Giáo hạt Gia Định hành hương Năm Thánh
TGPSG - "Năm Thánh để tôn thờ, ca ngợi quyền năng của Thiên Chúa."
Linh mục (Lm) chánh xứ Phaolô Nguyễn Phong Phú đã nói về ý chính của Năm Thánh như trên vào lúc 9 giờ, ngày 04-01-2025 tại nhà thờ Thanh Đa, khi trình bày về Năm Thánh trong buổi hành hương của các giáo xứ trong giáo hạt Gia Định.
Sáng kiến về Năm Thánh
Năm Thánh là sáng kiến của Thiên Chúa nói qua Môsê, Lêvi, Xuất Hành, Đệ Nhị Luật… trong thời Cựu Ước. Ý chính của Năm Thánh là để tôn thờ ca ngợi quyền năng của Thiên Chúa. Năm Thánh còn là năm hồng ân, nếu chúng ta mở lòng ra đón nhận lòng thương xót của Chúa.
Làm sao để xứng đáng lãnh nhận ơn Chúa?
Năm Thánh liên quan đến Tình Yêu. Ý thức được tình yêu của Chúa và của người khác giúp chúng ta hiểu cách sống tình yêu. Để xứng đáng lãnh nhận ơn Chúa, con người cần mở lòng để canh tân và thống hối. Ý thức chúng ta sống không tốt giúp chúng ta hoán cải, biết sống liên đới, yêu thương.
Nguồn gốc của Năm Thánh
Theo truyền thống Giáo hội Công giáo, bắt nguồn từ thời Cựu Ước, Năm Thánh là một sự kiện tôn giáo lớn, đánh dấu một năm tha tội và hình phạt do tội gây ra, một năm hòa giải giữa những người đối lập nhau, một năm hoán cải và lãnh nhận Bí tích Hòa giải.
Vào thời Môsê thì cứ 50 năm có năm Thánh 1 lần. Điều này được ghi trong (Lv 25,10-13; Xh 23,10-11; Ðnl 15,1-6).
Truyền thống cử hành Năm Thánh có từ năm 1300 vào thời Đức Giáo hoàng Bonifacio VIII. Trong Năm Thánh đầu tiên đó, Đức Giáo hoàng đã cho phép các tín hữu hành hương từ khắp nơi đến Roma, bước qua Cửa Thánh của các Đền thờ được ơn toàn xá. Đức Giáo hoàng đã quy định cứ 100 năm thì sẽ có một Năm Thánh.
Vào năm 1350, Đức Giáo hoàng Clement VI đã ấn định Năm Thánh được cử hành 50 năm một lần.
Năm 1470, Đức Giáo hoàng Phaolô II đã quyết định Năm Thánh sẽ được cử hành 25 năm một lần, cho đến nay vẫn giữ mức thời gian này. Và cho đến ngày nay, Giáo hội đã có những Năm Thánh thường lệ: 1950, 1975, 2000, 2025. Những Năm Thánh ngoại lệ 1933, 1983, là những mốc thời gian ơn cứu độ. Ơn toàn xá nhắc chúng ta về thánh giá Chúa Kitô.
Ngoài các Năm Thánh được cử hành 25 năm một lần, trong lịch sử Giáo hội còn có những Năm Thánh Ngoại lệ. Năm Thánh ngoại lễ tùy theo sáng kiến của Đức Giáo Hoàng. Thường thì các ngài dựa vào một sự kiện lịch sử nào đó, như:
- Năm Thánh Cứu Chuộc (1933), Ðức Giáo hoàng Piô XI ban hành để kỷ niệm 1900 năm Chúa Giêsu xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại.
- Năm Thánh 1983, do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố đánh dấu biến cố Ðức Giêsu đã chết cho nhân loại 1950 năm về trước.
- Năm Thánh Lòng Thương Xót, được cử hành năm 2015-2016, được cử hành tại ở Roma và tất cả các Giáo phận trên thế giới, do Đức Giáo hoàng Phanxicô 2 công bố.
Những yếu tố của Hành hương
Ngày xưa đi hành hương phải về Rôma hoặc tham gia thập tự chinh. Ngày nay có thể đi hành hương ở nhiều địa điểm khác nhau đã được quy định.
Hành hương mang hai yếu tố Thách Đố và Hy Vọng:
- Mời gọi chúng ta can đảm vượt qua những giới hạn khó khăn để tiến về nơi hành hương.
- Hành hương trong hy vọng nhắc chúng ta về Đức Tin. Đời chúng ta là cuộc lữ hành về Nhà Cha.
Những chiều kích của Năm Thánh
- Hành hương: Hướng tới Nước Trời.
- Lễ hội: Nhắc chúng ta về Niềm Vui.
- Phụng tự: Thờ lạy Thiên Chúa. Được thờ phượng Chúa là niềm hạnh phúc.
- Tâm hồn: Sống sứ vụ, Loan báo Tin Mừng, làm tông đồ.
- Sự hiệp thông với nhau.
- Ơn toàn xá: Tha những hậu quả và những hình phạt tội đã phạm để lại. Quyết tâm từ bỏ, tránh xa tội lỗi.
- Thanh dự Thánh lễ và rước lễ.
- Xưng tội thường xuyên được khuyến khích.
- Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
- Làm việc bác ái
- Sám hối, ăn chay, kiêng thịt
- Bảo vệ sự sống
- Viếng những nhà thờ được chỉ định.
- Viếng những Vương Cung Thánh Đường.
- Hành hương nhà thờ ở Roma.
- Ở Việt Nam, xưng tội, tham dự Thánh lễ ở bất cứ nhà thờ nào, sau đó viếng nhà thờ được chỉ định để lần chuỗi, làm việc bác ái vv…
- Hy sinh: Sám hối, Sống chiều kích cánh chung, Trải nghiệm tâm linh.
- Hiệp thông: Sống chan hòa, khoan dung, nói những lời yêu thương, tha thứ…
Sau phần trình bày về Năm Thánh của cha sở Phaolô, cộng đoàn đã đến các tòa hòa giải để làm hòa với Chúa trước khi tham dự Thánh lễ.
Bài & Ảnh: Tóc Ngắn (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2025
-
Lễ Đêm Giáng sinh tại Nhà thờ Chính Tòa Đức Bà Sài Gòn 24-12-2024 -
Đêm nhạc Giáng sinh 2024 “Ngợi Ca Tình Yêu Nhập Thể” của giáo hạt Thủ Thiêm -
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng Sinh 2024 tại Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn -
Chủ tịch MTTQVN Đỗ Văn Chiến chúc mừng Giáng sinh tại Tòa Tổng giám mục TPHCM -
Thánh lễ Tạ ơn và trao Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Giáo Lý Viên Cấp 1 & 2 tại Cơ sở Đào tạo Giáo Lý Viên Giuse Thợ (15-12-2024) -
Lãnh đạo TP.HCM chúc mừng Lễ Giáng Sinh 2024 và Năm Mới 2025 -
Tĩnh huấn Mùa Vọng 2024 của giáo hạt Tân Sơn Nhì -
Giờ lễ Giáng sinh 2024 cho các cộng đoàn nước ngoài (Christmas Schedule 2024) -
Thánh lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Dùng Podcast để nghe radio trực tuyến của TGP Sài Gòn trên thiết bị thông minh -
Linh mục đoàn Sài Gòn: Tĩnh tâm tháng 5/2023 -
Buổi cầu nguyện cho Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Phái đoàn Phát Diệm vào chào Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Thánh lễ Tạ ơn & cầu nguyện cho Đức tân Giám mục Phêrô Kiều Công Tùng ngày 20-5-2023