Đức Thánh Cha: vứt bỏ thực phẩm là sỉ nhục người nghèo
Đức ông Fernando Chica Arellano, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại Tổ chức Lương Nông Thế giới, đọc sứ điệp của Đức Thánh Cha, trong đó ngài nhấn mạnh: “Thức ăn chúng ta vứt vào thùng rác là chúng ta giật lấy một cách bất công từ tay những người không có thức ăn đó.
Theo Đức Thánh Cha, nạn vứt bỏ và lãng phí lương thực cũng đáng lo ngại như thảm kịch nạn đói, chúng là hai thảm kịch bắt nguồn từ “văn hóa thống trị đã dẫn đến việc bóp méo giá trị của lương thực và làm giảm giá trị của nó thành một hàng hóa trao đổi đơn thuần”. Hơn nữa, “đó là sự thờ ơ chung đối với người nghèo” và “thiếu quan tâm đến tạo vật” do việc “khai thác tài nguyên thiên nhiên cách kiệt quệ và vô ý thức”.
Đức Thánh Cha cảnh báo: “Chúng ta không còn có thể giới hạn mình trong việc đọc thực tế dưới góc nhìn kinh tế hoặc lợi nhuận vô độ”. Ngài cũng kêu gọi một cách khẩn trương “một sự thay đổi triệt để về mô hình”. “Cần đầu tư nguồn lực tài chính và đoàn kết, chuyển từ những tuyên bố đơn thuần sang những quyết định có tầm nhìn xa và quyết đoán. Nhưng trên hết, điều cần thiết là phải củng cố trong chúng ta niềm xác tín rằng thực phẩm vứt đi là sự sỉ nhục đối với người nghèo” và rằng “sự phát triển phải gắn liền với đời sống điều độ”.
Bên cạnh đó, “thực phẩm đảm bảo sự sống và không bao giờ có thể bị coi là một vấn đề”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “chúng ta không thể tiếp tục viện dẫn gia tăng dân số thế giới là nguyên nhân khiến trái đất không thể nuôi sống đủ mọi người, bởi vì trên thực tế, những lý do thực sự đằng sau nạn đói gia tăng trên thế giới là do thiếu ý chí chính trị cụ thể để phân phối lại của cải trên trái đất, để mọi người có thể hưởng lợi từ những gì thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, và sự huỷ bỏ lương thực một cách tồi tệ vì lợi ích kinh tế”.
Cần xác định “lương thực có nền tảng tinh thần” và “việc quản lý đúng đắn lương thực nhất thiết đòi hỏi áp dụng hành vi đạo đức”. Đức Phanxicô nhận xét “lương thực phải được tôn trọng với tính thánh thiêng vốn có của nó, xuất phát từ sự thánh thiêng nền tảng của mỗi người, và được công nhận bởi nhiều truyền thống, văn hóa và tôn giáo”. Sứ điệp của Đức Thánh Cha cũng nêu rõ: “Vứt bỏ thực phẩm vào thùng rác có nghĩa là không coi trọng sự hy sinh, công sức, phương tiện vận chuyển và chi phí năng lượng được sử dụng để mang lại thực phẩm chất lượng đến bàn ăn”. Do đó, cần làm sống lại “ý thức về sự thuộc về chung của chúng ta trong một gia đình nhân loại phổ quát”.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 1 tháng chín: Ngày tôn vinh quyết định tạo dựng của Thiên Chúa
-
Sinh vật và vấn đề đạo đức môi sinh | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Môi trường nước | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Lời Kinh Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo -
Hành Tinh Xanh - Tương Lai Sáng | Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường -
5 điều cần để chăm sóc Ngôi Nhà Chung -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Điện Hạt Nhân và Tôn Giáo tại Nhật -
Hiệp hành chăm sóc môi sinh -
Chăm sóc môi sinh theo giáo lý nhà Phật
bài liên quan đọc nhiều
- 7 món ăn lành mạnh mà Chúa Giêsu đã dùng
-
Mẹ Thiên Nhiên -
Suy tư về phát biểu của cô bé 12 tuổi tại hội nghị về môi trường: MÔI TRƯỜNG và NGÔI LỜI -
Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị -
Tương quan giữa con người với môi trường -
Nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống -
Gia đình bảo vệ Môi trường -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu - Văn bản Cam kết