Sơ M. Isabell Naumann - một phụ nữ trong Ủy ban Thần học Quốc tế
Sơ M. Isabell mỉm cười giải thích: "Tất cả những người tiền nhiệm của tôi đều là linh mục và giám mục". Sơ đang nói đến việc sơ được bổ nhiệm làm Chủ tịch Học viện Công giáo Sydney, Australia, phân khoa duy nhất về giáo hội của nước này, được thành lập vào năm 1954 tại Australia, New Zealand và Châu Đại Dương. Phân khoa cấp bằng của Đại học Giáo hoàng về Thần học.
Sơ M. Isabell Naumann, một thành viên gốc Đức của Tu hội đời các Nữ tu Schoenstatt Đức Maria (ISSM), được Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher, dòng Đaminh, bổ nhiệm làm Chủ tịch Học viện Công giáo Sydney vào năm 2018.
Trước khi được bổ nhiệm, Sơ M. Isabell đã làm việc nhiều năm với tư cách là giáo sư tại Học viện Công giáo Sydney. Tuy nhiên việc sơ được bổ nhiệm làm chủ tịch Học Viện vẫn là một điều bất ngờ.
Trong một cuộc phỏng vấn của Vatican News, Sơ M. Isabell chia sẻ: "Không có quá nhiều phụ nữ lãnh đạo các khoa hoặc trường đại học của giáo hội. Trường của chúng tôi có niên đại từ những năm 1880 và trở thành một khoa của giáo hội vào năm 1956. Tất cả những người tiền nhiệm của tôi đều là linh mục và giám mục".
Ba năm sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Học viện Công giáo Sydney, vào tháng 10/2021, Sơ M. Isabell được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban Thần học Quốc tế (ITC).
Xử lý các vấn đề rất quan trọng đối với Giáo hội
Nhiệm vụ của Ủy ban Thần học Quốc tế là giúp Tòa Thánh, đặc biệt là Bộ Giáo lý Đức tin, xem xét các vấn đề giáo lý đặc biệt quan trọng.
Các thành viên được Đức Thánh Cha bổ nhiệm trong 5 năm sau khi được Đức Hồng Y Tổng trưởng của Bộ đề nghị và sau khi tham khảo ý kiến của các Hội đồng Giám mục.
Sơ M. Isabell là một trong số ít phụ nữ trong Ủy ban. Sơ cho biết: "Nhóm của chúng tôi có tất cả 29 người nhưng chỉ có 5 phụ nữ".
Cách phụ nữ suy nghĩ và tiếp cận một chủ đề
Theo ý kiến của sơ, cần có sự hiện diện nhiều hơn nữa của phụ nữ trong các ủy ban như Ủy ban Thần học Quốc tế. Sơ thấy điều này quan trọng, "để chúng ta có nhiều suy nghĩ bổ sung hơn". Sơ giải thích: "Điều này rất quan trọng vì chúng ta có thể đề cập đến cùng một chủ đề, nhưng bạn có những cách khác nhau để tiếp cận chủ đề, và trong mắt tôi đó là sự bổ sung rất quan trọng và điều đó cần phải đi cùng nhau khi bạn đề cập đến bất cứ điều gì trong thần học". Sơ bày tỏ hy vọng rằng sẽ có nhiều phụ nữ đảm nhận những nhiệm vụ như vậy trong tương lai.
Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ và vai trò của họ trong Giáo hội. Trong một bài phát biểu gửi tới Ủy ban Thần học Quốc tế vào ngày 30 tháng 11 năm 2023, ngài nói: "Phụ nữ có khả năng suy tư thần học khác với nam giới chúng ta. Giáo Hội là nữ giới. Và nếu chúng ta không biết về phụ nữ, không biết về thần học của phụ nữ, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu Giáo hội là gì".
Sau đó Đức Thánh Cha nói thêm: "Và đây là một nhiệm vụ mà tôi yêu cầu các bạn. Để làm cho Giáo hội bớt nam tính".
Đã làm việc trong các tổ chức của giáo hội nhiều năm, Sơ Isabell đánh giá cao sự đóng góp độc đáo mà phụ nữ phải cống hiến cho Giáo hội. Đặc sủng Thánh Mẫu của cộng đồng các Nữ tu Schoenstatt Đức Maria mà Sơ Isabell là thành viên đặc biệt nhấn mạnh đến việc giúp đỡ phụ nữ đón nhận và phát triển bản sắc nữ tính độc đáo của họ và do đó làm cho xã hội và Giáo hội phong phú thêm.
Trong công việc giáo dục, quản lý và nghiên cứu học thuật cho Giáo hội, Sơ Isabell nhìn thấy một cách cụ thể để sống đặc sủng của cộng đoàn của sơ và đóng góp cho khía cạnh nữ tính hay khía cạnh về Đức Maria trong Giáo hội.
Tầm quan trọng của phụ nữ trong việc đào tạo linh mục
Trước khi trở thành chủ tịch Học viện Công giáo Sydney, Sơ Isabell đã làm việc 11 năm với tư cách là trưởng khoa nghiên cứu tại chủng viện.
Sơ chia sẻ: "Tôi thực sự là nữ trưởng khoa nghiên cứu đầu tiên của một chủng viện (Chủng viện Chúa Chiên Lành ở Sydney) ở Australia. Thông thường người giữ vị trí đó không phải là phụ nữ".
Sơ nói về tầm quan trọng đặc biệt của việc có phụ nữ tham gia vào việc đào tạo các linh mục. Sơ giải thích: "Điều đó rất quan trọng bởi vì khi đưa ra quyết định: 'ứng cử viên này có thực sự có mục tiêu không?', nam giới thường tiếp cận vấn đề đó từ một khía cạnh cụ thể, nhưng vì phụ nữ chúng tôi có nhiều tương quan hơn nên chúng tôi có một cách khác để nhìn một người. Và theo kinh nghiệm của tôi, đó là một cách rất lành mạnh và đúng đắn để đưa ra quyết định".
Sơ M. Isabell đã tóm tắt kinh nghiệm của sơ rằng: "Tôi có thể thấy tầm quan trọng của việc bất cứ khi nào chúng ta giải quyết vấn đề giáo dục, với bất cứ điều gì liên quan đến con người, chúng ta cần phải có cả lối suy nghĩ của nam tính và nữ tính trong đó".
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất
- Nữ tu Công giáo Nigeria được trao giải thưởng Opus trị giá 1,2 triệu đô la
-
Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành thừa sai tại đền thánh Mễ Du -
Di chúc đức tin của Sammy Basso, thanh niên bị bệnh lão hoá sớm -
Đức cha François Pallu: Chứng nhân của tình yêu -
Chứng tá truyền giáo của cha Ignazio Lastrico ở Brazil: Điều quan trọng là luôn hiện diện và ở mọi nơi -
Những nữ thừa sai ở bang Meghalaya, Ấn Độ -
Đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, vị giám mục phá tan băng giá -
Khi đức tin là sự lan toả nhen lại tâm hồn chán nản -
Trung tâm y tế Đức Mẹ Thương Xót ở Sudan -
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
bài liên quan đọc nhiều
- Cuộc hội nhập văn hóa của Giáo hội Công Giáo Việt Nam (1533-2019)
-
Vị Tôi Tớ Chúa, Đức cha Pierre Lambert de La Motte, những thành quả truyền giáo và tiến trình xin phong thánh -
Phong thánh: Chỉ cần một phép lạ thôi -
Đức cha Pierre Lambert De La Motte người môn đệ yêu mến “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh” -
Đức Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của giới trẻ -
Cỗ tràng hạt quý chôn theo Công nương Diana -
Gia đình có một Hồng y, một Giám mục, hai Linh mục và bốn Tu sĩ -
Đời sống tâm linh của Đức Gioan Phaolô II -
"Hãy theo Thầy": Trở về với đức tin nhờ các vị Giáo Hoàng đương đại -
400 năm ngày sinh Đức cha Lambert de la Motte, Giám mục đầu tiên Việt Nam