Nước Pháp vẫn là Công giáo, nhưng ít thực hành đạo hơn

XBVN – Theo cuộc điều tra Ifop được thực hiện cho nhật báo "La Croix", thì hai phần ba người Pháp vẫn gắn bó với căn tính Công giáo nhưng chỉ còn một thiểu số nhỏ tham dự thánh lễ Chúa Nhật.
Quả thế, chỉ 4,5% nói rằng họ năng đến nhà thờ mỗi Chúa Nhật, 15% đến nhà thờ đều đặn hơn, bình thường khoảng một tháng một lần.
Những kết quả điều tra Ifop cho tờ La Croix này xác minh những gì mà người ta biết về các khuynh hướng hiện nay của việc thực hành tôn giáo của người Công giáo tại Pháp.
Ghi nhận đầu tiên, đó là sự hiện diện ở nhà thờ vào ngày Chúa Nhật không còn là tiêu chuẩn để đánh giá một người thuộc về tôn giáo hay không. Có sự phân tách giữa việc khẳng định căn tính Công giáo và việc đi lễ ngày Chúa Nhật. Sử gia Denis Pelletier ghi nhận: "Với 4,5%, nước Pháp ngày nay là nước Công giáo mà việc đi lễ Chúa Nhật là thấp nhất".
So với Tây Ban Nha, thì có 20% người Tây Ban Nha đi lễ mỗi tuần một lần, và có đến 30% dân số đi lễ một tháng một lần. Tại Tây Ban Nha, có đến 75% dân chúng tự nhận là Công giáo.
Làm thế nào để giải thích sự chênh lệch giữa việc thực hành tôn giáo và khẳng định căn tính tôn giáo của mình? Đường biểu diễn lịch sử mà cuộc điều tra Ifop vẽ nên dầu sao cho thấy rằng người ta không thể gán sự chênh lệch này cho Công đồng Vatican II. Thậm chí người ta có thể khẳng định ngược lại như Denis Pelletier nhận xét: "Có một sự ổn định nào đó, thậm chí là sự tăng nhẹ, sau Công đồng. Trái lại, đường biểu diễn đi xuống sau đó, kể từ giữa những năm 1970, vào thời điểm mà, sau sự can đảm hậu công đồng của những bước khởi đầu, Giáo Hội trở lại với những lập trường cổ điển hơn".
Ngày nay, thiểu số người Công giáo thực hành đạo là già hơn so với độ tuổi trung bình của người Pháp.
Cuộc điều tra Ifop cũng cho phép có một ý tưởng rõ ràng hơn về những người Công giáo không đi lễ. "Vòng tròn thứ ba" nổi tiếng vẫn gắn bó với căn tính này và hướng đến Giáo Hội vào những giai đoạn lớn của cuộc đời: sinh ra, hôn nhân và nhất là cái chết. Những người Công giáo đó rõ ràng là hình ảnh của toàn thể người Pháp: thật ngạc nhiên khi thấy về những vấn đề chính trị hay xã hội, thì ý kiến của những người nhận là Công giáo nhưng không thực hành đạo, lại liên kết với ý kiến của những người Pháp nói chung, dấu chỉ của một sự thấm nhiễm xã hội cách sâu xa bởi căn tính Công giáo.
Theo Isabelle de GAULMYN, La Croix
bài liên quan mới nhất

- Đức Lêô nói với người cao tuổi: Hy vọng là nguồn vui
-
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ V năm 2025: “Phúc cho ai không mất hy vọng” -
Đức Thánh cha Lêô XIV cử hành Thánh lễ đầu tiên cầu cho việc “bảo vệ công trình tạo dựng” tại Làng Laudato Si’, Castel Gandolfo -
Đức Lêô XIV: Khủng hoảng sinh thái & cái nhìn chiêm niệm -
Thượng Hội đồng: Đức Lêô XIV lập nhóm suy tư về phụng vụ -
Hướng dẫn mới cho giai đoạn thực hiện Thượng Hội Đồng -
Đức Lêô XIV: Chúng ta cầu nguyện cho các nạn nhân lũ lụt tại Texas -
Phỏng vấn ĐGM Thibault Verny - Tân Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên -
Thầy Matthew, Bề trên Cộng đoàn Taizé, được Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp kiến riêng -
Bài phát biểu của Đức cha Thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích về Thánh lễ cầu cho việc bảo vệ công trình tạo dựng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y