Đức Thánh Cha: Ba điều quan trọng trong việc tái thiết: bền vững, thiên nhiên và biến đổi khí hậu
Trong bài nói chuyện, trước hết Đức Thánh Cha bày tỏ sự thấu hiểu đối với những đau thương do những trận động đất xảy ra, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực cộng tác mà mọi người đang thực hiện để tái thiết những gì đã bị phá huỷ.
Vì hoạt động tái thiết chưa kết thúc cần phải tiếp tục, Đức Thánh Cha đề xuất ba điểm quan trọng cần cho những ngày tháng tiếp theo.
Thứ nhất tập trung vào tính bền vững. Trích số 13 của Laudato si', “Thách đố cấp bách của việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta bao gồm […] tìm kiếm một sự phát triển bền vững và toàn diện”, Đức Thánh Cha cho biết từ quan điểm này việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững trong khi tái thiết là một hành động quan trọng của công bình và bác ái, bởi vì nhắm đáp ứng những nhu cầu, nhưng không gây ảnh hưởng đến sự an toàn và sinh tồn của những người sống xung quanh và những người sẽ đến sau chúng ta. Điều này có nghĩa là đặt con người ở trung tâm thành phố. Đó cũng là cách có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng về nhân khẩu học, mang lại khả năng sống trong những môi trường phong phú về mọi thứ mà cha ông đã để lại, được gia tăng nhờ sự quản lý khôn ngoan cho cộng đồng.
Điểm thứ hai là chú ý đến thiên nhiên. Về điểm này, Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng ở những nơi bị ảnh hưởng thiên tai đều có phong cảnh đẹp nổi tiếng không chỉ ở Ý mà toàn trên thế giới. Phong cảnh đẹp do bởi cảnh thiên nhiên hoà quyện với những ngôi làng và thị trấn cổ. Theo Đức Thánh Cha, đó là một ví dụ về sự hài hoà giữa công trình của Thiên Chúa và con người. Vì thế trong khi tái thiết cần phải quan tâm đến môi trường, xây dựng những công trình mới nhưng không làm biến dạng cảnh quan xung quanh, làm mất thẩm mỹ và thay đổi môi trường sống của các loài động thực vật.
Đức Thánh Cha nói điểm cuối cùng cần chú ý trong khi tái thiết là biến đổi khí hậu. Theo ngài, một mặt phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự biến đối khí hậu đang diễn ra, và mặt khác cần thực hiện các bước để đối phó với tình trạng này, cả ở cấp độ toàn cầu và địa phương. Chẳng hạn như phải quan tâm nhiều hơn đến việc dọn dẹp rừng và sông suối, ngăn chặn xây dựng quá mức, đưa các loại cây trồng, vật nuôi mới vào lĩnh vực nông nghiệp với sự đầu tư phù hợp trong những năm tới. Ở đây cũng là vấn đề của một cái nhìn cởi mở, chú ý đến người khác và những người sẽ đến sau chúng ta.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 1 tháng chín: Ngày tôn vinh quyết định tạo dựng của Thiên Chúa
-
Sinh vật và vấn đề đạo đức môi sinh | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Môi trường nước | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Lời Kinh Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo -
Hành Tinh Xanh - Tương Lai Sáng | Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường -
5 điều cần để chăm sóc Ngôi Nhà Chung -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Điện Hạt Nhân và Tôn Giáo tại Nhật -
Hiệp hành chăm sóc môi sinh -
Chăm sóc môi sinh theo giáo lý nhà Phật
bài liên quan đọc nhiều
- 7 món ăn lành mạnh mà Chúa Giêsu đã dùng
-
Mẹ Thiên Nhiên -
Suy tư về phát biểu của cô bé 12 tuổi tại hội nghị về môi trường: MÔI TRƯỜNG và NGÔI LỜI -
Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị -
Tương quan giữa con người với môi trường -
Nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống -
Gia đình bảo vệ Môi trường -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu - Văn bản Cam kết