Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu - Văn bản Cam kết
VĂN BẢN CAM KẾT CỦA FABC
về việc
“KHƠI GỢI MỐI QUAN TÂM TRONG CÁC CHỦNG VIỆN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU"
Dành cho các Giám mục và các nhà đào tạo Linh mục tại Á Châu.
(04 -08/11/2019)
Ý thức sâu sắc về nhiệm vụ hiện thể hóa sứ mạng của Chúa Kitô, Giáo hội nhận ra phần liên đới trách nhiệm trước tình trạng khẩn cấp về khí hậu mà nhân loại phải đối mặt ngày nay. Với ý hướng này, tại Trung Tâm Tĩnh Huấn Salesian ở Hua Hin thuộc Thái Lan, Văn phòng Giáo sĩ và Văn phòng Phát triển Con người của Liên đoàn Giám mục Châu Á (FABC) đã chuyên chú vào đề tài “Khơi gợi mối quan tâm về biến đổi khí hậu trong các Chủng viện”.
Tham dự viên của Hội nghị này gồm 6 giám mục, 26 linh mục, 1 tu sĩ và 8 giáo dân đến từ 10 quốc gia khác nhau (Bangladesh, Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam) và cũng bao gồm sự tham gia của hàng ngàn thính giả thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
Chúng tôi, các tham dự viên, nhìn nhận rằng các linh mục tương lai sẽ là các tác nhân then chốt trong nỗ lực vì một thế giới vững bền. Để trang bị cho họ trước sự mạng này, chúng tôi quyết định trao cho họ một sự đào tạo toàn diện (integral formation) hầu có thể giúp phát triển các niềm tin, các thái độ và các mẫu thức hành vi mới.
Chúng tôi ước muốn giới thiệu bộ môn Thần học Sinh thái (Eco-theology) trong việc đào tạo tại Chủng viện; một môn học liên kết các khám phá mới về khoa học với giáo huấn và các thực hành Kitô giáo. Thời gian của khóa học này và sự tích hợp của nó vào các vòng xích đào tạo hiện có sẽ được xác định tùy thuộc các điều kiện địa phương.
Để cổ vũ một sự hóan cải sinh thái liên tục, chúng tôi ước muốn khắc sâu nơi các nhà đào tạo, các chủng sinh và mọi thành viên chủng viện một linh đạo bao hàm sự chiêm ngắm vạn vật của Thiên Chúa với lòng biết ơn. Chúng tôi sẽ thực hiện ước muốn này bằng cách nhấn mạnh mối liên kết hỗ tương qua các thực hành phụng vụ, cầu nguyện, tĩnh tâm sinh thái và qua những giây phút hiệp thông tĩnh lặng với thiên nhiên.
Một khóa học về thần học sinh thái sẽ không có ảnh hưởng mạnh nếu nó không được tích hợp vào mọi cấu trúc của đời sống chủng viện. Do đó, chúng tôi ước mong cộng tác với tất cả các thành viên chủng viện để giới thiệu các mối quan tâm và suy tư về sinh thái trong các khóa học khác. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp sự hướng dẫn để các chủng sinh có thể tham gia vào các vấn đề sinh thái trong các tác vụ cuối tuần của họ. Chúng tôi ước muốn khởi xướng một cuộc thẩm định xanh để làm cho các chủng viện của chúng tôi thân thiện với môi trường hơn. Trên hết, chúng tôi ước muốn cổ võ tinh thần khó nghèo và lối sống giản đơn trong chủng viện, bắt đầu với tấm gương của chính bản thân.
Để có thể hiểu rõ hơn tiếng kêu cứu của trái đất, cũng cần phải nghe tiếng kêu cứu của người nghèo. Phụ nữ, những người bản xứ và các nhóm dễ bị tổn thương khác đã phải chịu đựng nhiều nhất từ các thảm họa khí hậu. Những câu chuyện về sự đau khổ và lòng can đảm của họ có thể đóng góp nhiều cho việc đào tạo các linh mục. Chúng tôi ước mong tạo ra nhiều cơ hội, qua đó các chủng sinh có thể dấn sâu vào trong thực tế của người nghèo và học hỏi từ họ. Có thể là một hình thức trải nghiệm ngắn hạn hoặc các giai đoạn sống dài hạn hơn giữa những người nghèo. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tạo các cơ hội để đối thoại với những người khác niềm tin, để học hỏi từ truyền thống đức tin của họ cách thức nào đã khơi gợi sự dấn thân của họ cho việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.
Tình trạng khẩn cấp về khí hậu quanh chúng ta cũng là một phút giây hiện tại (Kairos) – qua đó, chúng ta đang bị đòi buộc thẩm định lại một cách sâu xa bản chất thực sự trong các mối tương quan của chúng ta và các cấu trúc hiện có trong việc đào tạo chủng viện. Có lẽ Thần Khí đang gọi mời chúng ta hướng tới một cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với việc đào tạo. Hiện tại, chúng tôi không biết việc này đòi hỏi trọn vẹn điều gì, nhưng chúng tôi mong mỏi tiếp tục cuộc trao đổi này cách trung thực và minh bạch.
Nguyện xin Thiên Chúa, Đấng đã mở lòng chúng ta để nghe thấy tiếng kêu cứu của trái đất, giờ đây tuôn đổ ân sủng trên chúng ta để trung thành chu toàn tất cả những điều Ngài đang kêu gọi chúng ta thực hiện.
Văn phòng Giáo sĩ và Văn phòng Phát triển Con người của FABC
bài liên quan mới nhất
- Ngày 1 tháng chín: Ngày tôn vinh quyết định tạo dựng của Thiên Chúa
-
Sinh vật và vấn đề đạo đức môi sinh | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Môi trường nước | Đạo Đức Môi Sinh | Tuần lễ Giáo lý 2024 -
Lời Kinh Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ tạo -
Hành Tinh Xanh - Tương Lai Sáng | Chung Tay Bảo Vệ Môi Trường -
5 điều cần để chăm sóc Ngôi Nhà Chung -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Hiệp hành chăm sóc môi sinh -
Điện Hạt Nhân và Tôn Giáo tại Nhật -
Chăm sóc môi sinh theo giáo lý nhà Phật
bài liên quan đọc nhiều
- 7 món ăn lành mạnh mà Chúa Giêsu đã dùng
-
Mẹ Thiên Nhiên -
Suy tư về phát biểu của cô bé 12 tuổi tại hội nghị về môi trường: MÔI TRƯỜNG và NGÔI LỜI -
Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị -
Tương quan giữa con người với môi trường -
Nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống -
Gia đình bảo vệ Môi trường -
Đạo đức môi sinh: Tham luận của ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm -
Đào tạo Chủng sinh châu Á: Hội thảo về Biến đổi Khí hậu -
Caritas Việt Nam: Đi xe đạp vì môi trường