử chân chính. Người chăn thuê thường tỏ ra hèn nhát và vô trách nhiệm đối với đoàn chiên (x. Ga 10,12-13). Ở đây, người làm thuê ám chỉ là các đầu mục dân Do Thái như các kinh sư, các người pha-ri-sêu gỉa hình (x. Mt 23,2), các Ngôn sứ giả (x. Mt 24,11). Những đầu mục này chỉ lo tìm tư lợi, là kẻ dẫn đường sai lạc, là người nói mà không làm, là người đạo đức giả (x. Mt 23,14.16.25.28).

- Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. Như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử (Ga 10, 14-16):

* Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi: Từ ngữ “Biết” trong Kinh Thánh không những nói về sự hiểu biết đối với tha nhân về tri thức, mà còn có nghĩa là một sự quan hệ mật thiết: Biết cái gì nghĩa là có kinh nghiệm cụ thể về cái đó. Biết một người nào là có liên hệ mật thiết với người đó (x. St 4,1; Lc 1,34). Đức Giêsu biết các tín hữu là đoàn chiên của Người, và họ cũng biết Người là Mục Tử của họ và sẵn sàng vâng nghe lời Người. Tuy nhiên những điều mặc khải của Đức Giêsu thường khó hiểu và khó chấp nhận, bao lâu Đức Giêsu chưa được tôn vinh, nghĩa là chưa được treo trên thập giá(x. Ga 8,28). Sự tôn vinh này là điều kiện để các môn đệ đón nhận được ơn Thánh Thần (x. Ga 7,39). Rồi nhờ Ơn Thánh Thần tác động, các ông sẽ hiểu biết trọn vẹn các chân lý đã được Đức Giêsu mặc khải trước đó (x. Ga 16,3).

* Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này: Sự quan tâm săn sóc của Đức Giêsu, vị Mục Tử nhân lành, không chỉ dành riêng cho các tín hữu, mà còn phổ biến đến mọi dân tộc nhờ các môn đệ của Người. Sứ mạng loan Tin Mừng và làm chứng cho Đức Kitô được trao cho các môn đệ và cũng là trao cho Giáo Hội, trao cho mỗi tín hữu chúng ta trước khi Người về trời (x. Mt 28,19; Cv 1,8).

* Sẽ chỉ có một đoàn chiên và một Mục Tử: Với cái chết của Đức Giêsu trên thập giá, biên giới ngăn cách giữa Do Thái và dân ngoại đã bị phá hủy (x. Gl3,28). Mọi người mọi dân tộc đều có thể gia nhập đoàn chiên của Người, vì Người đã đổ máu ra để cứu chuộc toàn nhân loại (x. 1 Tm 2,4). Viễn tượng về một ngày đoàn tụ nhân loại trong một đại gia đình, một đoàn chiên duy nhất dưới quyền một Mục Tử tối cao là Đức Giêsu (Vua Mêsia) có trở thành hiện thực hay không, là tùy vào sự ý thức và quyết tâm của mỗi người tín hữu chúng ta có sẵn sàng cộng tác với Ơn Thánh Thần để chu toàn sứ mạng “được sai đi khắp thế gian, đến với muôn dân” hay không.

- Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại Mạng Sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được (Ga 10,17-18):

* Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi: Khi hiển dung trên quả núi cao, Đức Giêsu đã được Chúa Cha công nhận: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về người” (Mt 17,5). Lý do Người được Chúa Cha yêu mến:

* Là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại: Đức Giêsu đã hy sinh chịu chết trên thập giá vâng theo ý Chúa Cha như Người đã cầu nguyện trước cuộc khổ nạn: “ Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Người sẵn sàng chịu chết để rồi nhờ quyền năng Thánh Thần, Người sẽ lấy lại mạng sống bằng sự phục sinh vinh quang.

* Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình: Việc Đức Giêsu chịu chết không phải do ý muốn của các đầu mục Do Thái, tổng trấn Philatô, Giuđa, quân lính và dân chúng…Nhưng là do Người tự ý chấp nhận vâng phục thánh ý Chúa Cha(x. Mt 26,39) khi đến “GIỜ” Con Người được tôn vinh (x.Ga 12,23).

* Để rồi lấy lại: Đức Giêsu đã báo cho các môn đệ biết trước: Người sẽ đi lên Giêrusalem, chịu đau khổ do các đầu mục Do Thái gây ra, sẽ bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại (x. Mt 16,21; 17,22; 20,18-19), nhờ quyền năng Thiên Chúa Cha (x. Cv 2,32-33).

* Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được: Đức Giêsu đã luôn vâng lời Chúa Cha (x. Mc 14,36), đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự (x. Pl 2,8).

Học sống lời Chúa

1) “Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11).

- Câu chuyện: Mẹ chết thay con:

Trên một tờ báo y học ở Achentina, bác sĩ Giăng Coóctê (Jean Cortez) đã kể lại trường hợp đặc biệt mà chính ông đã chứng kiến. Ông đang điều trị cho một bé gái tên là Angien. Em bị ung thư bao tử, một bệnh rất hiếm gặp nơi trẻ em. Sau mấy lần giải phẫu và điều trị đủ cách, ông đành báo tin buồn cho bà mẹ là ông đành chịu bất lực trước căn bệnh hiểm nghèo này, và cho biết Angien đã chết! Bà Maria mẹ em bé gần như hóa điên khi nghe tin ấy. Bà nhất quyết không cho ai đụng vào thi thể của con, và quì cầu nguyện nhiều giờ bên giường con. Bác sĩ Coóc-tê rất xúc động khi nghe thấy lời bà cầu xin cho mình được chết thay con. Ong cùng mọi người im lặng ra bên ngoài để bà một mình với đứa con yêu đã chết.

Nửa tiếng đồng hồ sau, mọi người lại vào phòng. Mọi người hiện diện đều rất ngạc nhiên khi thấy Angien đã khỏe lại. Gương mặt em rạng rỡ vui vẻ. Em đang ngồi trên giường và ôm mẹ, còn mẹ em thì lại nằm gục trên giường và đang ở trong tình trạng sắp chết. Bà thều thào nói với bác sĩ rằng: “Thưa bác sĩ, tôi rất mừng được Chúa đã thương nhậm lời cầu của tôi là cho tôi được chịu bệnh thay thế cho con tôi!”. Bấy giờ bác sĩ Coóctê lập tức cho tái xét nghiệm và kết quả là bé Angien đã hoàn toàn bình phục, còn bà Maria mẹ em lại mắc chứng bệnh ung thư bao tử của em mà trước đó bà không hề mắc phải. Thân nhân xúm lại chung quanh bà Maria để động viên an ủi bà và có người hứa sẽ thay bà mà nhận bé Angien làm con và chăm sóc nuôi dạy bé nên người tốt. Vài giờ sau bà Maria tắt thở trong bình an, Bà được mọi người kính phục về tình mẫu tử cao quí bà dành cho con. Bác sĩ Coóctê kết luận: “Tôi không thể giải thích lý do tại sao chuyện này lại có thể xảy ra được! Vì rõ ràng trước đó cô bé Angien đã chết. Có thể đã có một quyền năng siêu phàm nào đó tác động và hoán chuyển căn bệnh quái ác từ nơi đứa con sang cho bà mẹ!”

- Suy nghĩ: Tình mẫu tử thiêng liêng đã khiến bà Maria hy sinh chịu chết thay cho con. Tình mẫu tử ấy là phản ảnh tình yêu của Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành đối với các tín hữu là đoàn chiên của Người. Người đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Trong bài Tin Mừng hôm nay Người nói: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”.

Câu hỏi:

1) Mỗi người chúng ta đều có thể là mục tử đối với đoàn chiên là những người được Chúa trao cho ta nhiệm vụ trông nom săn sóc. Vậy đoàn chiên ấy gồm những ai?

* Đáp: Đoàn chiên ấy chính là các con cái và các em trong gia đình mà ta có nhiệm vụ phải nuôi dưỡng, dạy dỗ và săn sóc; Đoàn chiên ấy cũng là các công nhân trong nhà máy xí nghiệp mà ta đang giữ nhiệm vụ quản lý điều hành; Đoàn chiên ấy cũng là các học trò trong một lớp học mà ta là giáo viên chủ nhiệm; Đoàn chiên ấy còn là các hội viên trong hội đoàn Công Giáo Tiến Hành mà ta có nhiệm vụ là huynh trưởng trong Ban Chấp Hành…

2) Phân biệt giữa Mục Tử nhân lành với các kẻ chăn thuê giống và khác nhau thế nào?

* Đáp: Giống nhau vì cả hai đều có nhiệm vụ phải chăm sóc và nuôi dưỡng đoàn chiên. Tuy nhiên Mục Tử nhân lành và kẻ chăn chiên lại có nhiều điểm khác nhau như sau:

* Mục tử nhân lành: là chủ đoàn chiên và chiên thuộc về người ấy, nên ông yêu thương chúng và sẵn sàng thí mạng chống lại với sói dữ để bảo vệ đoàn chiên; Ong lại cũng biết rõ từng con chiên một như về tính khí và các khó khăn con chiên phải chịu đựng, các nhu cầu của chiên cần được đáp ứng. Do đó đoàn chiên luôn yêu mến và vâng nghe lời ông. Ngoài ra Mục Tử nhân lành còn phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với đoàn chiên như: băng bó chữa lành các con chiên bị đau ốm hay thương tích, đi tìm các con chiên thất lạc và tìm được thì vác trên vai mà đưa về đoàn, để sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử.

* Kẻ chăn thuê chỉ là người làm công và chiên không thuộc về hắn, nên hắn không yêu thương chiên mà chỉ lo tìm tư lợi ích kỷ như chỉ lo vắt sữa và xén lông chiên đem bán lấy tiền, không quan tâm chăm sóc cho đoàn chiên, không chịu băng bó chữa bệnh cho chiên đau yếu, không đi tìm các con chiên lạc. Nhất là khi thấy sói rừng kéo đến tấn công đoàn chiên, kẻ chăn thuê cảm thấy nguy hiểm cho bản thân mình thì sẵn sàng bỏ rơi đoàn chiên mà chạy thoát thân một mình, mặc cho sói rừng cắn xé các con chiên và làm cho đoàn chiên tan tác…

2) “Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10, 14)

- Câu chuyện: “Vì tôi là linh mục”:

* Cách đây ít lâu, Nguyễn Đức Quang đã sáng tác một bài hát mang tựa đề: “Vì tôi là Linh Mục” để tặng một người bạn thân là linh mục “cấp tiến” đã phá giới hồi tục. Nội dung bài hát về một linh mục vì không mặc áo dòng nên đã bị sa chước cám dỗ vào cuộc tình. Để rồi cả đời bị lương tâm cáo trách và đánh mất lý tưởng của cuộc đời mình.

* Linh mục là người phàm, không phải là thần thánh: Linh mục cũng là một con người yếu đuối và bất toàn như bao người khác: “Nhân vô thập toàn”, Tuy nhiên Linh Mục đã được thánh hiến cho Chúa, nghĩa là thuộc trọn về Chúa, hiến thân phụng sự Chúa và trở thành khí cụ Chúa dùng mà thánh hóa thế gian. Linh Mục là người được Chúa mời gọi và đã đáp lại tiếng Chúa bằng sự hy sinh tình cảm gia đình, thôi bỏ nghề nghiệp mà đi theo làm môn đệ Chúa. Được Người đào tạo và huấn luyện trong môi trường chủng viện. Sau đó, được thụ phong Linh Mục và được sai đi để chu toàn ba sứ vụ đặc biệt là: Sứ vụ tiên tri để đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, sứ vụ Tư Tế để cử hành các phép Bí Tích nhất là Thánh Thể mà thánh hóa người ta, và sứ vụ Vương Đế để chăn dắt đoàn chiên được Chúa trao phó.

* Những khó khăn của Linh mục thời đại mới: Trong bài “Linh mục, người là ai?”, văn hào Giuăng Aria (Juan Arias) viết: “Lạy Chúa, Linh mục là ai? Đối với nhiều người: Ông ta là người cô độc ích kỷ. Đối với nhiều người khác: Ông ta là thứ trai già vô tích sự, một nhân viên bàn giấy của tôn giáo”. Người nghèo tỏ vẻ bực bội khi thấy Linh mục năng tiếp xúc với các người giàu có. Họ rủa Linh mục là ‘Đồ tư bản chết liệt!”, Nếu Linh mục hiến thân chuyên lo phục vụ cho người nghèo hèn ít học, bệnh tật, cô đơn…thì người ta lại ganh ghét và gọi Linh mục là “Đồ Tả Khuynh bần tiện!”. Làm Linh mục thời đại này thật không đơn giản chút nào!

* “Một người luôn luôn sai lầm” (He is always wrong): Đây là tựa đề của một bài báo nhỏ nói lên sự cảm thông của các tín hữu đối với Linh mục chủ chăn như sau:

* Giảng ngắn dưới 10 phút: “Ông Linh mục này lười không chịu dọn kỹ bài giãng!”. Giảng quá 20 phút: “Ong ta là người ưa nói dai và nói dài!”

* Nếu giảng hùng hồn: “Ông ta la lối om sòm thật bất kính đối với Chúa đang ngự trong nhà chầu!”. Nếu giảng với giọng bình thường: “Ông ta có tài dỗ ngủ cho người mang bệnh khó ngủ!”.

* Nếu năng đến thăm các gia đình trong xứ: “ Ông ta chẳng có việc gì để làm, suốt ngày la cà hết nhà này sang nhà nọ để kiếm chác! chẳng mấy khi thấy ông ta có mặt ở nhà để tiếp xúc với các người cần gặp hay để đi kẻ liệt!”. Nếu ít đi thăm: “Ông ta chẳng quan tâm để biết con chiên của mình sống chết ra sao!”.

* Nếu Linh mục còn trẻ: “Ông ta mới ra trường nên tay nghề còn non và chưa có kinh nghiệm mục vụ giáo xứ!”. Nếu đã cao niên: “Một lão già lẩm cẩm hủ lậu! Ông ta nên sớm xin về hưu đi là vừa!”.

Quyết tâm: “Ở sao cho vừa lòng người: Ở rộng người cười ở hẹp người chê”: Câu ca dao thật đúng khi áp dụng cho Linh mục. Vậy bạn quyết tâm sẽ làm gì để trở nên con chiên ngoan trong đoàn chiên Chúa, do các Mục Tử là các Linh Mục chăm sóc?
(Đáp: Cầu nguyện, cảm thông, cộng tác, giúp đỡ, trở nên cánh tay nối dài…)

19. Chú giải của Alain Marchabour

CHÚA GIÊSU – VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH (cc. 11-21)

Dụ ngôn về vị mục tử và đoàn chiên gợi nhớ đến Lc 15,3-7 và Mt 18,12-14. Tuy nhiên nơi Gioan điều lý thú tập trung trước tiên vào Chúa Kitô: Vị Mục Tử nhân lành đối nghịch với kẻ trộm cướp (c.1) và người lạ (c.5). Ở đây được miêu tả các mối tương quan liên kết mục tử với đoàn chiên của mình. Khác với những kẻ làm thuê, Chúa Giêsu là mục tử đích thực (nhân lành) vì hai lý do: trước tiên Người liều mạng sống mình để bảo vệ đoàn chiên; và nhất là Người duy trì với các chiên mối tương quan hiểu biết duy nhất bởi vì được ăn rễ sâu trong sự hiểu biết Chúa Cha của Người (như Chúa Cha biết Tôi).

Dụ ngôn, lúc đầu bóng bẩy, ám chỉ rõ ràng cái chết của Chúa Giêsu: “Tôi hy sinh mạng sống mình cho chiên của Tôi” (10,15); cũng một giới từ như trong Mc 14,24 (máu đổ ra cho muôn người) và trong Lc 22,19 (mình Thầy hy sinh cho anh em).

Khi đối chiếu Chúa Giêsu với kẻ làm thuê, có một điều chắc chắn được xác định về Chúa Giêsu: người làm thuê bỏ chiên mà chạy (“Thầy sẽ không để anh em mồ côi” 14,18); lúc bấy giờ sói có thể vồ lấy chiên (“không ai cướp được các chiên của Tôi khỏi tay Tôi” 10,28) và làm cho chúng tán loạn (Chúa Giêsu chịu chết “để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” 11,52).

Kể từ câu 16, diễn từ vượt quá tình huống lịch sử của Chúa Giêsu để thâu gom tất cả mọi tín hữu đến từ thế giới ngoại giáo và nhờ qua trung gian các môn đệ, sẽ tin vào Người (17,20). Việc quy tụ các tín hữu, mong đợi vào thời cuối cùng, sẽ được thực hiện chung quanh Chúa Giêsu và lời của Người. Sự hiệp nhất hằng mong đợi này được trao ban trong cái chết của Chúa Giêsu (11,52); nó ăn rễ sâu trong sự hiệp nhất hằng hữu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Đây là một cuộc chinh phục thiết yếu đầy khó khăn mà Chúa Giêsu phải cầu xin trước khi Người trở về cùng Chúa Cha (17,21).

Kể từ câu 17, Chúa Giêsu bày tỏ tình thân mật của Người với Chúa Cha, ở đó sự sống và sự chết của Người đều có ý nghĩa. Nhịp điệu của bài diễn từ với nhiều lần lặp lại, đối chiếu và tương hợp, mở rộng ý nghĩa như bản trình bày dưới đây cho thấy:

Chúa Cha

yêu mến Tôi là vì Tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại không ai lấy đi được mạng sống của Tôi chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy đó là mệnh lệnh mà Tôi nhận đã nhận được từ Cha Tôi.

Được đặt ở đầu và ở cuối, Chúa Cha tỏ hiện như khởi nguyên và cùng đích mọi hành động của Chúa Giêsu. Mọi sự đều xuất phát từ Người: mệnh lệnh không gì khác hơn là cách diễn tả tình yêu. Theo động lực riêng biệt của Gioan, sự chết được trình bày như một hành động hoàn toàn tự do trong đó hoàn thành mệnh lệnh yêu thương của Chúa Cha. Ngay trong lúc chết, thời điểm theo thường tình con người không còn làm chủ sự sống của mình nữa, Chúa Giêsu vẫn là Chúa Tể bởi vì Người hoàn thành điều mà Thiên Chúa, trong tình yêu của Người, đã muốn mang sự sống đến cho mọi người. Việc suy niệm thần học về cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu ở đây, khá cách biệt với cách trình bày bi thảm trong Tin Mừng Maccô, giúp chúng ta hiểu được cuộc Thương Khó như sự tự nguyện hoàn thành chương trình của Chúa Cha.

Lời nói của Chúa Giêsu gây nên chia rẽ. Sự chia rẽ này liên quan đến những kẻ từng chứng kiến việc chữa lành người mù, cũng như những người nghe dụ ngôn và các người sẽ đọc lời giảng dạy này. Nhiều người cho rằng Chúa Giêsu “bị quỷ ám” và đạo lý của Người chỉ có thể là dấu chỉ của ma quỷ và của sự điên khùng (cả hai thứ thường liên kết với nhau trong thế giới cổ xưa). Kẻ khác nhận biết nơi lời Người và trong hành động của Người dấu chỉ của Thiên Chúa.

20. Chú giải của Noel Quesson

Khi ấy Chúa Giêsu nói: "Tôi chính là...".

Các bạn hãy đọc lại thật chậm hai chữ này: "Tôi là" các bạn hãy đặt hai chữ này lên môi miệng Chúa Giêsu. Vấn đề lớn được đạt ra đối với Chúa Giêsu đó là lai lịch của Người: Người là ai? Tất cả những ai đã đến gần Người đều phải ngạc nhiên vì sự bí mật về bản thân của Người. Người đã có những hành vi lạ lùng, Người đã nói "nói như chưa có ai đã nói như thế bao giờ". Đôi khi Người như có vẻ chiếm chỗ của Thiên Chúa.

Vì thế, Người đã nhiều lần dùng những cách nói, những công thức mà nghe lướt qua, chúng ta không hiểu hết ý nghĩa.
“Ta là Bánh ...". -"Ta là ánh sáng trần gian...". -“Ta là cửa ...". -"Ta là Đấng chăn chiên lành ...". -“Ta là cây nho...". "Ta là sự Phục sinh và là sự sống...".
Tất cả những kiểu nói ấy bắt đầu bằng 2 chữ Hy Lạp “Ego eimi", có nghĩa "Tôi là".

Chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu đã phát âm những từ này theo tiếng "Aramên", ngôn ngữ giống như tiếng Hêbơrơ và danh từ riêng "Thiên Chúa” là nhóm chữ không quên được “YHWH", từ bốn chữ này không ai đã dám đọc lên và có nghĩa là "Ta là" (Xuất hành 3-14). Trước bụi gai bốc lửa trong sa mạc, Môsê đã hỏi Thiên Chúa: "Tên của Người là gì? Và câu trả lời bí nhiệm từ lửa đã thốt ra: "Ta là Đấng Hằng Hữu”, bằng tiếng Hêbơrơ, có 4 phụ âm mà người Do Thái không bao giờ đọc lên, và trong những bản Thánh Kinh của chúng ta ngày nay, vì tôn trọng tính trung thực của các từ ngữ đó (Thiên Chúa khó diễn tả), đôi lúc người ta đã giữ nguyên hình thức ban đầu: Để mắt nhìn, thì hiểu là "Yahweh” nhưng thực sự đọc lên thì phải thốt ra là "Đức Chúa".

Không tự xưng danh rõ ràng, nhưng qua những lời này Chúa Giêsu đã dám tuyên bố rằng Người là "Đấng Cứu Độ duy nhất cho con người”, loại trừ tất cả những vị Chúa giả hiệu, những Đấng Cứu Độ không chính danh, những lãnh tụ sai lạc của nhân loại, người là "Đấng chăn chiên" duy nhất.

Tôi chính là người mục tử nhân lành, người chăn chiên thực sự.

Biểu tượng "người mục tử dẫn đàn chiên" đã có từ lâu trong khắp miền phương Đông ngày xưa, để mô tả những "Thần Thánh" và "Vua Chúa".

Trong Thánh kinh cũng vậy, biểu tượng này cũng được áp dụng cho Chúa: "Chúa là mục tử của tôi, tôi không còn thiếu thốn chi" (Tv 22,1). "Giờ đây, chính Ta sẽ chăm sóc cho con chiên của Ta" Chúa đã nói (Ed 34). "Giờ đây Chúa của các ngươi đến. Như một người mục tử, Người cho đàn chiên ăn cỏ - Với cánh tay quyền lực của Người, Người tập họp chiên lại, Người ôm vào ngực những chiên con, Người mang đến sự tươi mát cho những chiên cái còn cho con bú” (Is 40,11).

Chúng ta đừng bao giờ quên những trích dẫn này trong Kinh thánh mà bất cứ người Do Thái nào, nhất là Chúa Giêsu, cũng phải nhớ luôn luôn. Đối với những hình ảnh của Chúa Giêsu, lời tuyên bố này đã có một ý nghĩa “thần học" rõ ràng: Người nói Người là "Đấng Mêsia", "sứ giả của Thiên Chúa" để dẫn đắt loài người đến với cuộc sống thật. Câu trước liền câu này, (rất tiếc là sách "bài đọc” đã không bắt đầu trước một câu) đã được chính môi miệng Chúa Giêsu nói ra như tóm tắt hoàn hảo nhất của bộ Tin Mừng, và sứ mệnh mà Người đảm nhận: "Ta đã đến cho loài người, có được cuộc sống, và cho loài người có cuộc sống dồi dào" (Ga 10,10).

Chúng ta cũng biết loài người cần đến những người chỉ đạo như thế nào, những Đấng do Chúa sai đến, có khả năng phân tách tình hình, dự đoán tương lai, trừ khử những hiểm nguy đang hăm dọa và mang đến sự an toàn. Cá nhân tôi rất chán ghét những điều ngu xuẩn mà các đài phát thanh và truyền hình thường phổ biến ào ạt. Khi một số nhân vật, chỉ là những "con người" như chúng ta đã tỏ ra dường như nắm được chân lý, biết những gì sẽ xảy ra, những gì phải làm: Chỉ cần loại bỏ điều này, điều kia và mọi việc sẽ ổn, chỉ cần làm thế này hoặc sai lạc ở chỗ này, chỗ kia.

Lời khẳng định sau đây của thánh Phêrô trong bài đọc 1 hôm nay vang lên như một lời cảnh tỉnh trong bối cảnh hư hỏng và phá sản những giá trị thiêng liêng: "Chúa Giêsu chính là viên đá mà các người tự xưng là những người xây dựng thế giới đã chê bỏ, nhưng Người đã trở nên viên đá góc. Ngoài Người ra, không có sự cứu rỗi nào cả".

Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và không có chiên thuộc về riêng mình, nên thấy sói đến là bỏ chiên mà chạy.

“Người chăn chiên lành" ở đây được Chúa Giêsu giới thiệu để đối lại với các "vị câu thế" giả hiệu, những người này hứa hẹn toàn "những điều kỳ diệu”. Giờ nguy hiểm là giờ sự thật: Người chăn chiên giả hiệu, "người làm thuê" chỉ làm công việc để kiếm tiền, và tìm lợi riêng. Anh ta không cần gì đến đàn chiên, và đôi khi anh ta sẵn sàng phụ lực với chó sói để tru lên. Trong mọi trường hợp, anh ta sẽ không liều mạng sống của mình, nhưng trước hết anh ta sẽ tự cứu chính mình. Vì anh ta là kẻ làm thuê và không thiết gì đến chiên. Còn người mục tử nhân lành hy sinh mạng sống cho đàn chiên.

Trong trang này, bốn lần Chúa Giêsu nói: "Người hy sinh mạng sống của chính Người". Chúng ta không nên dừng lại ở những hình ảnh thôn dã điền viên, những "chuồng chiên" lãng mạn này. Bầu khí bây giờ thật bi thảm: "Chúa Giêsu đang nghĩ đến người mục tử chịu chết để cứu đàn chiên của mình. Hình ảnh lạ lùng, khác thường quá. Chúng ta thường nghĩ rằng: Khi một người chăn chiên chết, anh ta không thể bảo vệ đàn chiên được nữa. Nhưng Chúa Giêsu nói: Nhờ cái chết của Người, Người sẽ cứu chúng ta. Chúa Giêsu mạc khải điều này trong hoàn cảnh: Sự thù địch của những lãnh tụ tôn giáo càng lúc càng tăng, sau khi Chúa chữa lành một người mù bẩm sinh (Ga 9).

Mạng sống của tôi không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình.

Đối với Chúa Giêsu, cái chết không phải là một sự bất ngờ, cũng không phải là một ép buộc phải chịu, hay phải chấp nhận. Người đã làm cho cái chết trở thành một sự hiến dâng hoàn toàn ý thức và tự do. Cái chết của Người là một "tác động" yêu thương, yêu thương đến cùng. "Không có tình yêu nào cao cả hơn là cho những người tự hiến chính mạng sống của mình" (Ga 13,1; 15,13).

Bản văn bằng tiếng Hy Lạp của Thánh Gioan ở đây mạnh nghĩa hơn là những bản dịch có thể diễn tả. Nguyên văn có những từ sau đây: "Ta tháo gỡ linh hồn Ta ra". "Ta hiến dâng mạng sống của Ta". Cách nói khác thường này cũng ám chỉ trực tiếp bài thơ thứ IV của người đầy tớ (Is 53,10), người này hiến dâng mạng sống của mình để hy sinh cho quần chúng. Còn chúng ta thì sao? Phải chăng chúng ta sẽ giữ lại mạng sống và cái chết của chúng ta "cho chính chúng ta?". Chúng ta sẽ hiến dâng cái chết của chúng ta cho ai? Chúng ta có yêu thương người khác đủ để có thể thực hiện sự dâng hiến - tối thượng này không?

Tôi chính là người mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của Tôi, và chiên của Tôi biết Tôi.

Khác với người làm thuê, "không thiết tha gì đến những con chiên”. Nhân loại, tất cả mọi người, đều có giá trị dưới mắt Chúa Giêsu, cho đến độ Người có thể liều mạng sống của Người cho mỗi một người trong chúng ta. Lạy Chúa, Chúa đã liều mạng sống của Chúa vì con sao? Đúng, Ta đã yêu thương con thật tình, không phải chuyện đùa giỡn.

Qua những lời thắm thiết nồng nàn "Ta biết chiên của Ta" chứng tỏ tình yêu đã tiến rất xa. Động từ ‘biết’ trong Kinh thánh không chỉ có nghĩa là biết bằng tri thức mà là sự ‘biết’ của một người thương yêu một người khác đến độ như đã cộng sinh ra với người đó và dấn thân hoàn toàn vì người đó; như một người chồng nói về vợ mình: "Bây giờ anh biết em, anh trở thành một tạo vật mới, đấy là sự hy sinh ra lần thứ hai". Sự hiện diện mật thiết của người này trong người kia, một sự cảm thông hỗ tương, một sự hiệp thông trong tư tưởng và tâm hồn. Đấy là “cùng sống với người đó" và "dấn thân vì người đó".

Như Chúa Cha biết Tôi, và Tôi biết Chúa Cha.

Đấy là một gương mẫu. Sự thương yêu mật thiết và sống động giữa Ngôi Cha và Ngôi Con trong mầu nhiệm Ba Ngôi. Sự mật thiết giữa Chúa Giêsu và những người Chúa cứu chuộc bằng cái chết của Người, những người mà Chúa cho sinh ra nhờ cái chết của Người. Đó cũng chính là sự kết hợp mật thiết hiện có giữa các ngôi vị Thiên Chúa. Vâng chúng ta hãy nói về sự mật thiết sâu sa này: Khi nghe gọi "Maria", Mađalêna đã nhận ra ngay đó là tiếng nói của Chúa Giêsu Phục sinh (Ga 20,16). Tôi cũng thế, tôi cũng được Chúa biết rõ tên riêng của tôi. Tạ ơn Chúa, vì tình thương này.

Tôi còn có những chiên khác không thuộc đàn này. Tôi cũng phải đưa chúng về, chúng sẽ nghe tiếng Tôi và sẽ chỉ có một đàn chiên, và một người mục tử.

Trái tim Chúa Giêsu yêu thương mọi người. Tương quan sống động, việc hiệp thông sự sống giữa người mục tử và những con: chiên, "sự quen biết riêng” với từng con chiên, Chúa Giêsu xác quyết rằng sự "quen biết" này sẽ lan ra đối với tất cả mọi người không ngoại trừ ai cả. Sứ mệnh cứu độ của Người phải vươn tới tầm mục hoàn cầu. Chữ "Oicouménè" Hy Lạp có nghĩa là "toàn địa cầu có người ở”. Một lần nữa, đây là cách nói bí nhiệm của Chúa Giêsu, làm cho chúng ta tự hỏi: "Người là ai, mà có những tham vọng như thế? Người có "hơn" Người thợ mộc khiêm nhường ở Nagiarét không? Xét theo bề ngoài dường như Chúa Giêsu sắp chết trong sự thất bại hoàn toàn, bằng một cái chết nhục nhã và bị chế nhạo, một cái chết "vô ích"? Ở thế kỷ II, có một lời ghi trên một phần mộ, ký tên Abercius: "Tôi là môn đệ của một thánh Mục Tử có mắt rất to, nhìn thấy khắp nơi". Chúa Giêsu cũng vậy, Người có mắt rất to: Mỗi người một ngày nào đó, dù hư hỏng đến đâu, cũng sẽ nghe "tiếng của Người" và sẽ tự cảm thấy được Chúa thương yêu và "đoái nhìn đến", chúng ta chỉ thấy có một phần nhỏ đàn chiên của Người, Công đồng Vatican nói: Đàn chiên nhỏ, đám đông vô tận.

Sở dĩ Chúa Cha yêu mến Tôi, chính vì Tôi hy sinh mạng sống. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là lệnh của Cha Tôi mà Tôi đã nhận được.

Người thí bỏ mạng và lấy lại mạng sống của Người đễ dàng như "tháo cởi và mặc lại" áo quần. Chính những từ này đã được dùng chiều thứ Năm Tuần Thánh trong Tin Mừng theo Thánh Gioan 13,4-12.

21. Chú giải của Fiches Dominicales

ĐỨC GIÊSU VỊ MỤC TỬ TỐT LÀNH

VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI

1. Giữa cuộc luận chứng về căn tính

Chúng ta đang trong bối cảnh lễ Lều, với 2 nghi lễ độc đáo: thắp sáng Đền Thờ và rước đuốc ban đêm; đoàn rước các tư tế tới múc nước ở giếng Siloê về đổ trên bàn thờ trong Đền Thờ.

Chính trong khung cảnh lễ này mà Đức Giêsu đã chọc giận các đối thủ đang tìm bắt Người, khi tự giới thiệu là người được Thiên Chúa sai đến thực hiện nơi bản thân điều mà nghi lễ loan báo: Khi lễ Lều kết thúc, Đức Giêsu đã tuyên bố: "Ai khát hãy đến cùng Ta và hãy uống" (7,37-38). Kế đó, Người nói với người Do Thái: "Ta là ánh sáng trần gian. Ai theo Ta sẽ không đi trong bóng tối, nhưng sẽ được ánh sáng cho cuộc đời" (8,12).

Ra khỏi Đền Thờ, Đức Giêsu gặp trên đường một người mù từ mới sinh. Người truyền cho anh: "Hãy đi rửa ở suối Siloê”?

Người mù đi rửa và anh đã nhìn thấy. Bị những người Biệt phái làm khó dễ, nguyền rủa, sau cùng, bị trục xuất khỏi Hội đường, người mù đã sáng lại gặp Đức Giêsu, anh nhận ra Người là Con Người: "Lạy Thầy, tôi tin”. Anh quỳ xuống trước mặt Người mà tuyên xưng. Anh giống như con chiên đầu tiên của đoàn chiên mới được vị Mục Tử Tốt Lành qui tụ lại (9,35-38).

2. Đức Giêsu tự giới thiệu mình là vị Mục Tử cứu thế

Đức Giêsu vẫn đang nói với người Biệt phái. Người đã đối chiếu "trộm cướp”, chúng theo ngã khác leo vào chuồng chiên, với “vị mục tử đích thực”: theo cửa chính mà vào, gọi tên từng con và cho chúng ra ngoài (10,1-6). Đối với các thính giả tìm lương thực nơi Kinh Thánh, hình ảnh về người mục tử cứu thế được Thiên Chúa sai đến, dẫn đầu đoàn chiên trong cuộc Xuất hành mới thật là dễ hiểu.

Trước sự chậm hiểu của những người Biệt phái, Đức Giêsu tự nhận là "cửa chuồng chiên" (10,7-10) trước khi tuyên bố công khai: "Ta là mục tử tốt lành (người chăn chiên đích thực)!" không phải theo nghĩa nhẹ nhàng, bóng bẩy, mà theo nghĩa trọn vẹn của chức năng, thể hiện trọn vẹn sứ mệnh mục vụ.

- Người “chăn thuê”, chẳng khi nào chịu liều mình cho đoàn chiên vì chiên đâu phải của họ: vừa có biến là họ đào tẩu bỏ mặc đàn chiên không ai bảo vệ. Đức Giêsu, "vị mục tử tốt lành”, cũng giống như chàng mục tử Đavid nhỏ nhắn ngày xưa dám cống hiến cả mạng sống để bảo vệ đàn chiên của cha già Jessê (1Sam 17,31 ), không sợ "nguy nan" hay "thiệt mạng”.

Khác với người “chăn thuê”, Đức Giêsu, vị "mục tử tốt lành”, "biết chiên và chiên biết Người, như Cha biết Người và Người biết Cha”. Người gắn bó với họ bằng sợi dây yêu thương theo khuôn mẫu và khơi nguồn từ tình yêu trao đổi giữa Chúa Cha và Chúa Con.

3. Đến qui tụ đoàn chiên vượt qua mọi biên giới

- Bỗng chốc chân trời mở rộng vượt khỏi những giới hạn chật hẹp của “chuồng chiên Do Thái, vươn tới những con chiên khác" mà Đức Giêsu phải dẫn đưa về, để chỉ còn "một đàn chiên và một chủ chiên".

A.Marchadour chú giải: lời Đức Giêsu phá vỡ hoàn cảnh lịch sử, bao gồm cả những tín hữu đến từ thế giới dân ngoại, nhờ các tông đồ mà tự nhận Người (17,20). Thời sau hết, mọi tín hữu sẽ qui tụ chung quanh Đức Giêsu và lời Người. Sự hiệp nhất đáng mong ước này được trao ban trong cuộc Tử Nạn của Đức Giêsu (11,52); sự hiệp nhất ấy có nguồn gốc nơi sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con. Đó là một cuộc chinh phục đầy gian nan mà Đức Giêsu đã quan tâm cầu khẩn trước khi Người về cùng Cha (17,21) (Tin Mừng theo thánh Gioan, Centurion, trang 144).

- Đoạn Tin Mừng kết thúc bằng một câu nói lên sự viên mãn đến lạ lùng, qua đó, dưới ánh sáng của mối thân tình giữa Người và Chúa Cha, Đức Giêsu bộc lộ ý nghĩa của đời sống và cái chết của Người. Khi trao ban mạng sống của Người, đúng hơn "phó thác mạng sống" trong một hành vi vừa tự do tuyệt đối ("Mạng sống Ta... không ai lấy được: chính Ta tự trao ban") vừa hoàn toàn vâng phục Chúa Cha ("Đây là lệnh truyền Ta đã nhận từ Cha"), Đức Giêsu, Chúa Con, bày tỏ ở mức hoàn hảo nhất tình yêu của Chúa Cha muốn cứu độ toàn thể nhân loại.

A. Marchadour nhận xét: "Được đặt ở khởi đầu và kết thúc, Chúa Cha xuất hiện như nguồn mạch và cùng đích cho mọi hoạt động của Đức Giêsu. tất cả đến từ Người: lệnh truyền chẳng gì khác hơn là sự bày tỏ tình yêu. Cái chết, dưới ngòi bút sống động của Gioan, được trình bày như một hành vi tuyệt đối tự do trong đó Đức Giêsu hoàn tất lệnh truyền yêu thương của Chúa Cha. Ngay cả trong cái chết, giờ phút mà con người thường bị truất quyền làm chủ mạng sống, Đức Giêsu vẫn làm chủ, vì Người hoàn tất điều mà Thiên Chúa, trong tình yêu, muốn để đem sự sống đến cho con người" (Sđd, trang 144-145).

BÀI ĐỌC THÊM

1) Dung mạo đích thực của Giáo Hội

"Ta còn những chiên khác chưa thuộc đàn này”.

Đó là dung mạo đích thực của Giáo Hội. Giáo Hội là truyền giáo. Nếu không Giáo Hội sẽ chẳng còn là Giáo Hội nữa. Hoặc sẽ là Giáo Hội của những Người được sai đi (Tông đồ) hoặc sẽ chẳng còn là Kitô hữu nữa. Chúng ta, bạn và tôi, hôm nay, phải thi hành điều mà các Tông đồ đã làm vào thời các ngài. Các ngài đã để Mầu Nhiệm Phục Sinh biến đổi mình. Các ngài đã hiểu rằng, nhờ Bí tích Thánh Thể và qua các ngài, nhân tính Chúa lại hiện diện nhiều hơn nữa. Các ngài đã hiểu rằng Người muốn nhờ các ngài đem đến cùng tận địa cầu, cũng như nhờ chúng ta đem đến tận cùng thời gian, ơn cứu độ mà trong 33 năm, Người đã đem tới cho những người sống cùng thời với Người. Từ nay, chính nhờ đôi mắt ta mà Đức Kitô có thể nhìn thấy những khổ đau của nhân loại, chính nhờ đôi chân ta mà Đức Kitô có thể đi đến gặp gỡ con người trong đau thương hay trong lầm lạc, chính nhờ trái tim ta mà Người có thể yêu thương thế giới hiện đại. Chính qua bản thân ta mà Đức Giêsu Cứu Thế muốn trao ban sự sống của Người, sự sống của ta. Như thế, trở về chuồng chiên không còn là cứ giữ nguyên lốt chiên, nhưng là trở nên, qua ơn gọi, chính Vị Mục Tử Tốt Lành đi tìm con chiên lạc đàn .

Nói về ơn gọi là nói về cuộc chuyển hoán, cuộc đổi đời quyết liệt của tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội. Ơn gọi này đòi buộc ta phải giã từ thân phận của những kẻ tiêu thụ thuần tuý, chỉ biết đòi hỏi trong Giáo Hội. Ta phải trở nên thân thể Đức Kitô. Ta phải là bóng hình của Người. Mỗi người ở địa vị mình, đều được kêu gọi vào những công việc khác nhau, để thực sự trở thành những Mục tử Tốt lành cho con người thời nay".

2. "Tình yêu, con đường duy nhất để đến vơi thế giới bất tin" (Đức Hồng Y P.Poupard, tài liệu dành cho ngày ơn thiên triệu).

"Thánh nữ Têrêxa đã mở ra cho chúng ta con đường duy nhất để đến với thế giới những người không tin: đó là tình yêu. Không ai có thể sống thiếu tình yêu. Trước tấn thảm kịch của thuyết nhân bản vô thần, thảm kịch, vì do nhân danh một tư tưởng cao cả của nhân loại, mà con người đã khước từ Thiên Chúa. Mọi Kitô hữu, mọi linh mục, mọi tu sĩ đều bồn chồn lo âu. (…) Thánh Phanxicô đệ Salê đã nói: "tất cả đều dành cho tình yêu đều ở trong tình yêu, đều vì tình yêu, và đều phát xuất từ tình yêu trong Giáo Hội”. Nhưng cái chân lý cao cả ấy hầu như đã bị lãng quên, đã bị thuyết Jansénisme khô cằn ngăn chặn. Chỉ có người nữ tu dòng kín trẻ trung thành Lisieux đã nhắc ta nhớ lại chân lý ấy trong nét tươi tắn của thái độ Ngài hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Hôn thê của Đấng chịu đóng đinh và đã vì yêu mà tự nộp mình cho ta, chính chị cũng dâng hiến cho Người tình yêu vì tình yêu, như vị hôn thê dâng hiến cho hôn phu. "Trong trái tim Giáo Hội, tôi sẽ là tình yêu”; thế là đã rõ, một xác quyết như thế đụng chạm tới tất cả mọi người ở thế kỷ XX của chúng ta vì chúng ta không biết yêu và được yêu trong chân lý (...).

Thánh nữ Têrêxa luôn luôn là, tôi dám nói, một âm vang đích thực của trái tim Thiên Chúa cho thời đại chúng ta, cho mỗi người chúng ta. Dù ta là ai, ta đã được tạo thành để sống tình yêu Thiên Chúa, tình yêu đã trao ban sự sống cho ta. Ta đến từ Thiên Chúa và ta lại trở về với Người, Người là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Công Đồng Vatican II đã mạnh mẽ nhắc lại điều này. Sử gia mai ngày có thể thắc mắc ''Giáo Hội thời Công Đồng đã làm gì? Đức Phaolô VI đã trả lời họ ngay từ ngày 14/9/1965: “Giáo Hội yêu, Giáo Hội yêu, yêu bằng trái tim mục tử, yêu bằng trái tim đã kêu, yêu bằng trái tim rộng mở đón nhận mọi người, kể cả những người bắt bớ Giáo Hội”. Ta nên tìm lại cái trực cảm quan trọng ấy của Đức Phaolô VI. Đó cũng là trực cảm của thánh nữ Têrêxa thành Lisieux: “Giáo Hội là Đức Kitô và Đức Kitô là tình yêu”. Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương.

Thánh nữ Têrêxa đã khơi gợi hàng ngàn, hàng ngàn ơn gọi làm linh mục trên khắp thế giới. Những linh mục ấy đã tìm thấy nơi thánh nữ một tình yêu tuyệt đối dành cho Đức Giêsu và tình yêu Giáo Hội, một ý nghĩa sâu xa trong kinh nguyện và trong sứ mệnh truyền giáo trên khắp hoàn cầu, một sự kết hợp bằng chiêm niệm và hoạt động, một mẫu gương dùng con đường tình yêu bé nhỏ và phó thác, đường nên thánh trong cuộc sống hằng ngày. Ngày nay, thánh nữ Têrêxa vẫn tiếp tục làm phong phú tác vụ của các linh mục, đặc biệt là những linh mục trẻ bị cuốn hút bởi sứ điệp tình yêu giữa lòng Giáo Hội (...).

Tất cả hành trình đức tin thâu tóm trong đức cậy và đức ái. Niềm tin là niềm hy vọng của tình yêu, tin là hy vọng vào tình yêu. Phải chăng vai trò đã được quan phòng của sứ điệp của thánh nữ Têrêxa, ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ 3, chính là trả lại cho ta tình yêu và niềm hy vọng? Con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu là để yêu thương. Trong lãnh vực tình yêu, thánh nữ Têrêxa là bậc thầy linh đạo. Trong tình yêu, không có dè dặt, không có tính toán, không có trung dung, không có quân bình vì con người chẳng bao giờ có thể yêu Thiên Chúa cho xứng với tình Người yêu ta (...).

Một nữ tu hỏi thánh nữ Têrêxa: "Chị nói gì với Đức Giêsu?” Chị thánh trả lời: "Em không nói gì hết, em yêu Người”? Chỉ tình yêu là quan trọng.

3. “Trong trái tim Giáo Hội, tôi sẽ là tình yêu”

(Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng, bản văn được trích dẫn trong tài liệu của Uỷ ban quốc gia về ơn thiên triệu)

"Sau cùng con đã tìm thấy an nghỉ... tìm trong thân thể mầu nhiệm của Giáo Hội, con chẳng thấy mình trong bất cứ chi thể nào đã được thánh Phaolô miêu tả, đúng hơn con muốn có mặt trong tất cả những chi thể ấy... Đức ái đã cho con chìa khoá ơn gọi của con. Con hiểu rằng nếu Giáo Hội có một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, chi thể quan yếu nhất, cao cả nhất không thể thiếu được, con hiểu đó là TRÁI TIM, và TRÁI TIM đó cháy đỏ TÌNH YÊU. Con hiểu rằng chỉ có Tình Yêu mới làm cho các chi thể của Giáo Hội hoạt động, và nếu Tình Yêu vụt tắt, các Tông đồ sẽ thôi không loan báo Tin Mừng, các thánh tử đạo sẽ từ chối đổ máu... Con hiểu rằng TÌNH YÊU phủ trùm lên mọi ơn gọi, và tình yêu là tất cả, bao gồm mọi không gian và mọi thời gian... Tắt một lời, Tình Yêu là vĩnh cửu!

Thế là, trong niềm vui tột đỉnh, con kêu lên: "ôi Giêsu, Tình Yêu của con, ơn gọi của con, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là TÌNH YÊU. Phải rồi, con đã tìm được vị trí của con trong Giáo hội. Chỗ ấy, Ôi lạy Chúa, chính Chúa đã ban cho con, trong trái tim Giáo Hội, thưa Mẹ, con sẽ là Tình Yêu, như thế con sẽ là tất cả, như thế giấc mơ của con đã thành hiện thực!”

Top