Ngày Bệnh lao thế giới: Bệnh lao tấn công người đói nghèo
Bệnh lao lâu nay được xem là đã được khống chế hoặc không còn cướp đi sinh mạng của nhiều người nữa như trước đây. Nhưng tại một số nơi nó vẫn còn lây lan ở mức độ cao.
Ngày Bệnh lao thế giới 24-3 hàng năm chú ý đến nỗi khốn cùng của nhiều bệnh nhân bị lây nhiễm do điều kiện kinh tế khó khăn.
Mặc dù ho đau buốt cả ngực và đang uống thuốc chữa trị hàng ngày, ông Phaolô Nguyễn Giảng, 43 tuổi, vẫn cặm cụi đạp xích lô chở 500kg bột mì cho khách mỗi sáng để kiếm cho được 100.000 đồng. Và khi xong việc, ông còn đi chợ, nấu ăn và giặt giũ áo quần cho gia đình nữa.
“Bệnh lao đang hành hạ tôi lần nữa vì tôi kiệt sức do làm việc nặng nhọc” – ông Giảng nói với giọng buồn bã.
“Tôi đã chữa bớt bệnh hồi tháng Giêng và bác sĩ khuyên nên ăn uống bồi dưỡng và kiêng lao động nặng tối thiểu ba tháng để sức khỏe bình phục. Nhưng tôi phải ráng sức đạp xích lô để trang trải chi tiêu và trả tiền thuê nhà” – ông bố của hai đứa con đang học cấp một bộc bạch.
Gia đình ông thuê căn phòng có diện tích chỉ 12 mét vuông ở Huế. Vợ ông trông giữ trẻ mỗi tháng kiếm được 1,5 triệu đồng.
“Tôi bị nhiễm lao từ mẹ mình và bà đã qua đời năm 1999. Tôi lo lắm vì con gái đầu 9 tuổi cũng bị nhiễm lao”, ông nói.
Bà Phạm Thị Vân cũng có hoàn cảnh tương tự. Chồng bà mất vì ho ra máu quá nhiều năm 2010 và bà hiện đang uống thuốc chữa lao trong tám tháng. Cũng may là thuốc chữa lao được phát miễn phí.
“Nhưng tôi không thể nghỉ ngơi trong khi chữa trị được vì phải làm việc để nuôi hai con” – bà Vân, 40 tuổi, nói. Bà mò hến dưới sông từ 1g-6g sáng và kiếm 30.000 đến 50.000 đồng mỗi ngày.
Có khoảng 250 hộ dân sống ven bờ sông Hương ở phường Vĩ Dạ, thành phố Huế làm nghề cào hến trên sông.
Bà Hồ Thị Hồng, một bệnh nhân lao ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, cho biết có chừng 150 người nhiễm lao ở xã. Phần lớn bị nhiễm bệnh là do đốt than để mưu sinh.
“Chúng tôi chỉ đến trạm xá của xã để lấy thuốc khi trở bệnh và không thể đi làm được”, bà nói.
Bác sĩ Nguyễn Cường tại Bệnh viện Trung ương Huế cho biết số người mắc bệnh đang gia tăng. Tỉnh này ghi nhận 2.150 bệnh nhân năm 2010 và năm 2011 tăng lên 2.500 người.
Theo Sở Y tế tỉnh, nguyên nhân lây bệnh là do người dân sống trong nghèo khổ và môi trường ô nhiễm.
Bác sĩ Nguyễn Thị Giỏ, làm việc tại phòng khám Kim Long, cho biết bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn trong thời gian là tám tháng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không giữ gìn sức khỏe tốt thì bệnh có thể tái phát.
Mỗi năm, Việt Nam có 200.000 người mới mắc bệnh và gần 30.000 người chết do lao. Khoảng 5.000 – 6.000 đã kháng thuốc.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha: Bệnh viện phải đặt con người ở trung tâm và thúc đẩy nghiên cứu khoa học
-
Để giúp người trẻ đối diện với khủng hoảng của sự tuyệt vọng -
Thủy trị liệu -
Khoa học chứng minh rằng đến thăm bảo tàng và phòng triển lãm có thể giúp con người tăng tuổi thọ -
Giấc ngủ bình an -
Chữa trị những trẻ chậm nói -
Giới y tế Công giáo TGP Sài Gòn: Thực thi bác ái -
Caritas TGP Sài Gòn: Khám chữa bệnh cho học sinh nghèo -
Giới thiệu phương pháp Billings với Linh mục đoàn Tổng Giáo phận TP.HCM -
Nhóm Tông đồ Mục vụ Sức khỏe Việt Nam: Mừng bổn mạng
bài liên quan đọc nhiều
- Giấc ngủ bình an
-
Chữa trị những trẻ chậm nói -
Đã có một nơi cai nghiện như thế -
Tản mạn vui về hút thuốc lá -
Thủy trị liệu -
Nhóm Tông đồ Mục vụ Sức khỏe Việt Nam: Mừng bổn mạng -
Khoa học chứng minh rằng đến thăm bảo tàng và phòng triển lãm có thể giúp con người tăng tuổi thọ -
Nghệ sĩ Lê Vũ Cầu -
Ngẫm nghĩ nhân Ngày thế giới phòng chống tự tử (10/9) -
Người dân thiếu nước sạch trầm trọng