Ngôi nhà nguyện cổ trong Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn
. Năm 1790, Nguyễn Ánh, 12 năm trước khi lên ngôi (Vua Gia Long năm 1802), cho cất một ngôi nhà bằng tre lợp tranh bên hữu ngạn rạch Thị Nghè, làm nơi trọ cho Giám mục Bá Đa Lộc (1741-1774-1799) dạy học cho hoàng tử Cảnh.
PC. Thừa sai Lestrade, ngày 3.5.1797, gọi ngôi nhà đó là dinh Giám mục, mặc dù nhà làm bằng tre tranh như bao nhiêu nhà khác trên đất Saigon lúc bấy giờ.
. Năm 1799, Nguyễn Ánh cho làm lại dinh Giám mục bằng gỗ lợp ngói. Sau khi Giám mục Bá Đa Lộc từ trần (9.10.1799), ngôi nhà được làm nơi trọ cho linh mục thừa sai Liot từ 1799 đến 1811.
PC. Năm 1819, tác giả John White ghi nhận dinh Giám mục trở thành kho chứa quân cụ.
. Năm 1864, sau hoà ước Việt-Pháp 5.6.1862, vua Tự Đức giao ngôi nhà gỗ lợp ngói đó cho Giám mục tiên khởi giáo phận Tây Đàng Trong là Đức Cha Dominique Lefèbre (1844-1864) để làm Toà Giám mục.
PC. Sau khi Đức Cha Lefèbre từ trần, thừa sai Colombert, thư ký của Đức Cha Miche (1864-1873), trọ tại Toà Giám mục đó, lui tới họ đạo Thị Nghè và Cầu Bông để thăm viếng giáo dân, và cử hành các bí tích cho cộng đoàn công giáo.
. Năm 1864 là cũng năm có quyết định xây dựng Thảo Cầm viên. Vì thế, thời gian sau đó ngôi nhà gỗ lợp ngói đó được dời về khu đất các thừa sai.
PC. Khu đất nầy, sau năm 1975, là Sở Ngoại vụ Thành phố HCM, ở đường Alexandre de Rhodes, phía bên phải nhìn vào dinh Thống Nhất, song song với đường Lê Duẩn.
Năm 1897, khi đề cập đến ngôi nhà gỗ lợp ngói đó, ông Trương Vĩnh Ký gọi là Dinh Tân Xá.
. Năm 1911, khi xây xong Toà Giám mục hiện tại, Đức Cha Mossard (1899-1920) dời ngôi nhà gỗ lợp ngói về chỗ hiện tại làm nhà nguyện Toà Giám mục.
. Năm 1962, Đức cố TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình cho xây tường gạch thay một số vách ván mục nát của ngôi nhà nguyện cổ. Năm 1980, Ngài cho gia cố một số cột mục.
. Năm 2011, khi Toà Tổng Giám mục Saigon được 100 tuổi, ngôi nhà nguyện cổ được 212 tuổi. Trong ngôi nhà nguyện cổ đó, lần lượt xuất hiện những chỗ mục nát sụp đổ, dấu hiệu của tình trạng xuống cấp trầm trọng.
PC. Xem ra không còn có thể phục chế hay gia cố nữa, song cần phải làm mới toàn bộ theo kiến trúc cổ kính như xưa. Ban Văn Hoá Công giáo của giáo phận cùng với Ban Quản Lý Toà TGM, được giao nghiên cứu và thực hiện công trình mang tính lịch sử nầy.
bài liên quan mới nhất
- Thánh Đường Latêranô - Hướng về Giêrusalem mới
-
Đức Thánh Cha: Nghệ thuật phản ánh sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người -
Nghệ thuật phá cách ở nhà thờ Assy -
La Vang - Công trình đền thờ của toàn Giáo hội Việt Nam -
Nhà thờ Bùi Chu thuở bình minh -
Kiến trúc Công giáo (1) -
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang: Lễ đặt viên đá đầu tiên -
Lời giới thiệu Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang -
Đồ án thiết kế Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang -
Chương trình truyền hình: Nét đẹp kiến trúc Nhà thờ cổ Việt Nam
bài liên quan đọc nhiều
- La Vang - Công trình đền thờ của toàn Giáo hội Việt Nam
-
Kiến trúc Công giáo (2) -
Kiến trúc Công giáo (1) -
Nhà thờ Bùi Chu thuở bình minh -
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang: Lễ đặt viên đá đầu tiên -
Tỉ lệ & Nhịp điệu: hai yếu tố của cái đẹp -
Một cái nhìn về Nghệ thuật thánh (phần 3) -
Nghệ thuật phá cách ở nhà thờ Assy -
Sở Kiện trong dòng thời gian (1862 - 2011) -
Chương trình truyền hình: Nét đẹp kiến trúc Nhà thờ cổ Việt Nam