Người dân thiếu nước sạch trầm trọng
Hàng chục ngàn người tại tỉnh Bến Tre phải chịu cảnh thiếu nước sạch cho các sinh hoạt hàng ngày trong nhiều năm qua.
Hai năm qua đều đặn mỗi ngày, anh Phêrô Nguyễn Văn Tấn phải mất 10.000 đồng mua nước sạch để uống và nấu ăn cho gia đình ba người của anh.
Anh Tấn, 45 tuổi, có sức khỏe kém do bị tai nạn xe máy cách đây mấy năm và hiện ở nhà đan lồng nuôi chim, kiếm được 20.000 đồng một ngày.
“Chúng tôi phải dùng nước sông có màu đen và bốc mùi hôi thối để tắm giặt dù tắm xong thấy ngứa và nổi mẩn đỏ” – anh nói. Trước đây, họ cũng dùng nước sông để nấu ăn.
Nhưng dù sao anh Tấn vẫn còn may mắn hơn những người láng giềng không thể mua được nước sạch để sử dụng.
Chẳng hạn, chị Ysave Nguyễn Thị Lý, 53 tuổi, nói rằng “Vợ chồng tôi hằng ngày đi làm thuê cho người ta chỉ đủ tiền nuôi sống gia đình ba miệng ăn thì làm sao có tiền để mua nước sạch uống.”
“Bất đắc dĩ chúng tôi phải dùng nước sông để nấu nướng, tắm giặt chứ tôi biết nước dơ lắm” – chị than phiền.
Những người dân này ở giáo xứ Cái Mơn thuộc tỉnh Bến Tre chịu cảnh thiếu nước sạch trong nhiều năm qua. Hằng ngày họ phải mua nước sạch từ các cơ sở xử lý nước lọc bằng tia cực tím với giá 10.000 đồng cho can 20 lít.
Giáo xứ có khoảng 23.000 giáo dân.
Người dân ở đây xưa nay dùng nước sông để ăn uống và sinh hoạt. Nhưng kể từ năm 2005 nước từ các kênh rạch bị ứ đọng và ô nhiễm nặng, sau khi chính quyền lắp đặt hệ thống ống cống để ngăn nước lũ từ con sông chính chảy vào các kênh rạch.
Chính quyền hứa lắp đặt một hệ thống nước máy cho người dân, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thực hiện lời hứa.
“Thật kinh khủng khi phải hít mùi hôi thối và sử dụng nguồn nước dơ bẩn nhưng chẳng thể nào khác hơn được. Tôi không biết phải chịu đựng cảnh sống này đến bao giờ?” – chị Anna Lê Thị Hoa than thở.
Tại các huyện ven biển của tỉnh Bến Tre như Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú, người dân cũng đang khổ sở vì thiếu nước ngọt do nước mặn xâm nhập vào đất liền.
Điển hình tại xã Thạnh Phước, khoảng 2.500 hộ phải mua nước ngọt với giá 100.000 đồng/3 khối.
Bà Nguyễn Ngọc Phương than phiền gia đình bà có 6 người nhưng chỉ dám xài khoảng 200 lít nước mỗi ngày.
“Tôi đang lo lúc đỉnh điểm giá nước sẽ tăng lên như năm ngoái, lúc đó chắc chỉ dùng nước ngọt để nấu ăn, còn tắm giặt thì phải dùng nước mặn thôi.” Năm ngoái, nước ngọt có giá từ 50.000 – 200.000 đồng/khối.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa đến cuối tháng 3, nước mặn có độ mặn 0,1‰ xâm nhập sâu 70km tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha: Bệnh viện phải đặt con người ở trung tâm và thúc đẩy nghiên cứu khoa học
-
Để giúp người trẻ đối diện với khủng hoảng của sự tuyệt vọng -
Thủy trị liệu -
Khoa học chứng minh rằng đến thăm bảo tàng và phòng triển lãm có thể giúp con người tăng tuổi thọ -
Giấc ngủ bình an -
Chữa trị những trẻ chậm nói -
Giới y tế Công giáo TGP Sài Gòn: Thực thi bác ái -
Caritas TGP Sài Gòn: Khám chữa bệnh cho học sinh nghèo -
Giới thiệu phương pháp Billings với Linh mục đoàn Tổng Giáo phận TP.HCM -
Nhóm Tông đồ Mục vụ Sức khỏe Việt Nam: Mừng bổn mạng
bài liên quan đọc nhiều
- Giấc ngủ bình an
-
Chữa trị những trẻ chậm nói -
Đã có một nơi cai nghiện như thế -
Tản mạn vui về hút thuốc lá -
Thủy trị liệu -
Nhóm Tông đồ Mục vụ Sức khỏe Việt Nam: Mừng bổn mạng -
Khoa học chứng minh rằng đến thăm bảo tàng và phòng triển lãm có thể giúp con người tăng tuổi thọ -
Nghệ sĩ Lê Vũ Cầu -
Ngẫm nghĩ nhân Ngày thế giới phòng chống tự tử (10/9) -
Để giúp người trẻ đối diện với khủng hoảng của sự tuyệt vọng