Lễ Hiện Xuống 2010, vài suy nghĩ...
Mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là mừng cuộc khai sinh Giáo Hội, mừng sự khởi đầu chính thức sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta được mời gọi xác tín cùng với Công Đồng Vatican II rằng Giáo Hội chỉ có thể là Giáo Hội trong sứ mạng, và Giáo Hội phải luôn nhìn chính mình và nhìn thế giới trong sứ mạng ấy. Tầm nhìn của Giáo Hội là tầm nhìn sứ mạng, vì Giáo Hội ý thức rằng mình hiện hữu cho – và chỉ cho – sứ mạng mà mình được ủy thác bởi Thầy Chí Thánh.
Đã hẳn trong lịch sử, có những khi Giáo Hội đi trệch, lấy một tầm nhìn khác, ưu tiên cho mục đích khác. Nhưng Chúa Thánh Thần không bao giờ bỏ mặc; Ngài luôn luôn có cách của Ngài để thanh luyện và hướng dẫn, giúp Giáo Hội thể hiện đúng căn tính sứ mạng của mình hơn. Nếu Chúa Thánh Thần mà ‘bỏ quên’, thì Giáo Hội đã ‘sập tiệm’ từ lâu, rất lâu rồi, thậm chí ngay từ trong trứng nước.
Xuyên qua 20 thế kỷ, Giáo Hội đã nếm trải rất nhiều cuộc bách hại. Nhưng không có sự bách hại nào từ bên ngoài Giáo Hội mà ‘hại’ cho bằng việc chính Giáo Hội – có thể ở trong thời ‘bình an’ – lại để lạc mất tầm nhìn sứ mạng của mình. Vì Giáo Hội còn lại gì khi đánh mất chính cái lý do làm cho mình hiện hữu?
Vì thế, thiết tưởng rằng để đo lường sức sống của Giáo Hội, thì hãy xem – và chỉ xem – Giáo Hội có đang ở trong tầm nhìn sứ mạng và có đang dấn thân cho sứ mạng, trong Thánh Thần, hay không? Đành rằng Giáo Hội luôn cần các phương tiện để thi hành sứ mạng của mình; nhưng xét cho đến cùng thì một Giáo Hội địa phương mạnh hay yếu không hẳn tùy ở mình là đa số hay thiểu số, có nhà thờ và các cơ sở lớn hay nhỏ, chiếm hữu nhiều đất đai hay không…
Một cộng đoàn Giáo Hội mạnh là một cộng đoàn thấm đẫm chất Tin Mừng, một cộng đoàn là quyển Tin Mừng sống, ở đó tràn ngập yêu thương, tha thứ, chữa lành, hòa giải và giải phóng. Đó cũng đồng thời là một cộng đoàn mở ra với tất cả mọi người, biện phân và nhận diện tiếng nói và hành động của Chúa Thánh Thần nơi mọi người, không bao giờ thiếu sáng kiến và kiên nhẫn để đối thoại với mọi người, kể cả những người dị ứng với Tin Mừng của Chúa Kitô nhất. Bởi con người là con đường của Giáo Hội! Và bởi Giáo Hội không bao giờ là một phe nhóm giữa các phe nhóm cạnh tranh quyền lực thế trần.
Thế nhưng, không thiếu những người muốn dùng Giáo Hội, nhất là muốn dùng các mục tử của Giáo Hội cho mục tiêu nào đó khác của họ, chẳng hạn mục tiêu thuần túy chính trị. Có thể vì họ không hiểu bản chất của Giáo Hội; cũng có thể họ hiểu nhưng vẫn quyết muốn lèo lái các vị mục tử của Giáo Hội theo ý mình. Rồi khi thấy mình bị “thất đoạt” (deprivation), thấy kỳ vọng của mình không được đáp ứng, họ say máu lên như đứa trẻ la, thét, cào cấu, thụi bình bịch và nhổ cả nước bọt vào mặt mẹ nó! Hẳn đây là một mấu chốt của những cuồng nộ ít lâu nay, ngoài nước và trong nước, xỉa xói vào nhiều vị trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và vào chính Hội Đồng Giám Mục xét như một tập thể.
Các giám mục của chúng ta có thể chưa tốt đẹp mọi bề – và hẳn là chẳng vị nào dám tự nhận mình đang là một mục tử toàn bích. Nhưng nếu các ngài có cần được thúc, được đẩy – thì đó là thúc đẩy vào sứ mạng, thúc đẩy giữ tầm nhìn sứ mạng và thúc đẩy dấn thân cho sứ mạng. (Chỉ cần dấn thân trọn vẹn cho sứ mạng của Chúa Kitô thôi, thì cũng đủ ‘nguy hiểm chết người’ rồi, như bao vị Tông Đồ, chứ chẳng có chỗ cho an nhàn hay danh lợi gì đâu!) Tôi tin rằng Chúa Thánh Thần vẫn không ngừng thúc đẩy các ngài như vậy. Sẽ là không công bằng, là ‘ác’ với các ngài nếu cố ép các ngài đi trệch hướng. Mà không chỉ là không công bằng hay ‘ác’ với các giám mục, đó còn là vô tình hay cố ý chống lại chính … Chúa Thánh Thần nữa!
Đọc những suy nghĩ này của tôi cho đến đây, một số độc giả có thể muốn chất vấn: “Điều mà những người đang công kích các giám mục Việt Nam muốn các ngài phải làm, đó chính là sứ mạng của Giáo Hội, của các ngài đấy thôi?” Tôi xin giới thiệu lại những chia sẻ của Thầy Trần Duy Nhiên, được viết vào những ngày cuối tháng 9.2008, bốn tháng trước khi Thầy Nhiên qua đời (RIP)
VUI MỪNG VÀ HY VỌNG, ƯU SẦU VÀ LO LẮNG
THIÊN PHONG (20.5.2010)
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024