Nếu bạn mất đi niềm khao khát cầu nguyện, hãy đọc bài viết này
WGPSG / Aleteia -- Nhiều người từ bỏ việc cầu nguyện khi thấy khó khăn hoặc dường như không có kết quả khi cầu nguyện, nhưng hãy nhớ điều này…
Vui tươi là một đặc tính của Kitô hữu, bởi vì cùng với sự thanh thản, vui tươi là hoa trái của đức ái. Người ta sẽ luôn vui tươi hân hoan khi sống nhờ Chúa và với Chúa, được Thánh Thể và ơn tha thứ nuôi dữơng, và yêu thương người khác như Chúa Giêsu yêu thương.
Nhưng vui tươi không phải lúc nào cũng đi đôi với vui thích. Vui thích là một biểu hiện giác quan của niềm vui xúc cảm. Còn vui tươi là niềm vui thiêng liêng, nhưng chúng ta lại thường mong được vui thích trong tất cả những gì là tốt đẹp. Khi thời gian thử thách và đau khổ với những cám dỗ của nó đến với chúng ta, sự vui thích có thể giảm bớt hoặc biến mất. Điều này đôi khi cũng xảy ra với việc cầu nguyện. Đó là một cái bẫy của ma quỷ.
Có thể là trong quá khứ, lời cầu nguyện đến với chúng ta thật dễ dàng, nâng chúng ta lên và trợ giúp chúng ta. Nhưng bây giờ việc cầu nguyện đã trở nên khó khăn và dường như không còn đem đến cho chúng ta bất cứ điều gì nữa. Nếu chúng ta cho rằng mình đã mất niềm vui làm Kitô hữu, chúng ta đã sai. Chúng ta chỉ đơn giản là đã nhầm lẫn sự vui thích thể lý với niềm vui tinh thần. Nếu chúng ta ngừng cầu nguyện cho đến khi cảm thấy vui thích trở lại, điều đó sẽ như thế nào?
Chúng ta có thể nhận thấy điều này nơi những người coi trọng đời sống cầu nguyện, và cả nơi những người thề sẽ không cầu nguyện khi họ không thích. Đằng sau sự biện minh thường xuyên, “Thế hệ này là vậy, chúng ta yếu đuối”, đó là cơn cám dỗ lười biếng thiêng liêng, tồn tại ở mọi lứa tuổi. Sự lười biếng thiêng liêng là một trạng thái thờ ơ tự nguyện. Nó được đương sự nuôi dưỡng và do đó nó là một tội. Nó hướng tới việc chống lại nhu cầu cầu nguyện. Sự lười biếng thiêng liêng là một cám dỗ cho những người sống đời sống tâm linh.
Cầu nguyện là khoảnh khắc linh hồn gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện với ta. Chả lẽ chúng ta chỉ nên gặp gỡ Ngài khi chúng ta muốn hay sao? Không chỉ là cực kỳ bất lịch sự, mà quan trọng hơn, điều đó thật là sai trái: Một mình Thiên Chúa có thể tạo ra niềm vui cho chúng ta, tại thời điểm chúng ta cần nó nhất.
Edifa (Aleteia) / Thảo Uyên chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19