Hạnh Thánh Philipphê Phan Văn Minh, tử đạo ngày 03 tháng 7 năm 1853
Thánh
Philipphê PHAN VĂN MINH
Linh mục (1815 - 1853)
Ngày tử đạo: 03 tháng 7
Lạy Chúa, xin thương xót con. Lạy Đức Giêsu, xin cho con sức mạnh và can đảm chịu khổ để vinh danh Ngài. Lạy Mẹ Maria, xin nâng đỡ con.
Thánh Philipphê Phan Văn Minh sinh năm 1815 thuộc họ đạo Cái Mơn, huyện Mỏ Cày, tỉnh Vĩnh Long. Ngài là con trai thứ 12 trong một gia đình Công giáo đạo hạnh có 14 anh em.
Năm 1828, sau khi lãnh nhận Bí tích Thêm Sức từ Đức cha Jean Taberd - Từ tại họ Cái Mơn, cậu Minh, 13 tuổi, mạnh dạn đến xin Đức cha cho nhập nhà trường Latinh. Ít lâu sau, cậu Minh đến gặp Đức cha Taberd - Từ tại họ Ba Giồng và lên đường về Chủng viện Lái Thiêu.
Khi quan quân vây hãm trường Latinh Lái Thiêu, Đức cha Taberd - Từ xuống tàu đưa chủng sinh gởi sang tu học tại Trường Chung Penang. Thầy Minh thông thạo tiếng Latinh, tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ và chữ Nho. Năm 1838, Đức cha Taberd - Từ gửi thư gọi hai thầy Minh và Hoan sang Calcutta (Ấn Độ) để hợp tác với ngài soạn bộ tự điển Latinh - Việt Nam. Không may, Đức cha Taberd - Từ lâm bệnh nặng và từ trần ngày 17/07/1840. Hai thầy Minh và Hoan lâm cảnh mồ côi trên đất khách quê người. Một giáo sĩ dòng Tên đã mua vé tàu thủy để hai thầy trở lại Penang, mang theo một số sách tự vị vừa mới in xong.
Mãn khóa học, thầy Minh giã từ Chủng viện Penang trở về quê hương hoạt động mục vụ bên cạnh Đức cha Cuenot - Thể, tại Tòa giám mục ở Gò Thị, tỉnh Bình Định. Cuối năm 1846, lúc thầy 31 tuổi, Đức cha Cuenot - Thể đã xức dầu phong chức linh mục cho cha Phan Văn Minh, trong hoàn cảnh nguy nan, bách hại.
Đấng bản quyền trao trách nhiệm cho cha Minh chăm sóc, an ủi đoàn chiên, ban bí tích cho các tín hữu từ họ đạo Mặc Bắc đến tận Nam Vang. Cha Minh ngập tràn niềm tin yêu, hăng say ban phát công tác tông đồ cho đồng bào thân thương trong vùng Nam kỳ Lục tỉnh. Cha Minh nổi bật về hai phương diện: Lòng kính mến Đức Trinh Nữ Maria và nhiệt tâm huấn luyện các mầm non ơn gọi tận hiến.
Một hôm, quan lớn cho bắt ông bà trùm Lựu đánh đập, tra khảo nơi ẩn giấu linh mục. Hai người con của ông là Danh và Nhiên kêu khóc thảm thiết. Thấy vậy, từ nơi ẩn trú, cha Minh bước ra trình diện: Xin quan ngừng tay, chính tôi là “linh mục Minh”. Quan lãnh binh ra lệnh dẫn cha Minh, ông trùm Lựu và mấy quý chức họ Mặc Bắc về giam tại khám đường Vĩnh Long.
Án lệnh từ kinh đô Huế về đến công đường Vĩnh Long. Ngày 03/07/1853, cha Minh bình an, lần chuỗi tiến ra pháp trường. Lời nguyện cuối cùng của cha còn âm vang trong lòng những người hiện diện: “Lạy Chúa, xin thương xót con. Lạy Đức Giêsu, xin cho con sức mạnh và can đảm chịu khổ để vinh danh Ngài. Lạy Mẹ Maria, xin nâng đỡ con”. Thi hài của cha được an táng trong lòng Nhà thờ Cái Mơn. Năm 1960, hài cốt của ngài được đưa về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trong dịp lễ Cung hiến thánh đường.
Cha Philipphê Phan Văn Minh được nâng lên hàng chân phước ngày 27/05/1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19/06/1988.
bài liên quan mới nhất
- Nữ tu Công giáo Nigeria được trao giải thưởng Opus trị giá 1,2 triệu đô la
-
Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành thừa sai tại đền thánh Mễ Du -
Di chúc đức tin của Sammy Basso, thanh niên bị bệnh lão hoá sớm -
Đức cha François Pallu: Chứng nhân của tình yêu -
Chứng tá truyền giáo của cha Ignazio Lastrico ở Brazil: Điều quan trọng là luôn hiện diện và ở mọi nơi -
Những nữ thừa sai ở bang Meghalaya, Ấn Độ -
Đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, vị giám mục phá tan băng giá -
Khi đức tin là sự lan toả nhen lại tâm hồn chán nản -
Trung tâm y tế Đức Mẹ Thương Xót ở Sudan -
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024
bài liên quan đọc nhiều
- Cuộc hội nhập văn hóa của Giáo hội Công Giáo Việt Nam (1533-2019)
-
Vị Tôi Tớ Chúa, Đức cha Pierre Lambert de La Motte, những thành quả truyền giáo và tiến trình xin phong thánh -
Phong thánh: Chỉ cần một phép lạ thôi -
Đức cha Pierre Lambert De La Motte người môn đệ yêu mến “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh” -
Đức Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của giới trẻ -
Cỗ tràng hạt quý chôn theo Công nương Diana -
Gia đình có một Hồng y, một Giám mục, hai Linh mục và bốn Tu sĩ -
Đời sống tâm linh của Đức Gioan Phaolô II -
"Hãy theo Thầy": Trở về với đức tin nhờ các vị Giáo Hoàng đương đại -
400 năm ngày sinh Đức cha Lambert de la Motte, Giám mục đầu tiên Việt Nam