ĐTC nhìn về sứ vụ của mình như thế nào

ĐTC Bênêđictô XVI suy tư về vai trò của Đấng kế vị Thánh Phêrô
WGPSG / ZENIT -- FATIMA, Bồ Đào Nha 13-05-2010-- Hôm nay, ĐTC Bênêđictô XVI đã chia sẻ với các giám mục Bồ Đào Nha về vai trò ngài đảm nhiệm như là người kế vị thánh Phêrô; ngài nói một giáo hoàng phải sống cho sự hiện diện của Chúa giữa thế gian.
Diễn từ của ĐTC hôm nay trước các Giám mục tụ họp về Fatima cho ngài một cơ hội nói về sứ vụ của ngài, một sứ vụ mà ngài chưa hoàn tất với năm năm tại vị.
Ngài nói rằng, khi làm người kế vị thánh Phêrô, ngài đến Fatima để trả một “món nợ ân tình với Đức Trinh Nữ Maria”, là Đấng, trong các lần hiện ra tại Bồ Đào Nha, đã thông truyền “một tình yêu mãnh liệt cho ĐTC, một tình yêu trổ sinh nhiều hoa trái, một tình yêu làm nên lời cầu nguyện với Đức Giêsu như một lời chỉ dẫn: “Phêrô, Thầy đã cầu nguyện cho con để đức tin của con đứng vững; và đến lượt của con, con cũng phải củng cố cho anh em của mình”.
Suy niệm về sứ vụ của mình, ĐTC nói rằng: “Vị Giáo Hoàng cần rộng mở con người mình ra cách toàn diện hơn cho mầu nhiệm của thập giá, ôm ấp mầu nhiệm thập giá như niềm hy vọng và là con đường tối ưu để đạt được và quy tụ mọi người lại trong Đấng Bị Đóng Đinh như là những anh chị em trong nhân tính”.
ĐTC nói thêm: “Vâng theo Lời Chúa, vị Giáo Hoàng được mời gọi sống không phải cho mình, nhưng cho sự hiện diện của Chúa nơi trần gian”.
Về điểm này, ngài nói lại ý tưởng mà ngài diễn tả trên đường bay đến Bồ Đào Nha, trong đó ngài đã suy niệm về ý nghĩa của sứ điệp Fatima.
Ngài nói với nhà báo trên cùng chuyến bay: “Cuộc khổ nạn của Giáo Hội được coi là điều cần thiết, là điều được phản ánh cách tự nhiên nơi con người của vị Giáo Hoàng, mà vị Giáo Hoàng lại đại diện cho Giáo Hội, và chính như thế, những sự đau khổ của Giáo Hội được công bố. Đức Kitô bảo chúng ta rằng: Giáo Hội liên lỉ chịu đau khổ, bằng nhiều cách khác nhau, cho đến ngày tận thế”.
ĐTC cũng xác định rằng ngài được an ủi vì “những giám mục Bồ Đào Nha cũng quyết tâm đi theo ĐTC, không sợ điều gì ngoại trừ việc sợ làm mất ơn cứu độ vĩnh cửu cho con người”.
bài liên quan mới nhất

- Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
-
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y