Kiến trúc Công giáo (1)
I. NHẬP ĐỀ
1/ Mục đích
Loạt bài này có kỳ vọng giới thiệu kiến trúc Công Giáo một cách sơ lược đến độc giả, dù có hành nghề kiến trúc hay không. Mục đích chính không phải là trình bày lịch sử của các kiểu kiến trúc qua các thời đại mà là mô tả kiến trúc như là một ngôn ngữ đặc biệt với từ vựng và ngữ pháp riêng của nó hầu giúp cho đại chúng cũng như giới kiến trúc sư hiểu, “nói”, và “viết” được thứ ngôn ngữ này một cách đúng đắn và chính xác.
Khi hiểu một sự vật gì thì ta mới biết thưởng thức và trân quý nó. Khi người giáo dân hiểu được những ý nghĩa biểu tượng của mặt bằng nhà thờ hình cây thánh giá, của ánh sáng tràn vào không gian rộng lớn của nhà thờ qua các cửa sổ trên cao của mái vòm, của các tác phẩm nghệ thuật trên cửa sổ kính màu lung linh của các nhà thờ kiểu Gothic, thì chắc chắn trải nghiệm của họ trong không gian nhà thờ sẽ phong phú hơn rất nhiều và mang thêm một kích thước siêu hình vô tận giúp cho họ cảm thấy gần hơn với Thượng Đế.
2/ Định nghĩa
Kiến trúc Công Giáo mà chúng ta đề cập đến ở đây bao gồm chính là các nhà thờ trực thuộc giáo hội Vatican ở La Mã và không bao gồm những công trình nhà thờ Thiên Chúa Giáo nhưng của các giáo hội Tin Lành (đa phần ở các nước nói tiếng Anh), Chính Thống Giáo (ở Nga và Hy Lạp) và Anh Giáo.
Thông thường kiến trúc được định nghĩa là “một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, và lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc” (theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia). Những danh nhân thế giới thì giải thích kiến trúc một cách gián tiếp và thi vị hóa hơn định nghĩa này. Triết gia Goethe của nước Đức gọi “kiến trúc là âm nhạc đã đóng băng”. Kiến trúc sư người La Mã Vitruvius thì đưa ra ba tiêu chuẩn cho một công trình để được gọi là tác phẩm kiến trúc: bền vững, thực dụng, đẹp và tạo nên sự thích thú. Kiến trúc sư người Đức Walter Gropius cho rằng “Kiến trúc bắt đầu khi kỹ thuật chấm dứt”. Kiến trúc sư Le Corbusier của Pháp đã viết như sau: “Bạn xử dụng đá, gỗ, và bê-tông, và với những vật-liệu này bạn xây dựng lên những căn nhà và cung điện: đó được gọi là xây dựng. Bạn dùng đến tài khéo léo và kỹ năng của mình. Nhưng bỗng nhiên bạn khiến trái tim tôi cảm xúc, bạn làm tốt cho tôi. Tôi sung sướng và thốt lên: “Tuyệt đẹp! Đây là kiến trúc. Nghệ thuật đã lên ngôi…” Qua những định nghĩa vừa qua chúng ta có thể nói tóm lại rằng kiến trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế những công trình xây dựng bền vững, đáp ứng được những công năng cần thiết, và kích động được lòng người nhờ cái đẹp và những biểu tượng tinh thần. Nói một cách khác, một công trình xây dựng chỉ xứng đáng được gọi là một tác phẩm kiến trúc nếu nó thể hiện một cách hài hòa những yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật được mô tả bởi ba tiêu chuẩn vừa kể.
3/ Nội dung
Vì đạo Công Giáo được phát sinh ra ở Trung Đông và sau đó phát triển mạnh ở thế giới Tây Phương, chúng ta hãy bắt đầu cuộc hành trình khám phá kiến trúc từ những kiểu kiến trúc Công Giáo Tây Phương và sau đó mới qua đến những kiến trúc Công Giáo tại Việt Nam.
Lần tới chúng ta sẽ bàn về giai đoạn sơ khai, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm, của nền kiến trúc Công Giáo Tây Phương.
bài liên quan mới nhất
- Thánh Đường Latêranô - Hướng về Giêrusalem mới
-
Đức Thánh Cha: Nghệ thuật phản ánh sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người -
Nghệ thuật phá cách ở nhà thờ Assy -
La Vang - Công trình đền thờ của toàn Giáo hội Việt Nam -
Nhà thờ Bùi Chu thuở bình minh -
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang: Lễ đặt viên đá đầu tiên -
Lời giới thiệu Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang -
Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang -
Chương trình truyền hình: Nét đẹp kiến trúc Nhà thờ cổ Việt Nam -
Sở Kiện trong dòng thời gian (1862 - 2011)
bài liên quan đọc nhiều
- La Vang - Công trình đền thờ của toàn Giáo hội Việt Nam
-
Kiến trúc Công giáo (2) -
Ngôi nhà nguyện cổ trong Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn -
Nhà thờ Bùi Chu thuở bình minh -
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang: Lễ đặt viên đá đầu tiên -
Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp -
Một cái nhìn về Nghệ thuật thánh (phần 3) -
Nghệ thuật phá cách ở nhà thờ Assy -
Sở Kiện trong dòng thời gian (1862 - 2011) -
Chương trình truyền hình: Nét đẹp kiến trúc Nhà thờ cổ Việt Nam