Đức cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, vị giám mục phá tan băng giá
Dù hoàn cảnh khó khăn cấm cách nhưng Đức cha không “ở yên” trong tòa Giám mục, Ngài thường xuyên đi thăm viếng đoàn chiên qua các cuộc kinh lý. Các xứ họ dù xa hay gần, nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi đều in dấu chân của Vị mục tử nhân hiền.
THỜI NIÊN THIẾU
Cậu bé Giu-se Nguyễn Quang Tuyến cất tiếng khóc chào đời ngày 20.9.1945 tại giáo xứ Đại Lãm – miền quê yên bình thuộc giáo phận Bắc Ninh. Cậu được rửa tội ngày 27.9.1945 tại nhà thờ của giáo xứ.
Ngay khi học tiểu học, cậu đã là một học sinh thông minh, luôn dẫn đầu lớp. nhất là môn văn. Tháng 8.1957, Cậu nhập Tiểu Chủng Viện Gio-an Hà Nội. Trong ba năm tu học ở đây, Cậu luôn là chủng sinh gương mẫu, say mê học tập, tu luyện.
Đến năm 1960, Tiểu chủng viện bị giải tán, Thầy Giu-se Tuyến về quê hương Đại Lãm sống trong mái ấm yêu thương gia đình và tình làng nghĩa xóm. Nơi đây, Cậu tiếp tục học văn hóa và tốt nghiệp Phổ thông Trung học năm 1964, đồng thời vẫn luôn nuôi chí hướng dấn thân tu trì.
Quãng thời gian sau khi tốt nghiệp Phổ thông Trung học là thời kì đầy thử thách gian khó đối với Thầy Giuse. Trong hoàn cảnh xã hội hết sức khó khăn, Thầy phải vừa lao động một nắng hai sương trên đồng ruộng, vừa tiếp tục thầm lặng học Thần học do Đức cha Phao-lô Phạm Đình Tụng hướng dẫn dìu dắt.
CUỘC ĐỜI LINH MỤC
Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. Ngày 16.9.1974, Đức cha Phao-lô Phạm Đình Tụng đã âm thầm truyền chức linh mục cho thày Giu-se cùng 6 thày khác tại phòng U8 tòa giám mục cũ. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, cha Giu-se mới công khai làm việc mục vụ.
Do hoàn cảnh thiếu vắng nhân sự, trong gần 15 năm thi hành tác vụ linh mục (1974 – 1988), Ngài đã làm cha xứ coi sóc nhiều giáo hạt, có lúc gần như cả giáo phận. Và Ngài luôn ưu tiên cho việc đào luyện Ơn gọi.
Dầu cho công việc mục vụ đè nặng trên vai nhưng cha Giu-se vẫn luôn vui tươi, gần gũi thân thiện với giáo dân. Mọi người đều cảm nhận nơi cha một trái tim đầy yêu thương tha thiết.
CUỘC ĐỜI GIÁM MỤC
Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Cha Giu-se Nguyễn Quang Tuyến đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Phó giáo phận Bắc Ninh và được chính thức tấn phong ngày 25.1.1989. Ngài chọn Khẩu hiệu Giám mục “Xin cho mọi người nên một” (Ga 17,20).
Từ đây, ngài tiếp tục chung vai với Đức cha Phao-lô Phạm Đình Tụng dẫn dắt, chăm lo cho đoàn chiên giáo phận. Ngày 23.4.1994, Đức cha Phao-lô được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Hà Nội. Vì thế, Đức cha Giu-se lên kế vị và trở thành Giám mục chính tòa thứ 2 của giáo phận Bắc Ninh.
Giữa bối cảnh thiếu vắng linh mục, Đức cha Giu-se một mặt tìm cách gửi chủng sinh đi đào tạo, mặt khác Ngài chú trọng đào tạo và xây dựng Ban hành giáo toàn giáo phận. Trong cuộc đời Giám mục của mình, Ngài đã gửi nhiều chủng sinh đi học tại Đại chủng viện Hà Nội, và những học viện Công giáo khác. Ngài đã truyền chức cho gần ba mươi linh mục cả công khai lẫn âm thầm.
Ngoài ra Đức cha Giu-se còn củng cố và xây dựng ban hành giáo và các hội đoàn giáo dân Công giáo khắp giáo phận. Hàng năm, Đức cha đều lần lượt tổ chức các khóa huấn luyện dành cho các nhân sự nòng cốt về học tập tại Tòa giám mục và dành thời gian gặp gỡ, chia sẻ và huấn dụ.
Dù hoàn cảnh khó khăn cấm cách nhưng Đức cha không “ở yên” trong tòa Giám mục, Ngài thường xuyên đi thăm viếng đoàn chiên qua các cuộc kinh lý. Các xứ họ dù xa hay gần, nông thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi đều in dấu chân của Vị mục tử nhân hiền.
Mỗi dịp đi kinh lý chính là dịp Đức cha Giu-se ban các bí tích, tháo gỡ nhưng ngăn trở. Qua đó, Vị mục tử nhân lành đã phá tan bang giá hâm nóng lại những tâm hồn nguội lạnh, làm tươi mát những tâm hồn khô khan, hàn gắn yêu thương, xây lại những đổ vỡ hận thù.
Ngoài ra, Đức cha cũng đã cho khởi công trùng tu và xây dựng nhiều nhà thờ, nhiều cơ sở vật chất trong giáo phận. Ngài đã đến dâng Thánh lễ đặt móng cũng như làm phép, thánh hiến nhà thờ tại nhiều xứ họ.
Bên cạnh đó, ngài còn có nhiều chuyến thăm viếng từ thiện bác ái tới các cô nhi viện, trại phong, những gia đình hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi các Đấng bậc đau ốm…
Mười bảy năm trên cương vị Giám mục, gánh nặng của công việc mục vụ đã gần như vắt kiệt sức lực của Ngài. Mặc dù mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng Ngài vẫn âm thầm chịu đựng đau đớn của thể xác, vui lòng đón nhận trong niềm tin tưởng rằng: đó là lời mời gọi vác thập giá cùng Chúa Ki-tô, và chính Chúa Giê-su cũng đang cùng chung chia những đau đớn với ngài.
Bệnh tật của Đức cha Giu-se ngày một nặng dần. Giáo phận cùng với Quí Cha và giáo dân Bắc Ninh hải ngoại đã thu xếp để Ngài hai lần đi Hoa Kỳ chữa bệnh. Các y bác sĩ tại Hoa Kỳ đã hết lòng tận tình chăm sóc và chữa trị bệnh cho Đức cha.
Nhưng vì căn bệnh hiểm nghèo, Đức cha đã không qua nổi nhiều ca phẫu thuật nối tiếp nhau. Cuối cùng, Ngài đã an nghỉ trong Chúa lúc 5g58 ngày Chúa nhật, 24.09.2006 tại bệnh viện Providence Portland Medical Center, bang Oregon, Hoa Kỳ, hưởng thọ 61 tuổi.
Nguồn: giaophanbacninh.org
bài liên quan mới nhất
- Nữ tu Công giáo Nigeria được trao giải thưởng Opus trị giá 1,2 triệu đô la
-
Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành thừa sai tại đền thánh Mễ Du -
Di chúc đức tin của Sammy Basso, thanh niên bị bệnh lão hoá sớm -
Đức cha François Pallu: Chứng nhân của tình yêu -
Chứng tá truyền giáo của cha Ignazio Lastrico ở Brazil: Điều quan trọng là luôn hiện diện và ở mọi nơi -
Những nữ thừa sai ở bang Meghalaya, Ấn Độ -
Khi đức tin là sự lan toả nhen lại tâm hồn chán nản -
Trung tâm y tế Đức Mẹ Thương Xót ở Sudan -
Tiểu sử 13 chân phước sẽ được tuyên thánh vào ngày 20/10/2024 -
Các nữ tu Công giáo với sáng kiến phục vụ công ích
bài liên quan đọc nhiều
- Cuộc hội nhập văn hóa của Giáo hội Công Giáo Việt Nam (1533-2019)
-
Vị Tôi Tớ Chúa, Đức cha Pierre Lambert de La Motte, những thành quả truyền giáo và tiến trình xin phong thánh -
Phong thánh: Chỉ cần một phép lạ thôi -
Đức cha Pierre Lambert De La Motte người môn đệ yêu mến “Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh” -
Đức Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng của giới trẻ -
Cỗ tràng hạt quý chôn theo Công nương Diana -
Gia đình có một Hồng y, một Giám mục, hai Linh mục và bốn Tu sĩ -
Đời sống tâm linh của Đức Gioan Phaolô II -
"Hãy theo Thầy": Trở về với đức tin nhờ các vị Giáo Hoàng đương đại -
400 năm ngày sinh Đức cha Lambert de la Motte, Giám mục đầu tiên Việt Nam