Mở Đạo Kontum (Phiên Bản Mới)
WGPKT (03/11/2024) - Lời giới thiệu của Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum trong sách “MỞ ĐẠO KONTUM” của Cha Phaolô Ban và Simon Thiệt (phiên bản mới) ngày 07/02/2020:
GIỚI THIỆU PHIÊN BẢN MỚI
‘MỞ ĐẠO KONTUM’
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhìn vào giáo phận Kontum hiện nay với con số chừng 350.000 tín hữu mà 2/3 là đồng bào các sắc tộc, trải qua những bước thăng trầm, chúng ta cùng tạ ơn Chúa và ghi ơn các bậc tiền nhân đã làm nên những điều kỳ diệu.
Người có công đầu trong việc “Mở đạo Kontum” là Đức Cha Têphanô Cuenot Thể, rồi đến Thầy Sáu Phanxicô Xavie Nguyễn Do và các vị Thừa Sai thuộc Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris. Cũng không quên nhắc đến công lao của các thầy giảng, các chủng sinh, các chú giúp người Kinh luôn đồng hành để giúp đỡ các Cha người Pháp cũng như Việt Nam. Lịch sử “Mở đạo Kontum” trước tiên được Cha Phêrô Dourisboure (Cố Ân), một trong những vị đầu tiên đi khai phá vùng Cao Nguyên, ghi lại bằng tiếng Pháp trong cuốn hồi ký “Les Sauvages Bahnars” (Bản dịch có tên “Dân Làng Hồ”), từ lúc khởi đầu (1848) cho đến năm 1870.
Để cho nhiều người Việt có thể đọc và biết về lịch sử “Mở đạo Kontum”, một lịch sử vừa kịch tính, hấp dẫn, vừa hào hùng, hai Cha Phaolô Ban và Simon Thiệt đã thuật lại các giai đoạn truyền giáo từ đầu trên miền đất Tây Nguyên bằng tiếng Việt. Hai Cha đã tóm tắt những điều Cha Dourisboure đã viết và còn tiếp tục dòng lịch sử cho đến năm 1933, là năm Cha Martial Jannin Phước được tấn phong làm giám mục Đại Diện Tông Tòa tiên khởi cho Địa Phận Tông Tòa Kontum, được tách ra từ Địa Phận Tông Tòa Qui Nhơn.
Sách “Mở đạo Kontum” của hai Cha được in tại Quy Nhơn năm 1933. Sách có nhiều chi tiết rất hay nhưng cách hành văn đối với người ngày nay nhất là giới trẻ thì rất khó hiểu, vì hai ngài dùng những từ cổ xưa mà nay không còn được sử dụng nữa. Chính vì thế Tòa Giám Mục đã nhờ cô Maria Mađalêna Đặng Hoàng Hương Giang (giáo xứ An Khê) và ông Phêrô Lê Minh Sơn (giáo xứ Tân Hương) chuyển đổi những từ ngữ cổ xưa sang những từ ngữ đương thời và thêm vào những hình ảnh phù hợp để minh họa cho bài viết thêm sinh động và hấp dẫn đối với lịch sử truyền giáo Miền Tây Nguyên.
Xin cám ơn cô Giang và ông Sơn đã cập nhật cho một tài liệu lịch sử quý báu. Ước mong có nhiều người trong các giáo xứ, nhất là các bạn trẻ, tìm đọc tài liệu này để “ôn cố tri tân”, noi gương các bậc tiền nhân và tiếp bước các ngài trong việc mở mang Nước Chúa trên Miền Tây Nguyên này.
Kontum, ngày 7 tháng 2 năm 2020
+Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
Giám Mục Giáo Phận Kontum
__________
Ban Mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin gởi đến quý độc giả bản PDF quyển sách hữu ích này. Tải tài liệu về tại đây!
Nguồn: giaophankontum.com
bài liên quan mới nhất
- Phác thảo Quy chế hướng dẫn việc bảo vệ trẻ vị thành niên trong Hội thánh
-
Giêrusalem quan trọng thế nào với Thánh Luca? -
Tước hiệu “Chúa” (Κύριος) trong Tin Mừng Luca -
Hiểu thế nào về “Missio” - Truyền Giáo? -
Làm thế nào để có bài giảng thú vị? -
Tên của 4 nữ tu được đặt cho 4 tiểu hành tinh -
Huy hiệu giám mục của Đức Giám mục phụ tá tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh (05/10/2024) -
Năm Bài Giảng trong Tin Mừng Mátthêu -
Tại sao các Lời Nguyện hầu hết đều cầu xin Chúa Cha? -
Khi Đức Giáo hoàng Piô XII gặp cha đẻ của thuyết Big Bang
bài liên quan đọc nhiều
- Kỷ niệm đẹp về Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung
-
Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng -
Phỏng vấn linh mục Đỗ Quang Chính về cuốn sách Lịch sử chữ Quốc ngữ -
Khai sinh bộ lễ Seraphim, bài Thương khó và Mừng Vui lên (Exsultet) tại Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt -
Vì sao có lời dịch Thánh Giuse là "Bạn trăm năm Đức Trinh Nữ"? -
Hội Thừa Sai hải ngoại Paris là ai? -
Sách mới về cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô -
FABC: Kho tàng bị chôn giấu của Vatican II tại Châu Á -
Huy hiệu giám mục của Đức Giám mục phụ tá tân cử Đaminh Nguyễn Tuấn Anh (05/10/2024) -
Khóa học thứ 18 về Trừ tà và cầu nguyện giải thoát khỏi ma quỷ