Ngôn sứ Isaia - Ngôn sứ của Mùa Vọng
-
Isaia có nghĩa là gì?
Isaia có nghĩa là “Thiên Chúa cứu chuộc”. Isaia được kêu gọi làm ngôn sứ vào năm vua Útdigiahu băng hà. Isaia đã làm cố vấn cho ba vị vua liên tiếp của Giuđa là Giôtham, Akhát, và Khítkigia. Sách ngôn sứ Isaia là một trong những cuốn sách dài nhất của Cựu Ước và nội dung của nó trải dài trong một khoảng thời gian dài nhiều năm: Isaia đệ nhất: chương 1 đến chương 39; Isaia đệ nhị: chương 40 đến 55; Isaia đệ tam: chương 56 đến 66.
-
Isaia, vị ngôn sứ của Mùa Vọng
Ngôn sứ Isaia là ngôn sứ của Mùa Vọng bởi vì:
2.1 Sách ngôn sứ Isaia được đọc nhiều trong Mùa Vọng:
Cả bốn Chúa Nhật năm A, và ba tuần đầu năm B, bài đọc một của Thánh Lễ đều được trích từ sách ngôn sứ Isaia; Những ngày lễ trong tuần Mùa Vọng, sách ngôn sứ Isaia cũng được trích đọc nhiều nhất: tuần 1: 6 lần; tuần 2: 5 lần; tuần 3: 3 lần; và 1 lần vào ngày 20 tháng 12.
Trong các Giờ Kinh Phụng Vụ, việc chọn và sắp xếp các bài đọc cũng cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của sách ngôn sứ Isaia: Bài đọc một của Giờ Kinh Sách hằng ngày, đều được lấy từ sách ngôn sứ Isaia. Hơn thế nữa, nhiều bài đọc của Giờ Kinh Sáng, Giờ Kinh Trưa: 3, 6, 9, và Xướng-Đáp cũng đều được trích từ sách ngôn sứ Isaia.
2.2 Isaia là ngôn sứ của niềm hy vọng, cũng như của những khởi đầu mới
Cuộc hạ sinh của một vị vua mới: Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, Người Cha muôn thuở, và Thủ Lãnh hòa bình (Is 9,5); (2) Ông còn là ngôn sứ của Lòng Chúa Thương Xót, như Đức Giêsu sẽ nói về Cha của Người sau này; (3) Ông là người đầu tiên tuyên bố rằng: Thiên Chúa của Ítraen cũng là Thiên Chúa của mọi dân tộc. (4) Ông là vị ngôn sứ của công lý và hòa bình: kêu gọi hòa hợp giữa các dân tộc và lòng trắc ẩn dành cho những người nghèo khổ.
2.3 Ngôn sứ Isaia háo hức trông chờ Thiên Chúa thực hiện lời hứa cứu độ
Ông cũng như toàn thể dân Ítraen nhận thức sâu sắc về lời hứa mà Thiên Chúa đã ban cho Môsê: Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy (Đnl 18,18). Lời hứa này cũng được ngỏ với Đavít: Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi, một người do chính người sinh ra, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được bền vững. Đối với nó, Ta sẽ là cha; đối với Ta, nó sẽ là con (2 Sm 7,12b,14).
2.4 Ngôn sứ Isaia ba lần tiên báo về Đấng Emmanuel
- Này đây, một thiếu nữ sẽ mang thai, sẽ sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel (Is 7,14);
- Một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta. Người gánh vác quyền bính trên vai, danh hiệu của Người là Cố Vấn kỳ diệu, Thần Linh dũng mãnh, Người Cha muôn thuở, Thủ Lãnh hòa bình (Is 9,5-6a);
- Từ gốc tổ Giêsê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non. Thần Khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này. Người sẽ xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở. Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành (Is 11,1,2a,4a,5a).
Mùa Vọng là mùa vui mừng trông đợi Chúa đến, cho nên, Isaia mời gọi chúng ta dọn đường cho Đấng Thiên Sai ngự đến. Mùa Vọng cũng nói về sự xuất hiện triều đại của Thiên Chúa, vương quốc của công lý và hòa bình, cho nên, Isaia mời gọi chúng ta hãy tuân theo luật pháp của vương quốc ấy, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để sống ngay chính trong mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm. Ước gì lời mời gọi của ngôn sứ Isaia luôn khơi dậy trong lòng chúng ta niềm hân hoan, rạo rực đón chờ Chúa đến, và thúc đẩy chúng ta nhiệt thành loan báo Tin Mừng cứu độ của Chúa đến với tất cả mọi người. Ước gì được như thế!
Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Bạn còn muốn về nhà?
-
4 lời khuyên cho cuộc sống Kitô hữu hạnh phúc -
Bí quyết để vượt qua thói xấu là thực hành nhân đức đối lập -
“Biết cười, men tạo nên niềm vui”. Tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Mừng thọ - Lời tạ ơn và bài học cho người Kitô hữu -
Lắng -
Nhịp bước với Mẹ Maria trong cuộc hành hương hy vọng -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ nhất Năm Sự Sáng - Chúa Giêsu chịu phép rửa -
Hành hương thời Tân ước - Phần 1: Đức Giêsu hành hương lên thánh địa -
Lý do theo Kinh Thánh để chúng ta phải tránh nói hành nói xấu
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19