ĐHY Parolin: ĐTC kêu gọi một sự thay đổi từ COP 28
Trước hết về những mong chờ và hy vọng của Đức Thánh Cha đối với COP 28. Đức Hồng Y nói Đức Thánh Cha ý thức về sự cần thiết phải hành động để chăm sóc ngôi nhà chung, tính cấp bách của những lập trường can đảm và động lực mới đối với các chính sách địa phương và quốc tế để nhân loại không bị đe doạ bởi những lợi ích thiển cận hoặc săn mồi. Đức Thánh Cha muốn chia sẻ với tất cả mọi người những đau khổ của hành tinh và những quan ngại thật sự đối với việc chăm sóc ngôi nhà chung.
Chính vì thế như đã nói rõ trong Laudate Deum, từ COP 28 Đức Thánh Cha mong chờ Hội nghị này sẽ dẫn đến sự tăng tốc mang tính quyết định của quá trình chuyển đổi năng lượng, với những cam kết hiệu quả có thể được giám sát thường xuyên. Hội nghị này có thể là một bước ngoặt, cho thấy mọi việc đã được thực hiện kể từ năm 1992 là nghiêm túc và phù hợp, nếu không sẽ là một nỗi thất vọng lớn và sẽ gây nguy hiểm cho tất cả những điều tốt đẹp đã đạt được cho đến nay.
Đức Hồng Y nhận xét rằng, như Đức Thánh Cha đã nói từ sau Hội nghị Paris 2015, vấn đề khí hậu không được quan tâm đúng mức. Có những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu quan tâm này, như đại dịch Covid, hoặc những vấn đề nhân đạo kéo dài đang tràn ngập xã hội. Các cuộc xung đột ở Ucraina và ở khu vực Hamas-Israel chỉ là hai ví dụ nổi bật không chỉ có tác động tàn khốc và không thể chấp nhận đối với thường dân nhưng còn có nhưng hậu quả kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Những cuộc khủng hoảng này có nguy cơ chuyển hướng sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong vấn đề khí hậu.
Mặc dù vậy biến đổi khí hậu vẫn tiếp tục và không chờ đợi “thiện chí” của con người. Cộng đồng quốc tế không chỉ cần phải lưu ý đến điều này nhưng còn phải nhận thức cụ thể rằng để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu hoặc chúng ta cùng thắng hoặc cùng thua.
Quốc vụ khanh Toà Thánh nhấn mạnh sẽ là điều tốt đẹp nếu COP 28 góp phần thực hiện niềm hy vọng được Đức Thánh Cha bày tỏ trong Laudato si’: “Trong khi nhân loại sống trong thời hậu công nghiệp, có lẽ là một thời đại lịch sử vô trách nhiệm, người ta hy vọng rằng nhân loại vào đầu thế kỷ XXI có thể vẫn nhớ, để có thể đón nhận trách nhiệm khó khăn này với tấm lòng quảng đại” (165). Theo Đức Hồng Y, về điều này có niềm hy vọng, vì nhân loại đang sở hữu các phương tiện và khả năng để có thể đám nhận những trách nhiệm này.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 1 tháng chín: Ngày tôn vinh quyết định tạo dựng của Thiên Chúa
-
Sinh vật và vấn đề đạo đức môi sinh | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Môi trường nước | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Lời Kinh Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo -
Hành Tinh Xanh - Tương Lai Sáng | Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường -
5 điều cần để chăm sóc Ngôi Nhà Chung -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Điện Hạt Nhân và Tôn Giáo tại Nhật -
Hiệp hành chăm sóc môi sinh -
Chăm sóc môi sinh theo giáo lý nhà Phật
bài liên quan đọc nhiều
- 7 món ăn lành mạnh mà Chúa Giêsu đã dùng
-
Mẹ Thiên Nhiên -
Suy tư về phát biểu của cô bé 12 tuổi tại hội nghị về môi trường: MÔI TRƯỜNG và NGÔI LỜI -
Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị -
Tương quan giữa con người với môi trường -
Nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống -
Gia đình bảo vệ Môi trường -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu - Văn bản Cam kết