Khánh thành tượng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại bệnh viện Gemelli
WHĐ (03.07.2009) – Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nói bệnh viện Gemelli ở Roma là ngôi nhà thứ ba của ngài – sau Điện Vatican và nhà nghỉ ở Castel Gandolfo.
Thật vậy, ngài đã vào bệnh viện này 9 lần, lần đầu vào ngày 13-05-1981, sau vụ ám sát hụt tại quảng trường thánh Phêrô và lần cuối vào tháng 3-2005, ít lâu trước khi ngài qua đời. Tổng cộng ĐGH đã ở đây 153 đêm trong một căn phòng dành riêng cho giáo hoàng trên tầng 10.
Để tưởng nhớ bệnh nhân đặc biệt này, bệnh viện đã dựng một bức tượng của ngài nơi cổng chính.
Tác phẩm điêu khắc mang tên “Đừng sợ!” nặng 18 tấn và cao hơn 3 mét là tác phẩm của nhà điêu khắc xứ Toscana, Stefano Pierotti, được thực hiện trong 7 tháng.
Ngày 30-06 vừa qua, Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz, Tổng giám mục Krakow và là thư ký riêng của vị giáo hoàng Ba Lan đã làm phép khánh thành bức tượng. Thị trưởng Roma, ông Gianni Alemanno cũng có mặt tại lễ khánh thành.
ĐHY Stanislaw Dziwisz nhận định: “Khi ai đó bước vào cổng bệnh viện và nhìn vào bức tượng Đức Giáo Hoàng, dù chỉ thoáng nhìn, họ sẽ tìm thấy niềm cảm hứng và sức mạnh và sẽ được ngài giúp đỡ, chở che.”
Đức Tổng giám mục Renato Boccardo, Tổng thư ký Hội đồng Quản trị quốc gia thành phố Vatican nói: “Từ nơi đây, ĐGH gửi đi thông điệp: cuộc đời rất đáng sống, dù có bị bệnh tật hành hạ”
Từ cửa sổ phòng bệnh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đọc kinh Truyền tin ngày Chúa nhật nhiều lần và cả tiếp kiến chung nữa.
Tên của bức tượng “Đừng sợ!” chính là thông điệp mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong bài diễn văn khai mạc sứ vụ mục tử Giáo Hội hoàn vũ. Theo thư ký của ngài, đó cũng là thái độ của Karol Wojtyla khi phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.
Đức Hồng y cho biết ngài hy vọng việc phong chân phước cho ĐGH Gioan Phaolô II sẽ sớm hoàn tất.
Tuần này các nhà thần học của Bộ Phong thánh đã chuẩn nhận các xét nghiệm được đệ trình. Bước tiếp theo là các hồng y và tổng giám mục sẽ xem xét vụ án và Đức Giáo hoàng chính thức phê chuẩn.
Nguồn:
(Tổng hợp từ Rome Report & CNA)
bài liên quan mới nhất
- Thánh Đường Latêranô - Hướng về Giêrusalem mới
-
Đức Thánh Cha: Nghệ thuật phản ánh sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người -
Nghệ thuật phá cách ở nhà thờ Assy -
La Vang - Công trình đền thờ của toàn Giáo hội Việt Nam -
Nhà thờ Bùi Chu thuở bình minh -
Kiến trúc Công giáo (1) -
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang: Lễ đặt viên đá đầu tiên -
Lời giới thiệu Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang -
Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang -
Chương trình truyền hình: Nét đẹp kiến trúc Nhà thờ cổ Việt Nam
bài liên quan đọc nhiều
- La Vang - Công trình đền thờ của toàn Giáo hội Việt Nam
-
Kiến trúc Công giáo (2) -
Kiến trúc Công giáo (1) -
Ngôi nhà nguyện cổ trong Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn -
Nhà thờ Bùi Chu thuở bình minh -
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang: Lễ đặt viên đá đầu tiên -
Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp -
Một cái nhìn về Nghệ thuật thánh (phần 3) -
Nghệ thuật phá cách ở nhà thờ Assy -
Sở Kiện trong dòng thời gian (1862 - 2011)