Kiếp sống thoảng qua
WGPSG -- “Kiếp sống thoảng qua, một tiếng thở dài. Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi” (Tv 90).
Hôm nay, Giáo hội muốn chúng ta tham dự Thánh lễ cầu cho Các tín hữu đã qua đời. Đồng thời, Giáo hội cũng muốn dành dịp này để chúng ta tỏ lòng kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ân nhân, người thân của chúng ta đã ra đi trước chúng ta.
Trong những ngày này, khi tham dự Thánh lễ, chúng ta không chỉ dừng lại ở lời tuyên xưng đức tin mà còn phải thể hiện qua việc làm. Mỗi lần tham dự Thánh lễ là mỗi lần chúng ta tuyên xưng Chúa đã chịu chết và loan truyền Chúa đã sống lại. Việc làm của chúng ta là loan truyền và chia sẻ niềm tin của mình cho những người chung quanh chúng ta. Chúng ta chứng minh với mọi người rằng chết không phải là chấm dứt cuộc đời mà là mở ra một cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu trên Nước Trời.
Cuộc sống của con người không chỉ quanh quẩn với cơm áo gạo tiền mà còn có một cuộc sống mai sau. Nếu không có đức tin, không tin vào cuộc sống mai sau thì cuộc đời của chúng ta thật vô nghĩa. Từ khi mở mắt chào đời cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay, chúng ta chỉ thấy phần nhiều là khổ đau và bất hạnh. Rồi khi chết đi thân xác vùi dưới nấm mồ lạnh lẽo không mấy ai nhòm ngó, chẳng mấy ai thăm viếng. Có những nấm mồ cả năm may ra được một vài lần có người thăm viếng, có những nấm mồ chẳng được ai đoái hoài, quạnh hiu không một lời cầu nguyện, không một nén nhang. Người thân của chúng ta đã ra đi và bỏ lại tất cả những vui buồn của kiếp người. Họ không còn cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta đối xử ân cần, chân thành với họ. Họ cũng không còn những giọt nước mắt tủi hận vì sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chúng ta. Giờ đây đối với họ tình cảm, vật chất đã không còn giá trị, không mang lại niềm vui hay nỗi buồn cho họ. Vậy, họ cần điều gì nơi chúng ta? Đó là lời cầu nguyện. Chính lời cầu nguyện chúng ta dành cho họ trong Thánh lễ giúp họ được thanh tẩy, thoát khỏi những đau khổ của luyện tội. Siêng năng tham dự Thánh lễ, viếng nhà thờ, thăm nghĩa trang, hy sinh hãm mình và cầu nguyện cho người thân của chúng ta trong tháng 11 này là những nghĩa cử cao đẹp mà chúng ta có thể dành cho họ, cầu mong họ mau được hạnh phúc bên Chúa.
Thắp một nén nhang trước hài cốt của người thân, cắm một bông hoa trước phần mộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một nghĩa cử biểu hiện lòng biết ơn của chúng ta. Chúng ta phải cám ơn Giáo hội đã nhắc nhở chúng ta dành ngày hôm nay và cả tháng 11 này để nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta.
Nhờ lời cầu khẩn của Mẹ Maria và Các Thánh nam nữ, xin Chúa đầy lòng thương xót đón nhận những tâm tình và việc làm của chúng con để ban ơn cho các linh hồn là những người thân yêu của chúng con. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19