Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (Ga 15,1-8) - Cây nho

Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (Ga 15,1-8) - Cây nho

Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (Ga 15,1-8) - Cây nho

“Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em.
Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em
. (Ga 15,4)

BÀI ĐỌC I: Cv 9, 26-31

“Ngài thuật lại cho các ông biết trên đường đã thấy Chúa thế nào”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong những ngày ấy, khi tới Giêrusalem, Saolô tìm cách tiếp xúc với các môn đệ; nhưng mọi người đều sợ ngài, không tin rằng ngài đã trở thành môn đệ. Barnaba dẫn ngài đến gặp các Tông đồ, và ngài thuật lại cho các ông biết trên đường ngài đã thấy Chúa thế nào, đã được Chúa phán dạy, và tại Đamas ngài dạn dĩ xưng danh Đức Giêsu thế nào. Và từ đó, ngài ra vào Giêrusalem với các ông, và dạn dĩ xưng danh Chúa. Ngài cũng giảng dạy cho dân ngoại, và tranh luận với những người Hy-lạp, nên họ tìm cách giết ngài. Các anh em biết việc đó, nên đem ngài xuống Xêsarêa, rồi tiễn đưa ngài về Tarsê.

Hội Thánh được bình an trong miền Giuđêa, Galilêa và Samaria, sống trong sự kính sợ Chúa, được xây dựng và đầy ơn an ủi của Thánh Thần.

Đó là lời Chúa.

 

ĐÁP CA: Tv 21, 26b-27. 28 và 30. 31-32

Đáp: Lạy Chúa, bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong đại hội (c. 26a).

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: 1) Bởi Chúa mà lời con ca ngợi vang lên trong đại hội. Con sẽ làm trọn những lời khấn hứa của con, trước mặt những người tôn sợ Chúa. Bạn cơ bần sẽ ăn và được no nê, những kẻ tìm kiếm Chúa sẽ ca khen Chúa: “Tâm hồn các bạn hãy vui sống tới muôn đời”. - Đáp.

2) Thiên hạ sẽ ghi lòng và trở về với Chúa, khắp cùng bờ cõi địa cầu; và toàn thể bá tánh chư dân sẽ phủ phục trước thiên nhan Chúa. Bao người ngủ trong lòng đất sẽ tôn thờ duy một Chúa; bao kẻ nằm xuống bụi tro sẽ sấp mình trước thiên nhan. Và linh hồn con sẽ sống cho chính Chúa. - Đáp.

3) Miêu duệ con sẽ phục vụ Ngài, sẽ tường thuật về Chúa cho thế hệ tương lai, và chúng kể cho dân hậu sinh biết đức công minh Chúa, rằng: “Điều đó Chúa đã làm”. - Đáp.

 

BÀI ĐỌC II: 1 Ga 3, 18-24

“Đây là giới răn của Người: là chúng ta phải yêu thương nhau”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.

Các con thân mến, chúng ta đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật. Do đó, chúng ta biết mình thuộc về sự thật, và sẽ được vững lòng trước mặt Chúa. Vì nếu lòng chúng ta có khiển trách chúng ta, thì Thiên Chúa còn lớn hơn lòng chúng ta và Người thông biết mọi sự.

Các con thân mến, nếu lòng chúng ta không khiển trách, thì chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa, và bất cứ điều gì chúng ta xin, thì chúng ta cũng được Người ban cho, vì chúng ta giữ giới răn Người và làm điều đẹp lòng Người.

Và đây là giới răn của Người: Chúng ta phải tin vào thánh danh Con của Người là Chúa Giêsu Kitô, và phải thương yêu nhau, như Người đã ban giới răn cho chúng ta. Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Do điều này mà chúng ta biết Người ở trong chúng ta, đó là Thánh Thần mà Người đã ban cho chúng ta.

Đó là lời Chúa.

 

Tin mừng: Ga 15,1-8

1 “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2 Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.

3 Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy.

5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.

6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7 Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý.

8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.

Giáo lý cho bài giảng Chúa nhật 5 Phục sinh năm B:

WHĐ (27.04.2024) - Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của lễ Chúa nhật 5 Phục Sinh năm B theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích.

Số 2746-2751: Lời cầu nguyện của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Ly

Số 736, 737, 755, 787, 1108, 1988, 2074: Đức Kitô là Cây Nho, chúng ta là cành

Số 953, 1822-1829: Đức mến

Bài Ðọc I: Cv 9, 26-31

Bài Ðọc II: 1Ga 3, 18-24

Phúc Âm: Ga 15, 1-8

 

Số 2746-2751: Lời cầu nguyện của Đức Kitô trong Bữa Tiệc Ly

2746. Khi đến Giờ của Người, Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Chúa Cha[1]. Lời cầu nguyện của Người, lời dài nhất được sách Tin Mừng lưu truyền, bao gồm toàn bộ Nhiệm cục tạo dựng và cứu độ, cũng như cả cái Chết và sự Phục sinh của Người. Lời cầu nguyện trong Giờ của Chúa Giêsu vẫn luôn còn là lời cầu nguyện của Người, cũng như cuộc Vượt Qua của Người, đã diễn ra “một lần cho mãi mãi”, vẫn luôn hiện diện trong phụng vụ của Hội Thánh Người.

2747. Truyền thống Kitô giáo gọi lời nguyện này một cách xác đáng là “lời nguyện tư tế” của Chúa Giêsu. Đây chính là lời cầu nguyện của Vị Thượng Tế của chúng ta, lời cầu nguyện này không thể tách rời khỏi cuộc hiến tế của Người, khỏi cuộc Vượt Qua của Người để về cùng Chúa Cha, trong đó chính Người “được thánh hiến”[2] trọn vẹn cho Chúa Cha.

2748. Trong lời cầu nguyện của cuộc Vượt Qua, của cuộc hiến tế này, mọi sự “được quy tụ”[3] trong Người: Thiên Chúa và thế gian, Ngôi Lời và xác phàm, sự sống vĩnh cửu và thời gian, tình yêu tự trao nộp và tội phản bội lại tình yêu, các môn đệ đang có mặt và những người sẽ tin vào Người nhờ lời của các ông, sự hạ mình và vinh quang. Đó là lời cầu nguyện của sự Hợp nhất.

2749. Chúa Giêsu đã hoàn thành toàn bộ công trình của Chúa Cha và lời cầu nguyện cũng như hy lễ của Người trải rộng tới lúc hoàn tất thời gian. Lời cầu nguyện trong Giờ của Người hoàn thành những thời buổi cuối cùng và dẫn đưa chúng đến chỗ hoàn tất. Chúa Giêsu, Người Con đã được Chúa Cha trao cho mọi sự, đã trao hiến trọn vẹn cho Chúa Cha và đồng thời Người tỏ ra mình hoàn toàn tự do[4], nhờ quyền năng Chúa Cha ban cho Người trên mọi xác phàm. Người Con, Đấng đã trở thành Người Tôi Tớ, là Chúa, là Đấng Toàn Năng (Pantocrator). Vị Thượng Tế cao cả của chúng ta, Đấng cầu nguyện cho chúng ta, cũng là Đấng cầu nguyện trong chúng ta, và là Thiên Chúa, Đấng nhận lời chúng ta cầu nguyện.

2750. Khi đã thuộc về Danh thánh của Chúa Giêsu, chúng ta có thể đón nhận, từ bên trong, lời cầu nguyện chính Người dạy chúng ta: “Lạy Cha chúng con”. Lời cầu nguyện tư tế của Người, từ bên trong, gợi hứng cho những lời cầu xin quan trọng của kinh Lạy Cha: quan tâm đến Danh Cha[5], nhiệt tình với Nước Cha (vinh quang[6]), chu toàn Ý Cha, kế hoạch cứu độ của Ngài[7] và sự giải thoát khỏi sự dữ[8].

2751. Cuối cùng, trong lời cầu nguyện này, Chúa Giêsu mạc khải và dạy chúng ta sự “hiểu biết” bất khả phân ly về Chúa Cha và Chúa Con[9]. Sự hiểu biết ấy chính là mầu nhiệm của đời sống cầu nguyện.

 

Số 736, 737, 755, 787, 1108, 1988, 2074: Đức Kitô là Cây Nho, chúng ta là cành

736. Nhờ sức mạnh đó của Chúa Thánh Thần, các con cái Thiên Chúa có thể mang lại hoa trái. Đấng đã tháp chúng ta vào Cây Nho thật, sẽ làm cho chúng ta mang lại hoa trái của Thần Khí, là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23). Thần Khí là sự sống của chúng ta; chúng ta càng từ bỏ chính mình[10], Thần Khí càng làm cho chúng ta hoạt động[11].

“Nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta được phục hồi để vào thiên đàng, được dẫn lên Nước Trời, được ban ơn làm nghĩa tử: chúng ta được vững lòng để gọi Thiên Chúa là Cha của mình, và thông phần vào ân sủng của Đức Kitô, được gọi là con cái ánh sáng và dự phần vào vinh quang vĩnh cửu”[12].

737. Sứ vụ của Đức Kitô và của Chúa Thánh Thần được thực hiện trong Hội Thánh, là Thân Thể Đức Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Sứ vụ phối hợp này từ nay đưa các tín hữu của Đức Kitô vào sự hiệp thông của Người với Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần: Thần Khí chuẩn bị người ta, Ngài đến với họ trước bằng ân sủng của Ngài để lôi kéo họ đến với Đức Kitô. Chính Ngài làm tỏ hiện Chúa phục sinh cho họ, nhắc cho họ nhớ Lời của Người và mở trí cho họ hiểu được sự Chết và sự Sống Lại của Người. Ngài làm cho mầu nhiệm của Đức Kitô hiện diện cho họ, nhất là trong bí tích Thánh Thể, để hòa giải họ, và cho họ được hiệp thông với Thiên Chúa, để làm cho họ “mang lại nhiều hoa trái”[13].

755. “Hội Thánh là thửa ruộng, hay cánh đồng của Thiên Chúa[14]. Trong cánh đồng đó, mọc lên cây ôliu cổ thụ mà gốc rễ thánh là các Tổ phụ, và nơi cây này, sự giao hoà giữa những người Do thái và các dân ngoại đã được và sẽ được thực hiện[15]. Hội Thánh được Nhà Làm Vườn thiên quốc trồng như một cây nho được tuyển chọn[16]. Đức Kitô là cây nho thật, ban sức sống và sự sinh sôi nảy nở các ngành, tức là chúng ta, những kẻ được ở trong Người nhờ Hội Thánh, và không có Người, chúng ta không thể làm gì được[17][18].

787. Ngay từ đầu, Chúa Giêsu đã kết hợp các môn đệ Người vào cuộc đời Người[19]; Người đã mạc khải cho họ mầu nhiệm Nước Trời[20]; và cho họ được tham dự vào sứ vụ, niềm vui[21] và những đau khổ của Người[22]. Chúa Giêsu còn nói đến một sự hiệp thông mật thiết hơn nữa giữa Người với những ai đi theo Người: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em…. Thầy là cây nho, anh em là cành” (Ga 15,4-5). Và Người loan báo một sự hiệp thông bí nhiệm và thật sự giữa thân thể của Người và thân thể của chúng ta: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).

1108. Mục đích của sứ vụ Chúa Thánh Thần trong mọi hoạt động phụng vụ là để chúng ta được hiệp thông với Đức Kitô để làm nên Thân Thể Người. Chúa Thánh Thần như nhựa sống trong cây nho của Chúa Cha, mang lại hoa trái nơi các ngành nho[23]. Trong phụng vụ, sự cộng tác mật thiết giữa Chúa Thánh Thần và Hội Thánh được thực hiện. Chính Ngài, Thần Khí của sự hiệp thông, luôn hiện diện trong Hội Thánh, và do đó, Hội Thánh là bí tích lớn của sự hiệp thông của Thiên Chúa, một bí tích quy tụ các con cái Thiên Chúa còn đang tản mác. Hoa trái của Chúa Thánh Thần trong phụng vụ là, một cách không thể tách rời, sự hiệp thông với Ba Ngôi Chí Thánh và sự hiệp thông huynh đệ[24].

1988. Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta được tham dự vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô khi chết cho tội lỗi, và được tham dự vào sự phục sinh của Người khi được sinh vào đời sống mới; chúng ta là những chi thể của Thân Thể Người là Hội Thánh[25], là những ngành nho được ghép vào Cây nho là chính Đức Kitô[26]:

“Nhờ Thần Khí chúng ta được dự phần vào Thiên Chúa. Nhờ sự truyền thông Thần Khí, chúng ta được trở nên những người đồng phận với bản tính thần linh…. Vì thế, những ai có Thần Khí ngự nơi mình, đều được thần linh hóa”[27].

2074. Chúa Giêsu nói: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Hoa trái được nói đến trong lời này là sự thánh thiện của một đời sống được sinh sôi nảy nở nhờ kết hợp với Đức Kitô. Khi chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, chúng ta truyền thông các mầu nhiệm của Người và tuân giữ các điều răn của Người, thì chính Người là Đấng Cứu Độ đến trong chúng ta để yêu thương Cha Người và các anh em Người, cũng là Cha chúng ta và các anh em chúng ta. Nhờ Thần Khí, bản thân Chúa Giêsu trở thành quy luật sống động và nội tâm cho cách hành động của chúng ta. “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

 

Số 953, 1822-1829: Đức mến

953. Sự hiệp thông đức mến: Trong mầu nhiệm các Thánh thông công, “không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình” (Rm 14,7). “Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau; Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung. Vậy anh em, anh em là Thân Thể của Đức Kitô và mỗi người là một bộ phận” (1 Cr 12,26-27). Đức mến “không tìm tư lợi” (1 Cr 13,5)[28]. Việc nhỏ nhất trong các hành vi của chúng ta được làm trong đức mến đều sinh lợi ích cho mọi người, trong sự liên đới hỗ tương với tất cả mọi người, kẻ sống và kẻ chết, sự liên đới đó được đặt nên trong mầu nhiệm “các Thánh thông công”. Mọi tội lỗi đều làm tổn thương sự hiệp thông này.

Đức mến

1822. Đức mến là nhân đức đối thần, nhờ đó chúng ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Ngài, và vì yêu mến Thiên Chúa, chúng ta yêu mến người lân cận như chính mình.

1823. Chúa Giêsu lấy đức mến làm điều răn mới[29]. Khi yêu thương những kẻ thuộc về Người “đến cùng” (Ga 13,1), Người biểu lộ tình yêu của Chúa Cha mà Người đã đón nhận. Khi yêu mến nhau, các môn đệ bắt chước tình yêu của Chúa Giêsu mà họ cũng đã đón nhận. Vì vậy, Chúa Giêsu nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9). Và Người còn nói: “Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

1824. Là hoa trái của Thần Khí và là sự viên mãn của Lề luật, đức mến giữ các điều răn của Thiên Chúa và của Đức Kitô của Ngài: “Hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga 15,9-10)[30].

1825. Đức Kitô đã chịu chết vì yêu mến chúng ta, khi chúng ta còn là “thù nghịch” (Rm 5,10). Chúa đòi chúng ta rằng, cũng như Người, chúng ta phải yêu mến cả kẻ thù của chúng ta[31], rằng chúng ta phải trở thành người lân cận cho những kẻ ở xa nhất[32], rằng chúng ta phải yêu thương trẻ em[33] và người nghèo như chính Người[34].

Thánh Tông Đồ Phaolô đã mô tả một cách tuyệt vời về đức mến: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1 Cr 13,4-7).

1826. Thánh Tông Đồ còn nói: không có đức mến, “tôi chẳng là gì”. Và bất cứ điều gì là đặc ân, công việc phục vụ, thậm chí nhân đức… nếu tôi không có đức mến, thì cũng “chẳng ích gì cho tôi”[35]. Đức mến cao trọng hơn mọi nhân đức. Đức mến đứng đầu các nhân đức đối thần: “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1 Cr 13,13).

1827. Việc thực thi tất cả các nhân đức được nên sinh động và được gợi hứng bởi đức mến. Nhân đức này là “mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14); là mô thể của các nhân đức; liên kết và phối hợp các nhân đức; là nguồn mạch và cùng đích của việc thực hành các nhân đức Kitô giáo. Đức mến củng cố và thanh luyện khả năng yêu thương của con người. Đức mến nâng khả năng này lên mức trọn hảo siêu nhiên của tình yêu của Thiên Chúa.

1828. Việc thực hành đời sống luân lý, được sinh động nhờ đức mến, đem lại cho Kitô hữu sự tự do thiêng liêng của con cái Thiên Chúa. Người đó đứng trước Thiên Chúa, không còn như một kẻ nô lệ, trong sự sợ hãi tôi đòi, hay như người làm công ăn lương, nhưng như là người con đáp lại tình yêu của “Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4,19):

“Nếu chúng ta xa lánh điều xấu vì sợ hình phạt, chúng ta sẽ sống trong tâm trạng của người nô lệ; nếu chạy theo sự cám dỗ của phần thưởng, … chúng ta sẽ giống như người làm thuê; nhưng nếu vì chính sự đáng kính và vì tình yêu của Đấng ban hành lề luật…, chúng ta mới thật sự sống trong tâm tình của con cái”[36].

1829. Niềm vui, sự bình an và lòng thương xót là như hoa trái của đức mến. Đức mến đòi hỏi phải làm điều tốt và sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ; đức mến thì nhân hậu; nó khơi dậy sự tương thân tương ái, không tìm tư lợi, và quảng đại; đức mến là tình bằng hữu và sự hiệp thông:

“Yêu thương là sự hoàn tất của mọi công việc của chúng ta. Đó là mục đích: chúng ta chạy vì đó, chúng ta chạy đến đó; và khi tới đó, chúng ta sẽ yên nghỉ”[37].

 

Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (02.05.2021) - Ở lại trong Chúa Giêsu

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ V mùa Phục Sinh (Ga 15,1-8), Chúa Giêsu giới thiệu: Người là cây nho thật và gọi chúng ta là những cành nho mà nếu không kết hiệp với Người sẽ không sống được: “Thầy là cây nho, anh em là cành” (c. 5). Sẽ không có cây nho nếu không có các cành nho, và ngược lại. Các cành không tự nó sống nhưng hoàn toàn dựa vào cây nho, nguồn sống của chúng.

Chúa Giêsu nhấn mạnh đến động từ “ở lại”. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa lặp lại động từ này bảy lần. Trước khi từ giã thế giới này và trở về với Chúa Cha, Chúa Giêsu muốn trấn an các môn đệ rằng: họ có thể tiếp tục được kết hiệp với Người. Chúa nói: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em” (c. 4). Đây không phải là ở lại cách thụ động, “ngủ yên” trong Chúa, để chính mình bị cuộc đời ru ngủ. Không phải như thế. Chúa Giêsu đề nghị ở lại cách tích cực và hỗ tương. Tại sao? Bởi vì những cành nho không có cây nho thì không thể làm gì được, chúng cần nhựa sống để sinh trưởng và kết trái; nhưng cây nho cũng cần cành, vì quả không mọc trên thân cây. Đó là sự cần thiết lẫn nhau, là vấn đề ở lại trong nhau để sinh hoa kết trái.

Chúng ta cần Chúa

Trước hết, chúng ta cần Chúa. Chúa muốn nói với chúng rằng, trước khi tuân giữ các điều răn của Người, trước các mối phúc thật, trước các hoạt động thương xót, cần kết hiệp với Người, ở lại trong Người. Chúng ta không thể là Kitô hữu tốt nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu. Nhưng với Người, chúng ta có thể chịu được mọi sự (xem Pl 4,13).

Chúa cần chúng ta: một ý tưởng táo bạo?

Nhưng Chúa Giêsu, giống như cây nho cần cành nho, cũng cần chúng ta. Đối với chúng ta, có vẻ táo bạo khi nói điều này, và vì vậy, chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu cần chúng ta theo nghĩa nào? Người cần chứng tá của chúng ta. Giống như cành nho, hoa trái mà chúng ta cần mang lại chính là làm chứng về đời sống của Kitô hữu. Sau khi Chúa Giêsu trở về với Chúa Cha, nhiệm vụ của các môn đệ, cũng là nhiệm vụ của chúng ta, là tiếp tục loan báo Tin mừng, bằng lời nói và việc làm, về Vương quốc của thế giới. Và họ làm việc này bằng cách làm chứng cho tình yêu của Chúa: hoa trái được sinh ra chính là tình yêu. Được gắn kết với Chúa Kitô, chúng ta nhận các ơn Chúa Thánh Thần, và bằng cách này chúng ta có thể làm điều tốt cho tha nhân và xã hội, cho Giáo hội. Chúng ta nhận ra cây nhờ trái của nó. Một đời sống Kitô hữu thật sự có thể làm chứng cho Chúa Kitô.

Hoa trái tốt của cuộc sống nhờ vào cầu nguyện

Chúng ta có thể làm điều này bằng cách nào? Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý” (c. 7). Cuộc sống của chúng ta mang lại hoa trái tốt là nhờ vào cầu nguyện. Chúng ta có thể xin được suy nghĩ như Chúa, hành động như Người, nhìn thế giới và mọi thứ bằng đôi mắt của Chúa Giêsu. Và như thế, yêu thương anh chị em của chúng ta, bắt đầu từ những người nghèo nhất và những người đau khổ nhất, như Chúa đã làm, và yêu thương họ bằng cả trái tim và mang đến cho thế giới những hoa trái của sự tốt lành, bác ái và hòa bình.

Chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ luôn luôn kết hợp hoàn toàn với Chúa Giêsu và Mẹ đã mang lại nhiều kết quả. Xin Mẹ giúp chúng ta ở lại trong Chúa Kitô, trong tình yêu và trong lời của Người, để làm chứng cho Chúa Phục Sinh trong thế giới.

Nguồn: vaticannews.va/vi/

 

Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (29.04.2018) - Thầy là cây nho, anh em là nhành

Lời Chúa trong Chúa nhật thứ 5 mùa Phục Sinh này tiếp tục chỉ cho chúng ta con đường và những điều kiện để thành cộng đoàn của Chúa Phục Sinh. Chúa nhật tuần trước đã làm nổi bật tương quan giữa tín hữu và Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Hôm nay Tin Mừng trình bày cho chúng ta lúc Chúa Giêsu tự giới thiệu như thân cây nho đích thực và mời gọi chúng ta hiệp nhất với Ngài để mang lại nhiều hoa trái (Xc Ga 15,1-8). Thân cây nho là một cây họp thành một toàn bộ với các ngành, và các ngành nho chỉ được phong phú nếu gắn liền vào thân nho. Tương quan này là bí quyết đời sống Kitô và thánh sử Gioan biểu lộ qua động từ “ở lại”, động từ được lập đi lập lại bảy lần trong đoạn Tin Mừng hôm nay.

Vấn đề ở đây là ở lại với Chúa Giêsu để tìm được can đảm ra khỏi chính mình, ra khỏi những thoải mái tiện nghi, ra khỏi không gian chật hẹp và được bảo bọc của chúng ta, để tiến ra biển khơi với những nhu cầu của tha nhân và mang lại một đà tiến rộng rãi cho chứng tá Kitô của chúng ta trên thế giới. Sự can đảm ra khỏi chính mình tự nó nảy sinh từ niềm tin nơi Chúa Phục Sinh và từ niềm xác tín Thánh Linh của Chúa đồng hành với lịch sử chúng ta. Một trong những hoa trái chín mùi nhất nảy sinh từ sự thông hiệp với Chúa Kitô chính là sự dấn thân bác ái đối với tha nhân, yêu thương anh chị em trong tinh thần quên mình, đến độ chấp nhận những hậu quả cuối cùng, như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Năng động bác ái của tín hữu không phải là kết quả của chiến lược, không nảy sinh từ những lời kêu gọi từ bên ngoài, như những yêu cầu xã hội hoặc ý thức hệ, nhưng từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và do việc ở lại trong Chúa Giêsu. Đối với chúng ta, Ngài chính là thân cây nho từ đó chúng ta kín múc nhựa sống, nghĩa là ”sự sống” để mang lại trong xã hội những cách thức sống và xả thân, đặt mình ở chỗ rốt cùng.

Khi chúng ta kết hiệp thâm sâu với Chúa, như thân nho và các ngành kết hiệp mật thiết với nhau, thì ta có khả năng mang lại những hoa trái sự sống mới, hoa trái từ bi thương xót, công lý và hòa bình, xuất phát từ sự phục sinh của Chúa. Đó là điều các thánh đã làm, những người đã sống trọn vẹn đời sống Kitô và chứng tá bác ái, vì họ là những ngành nho đích thực của thân cây nho của Chúa. Nhưng để nên thánh, ”không nhất thiết phải là các giám mục, linh mục hoặc tu sĩ. [..] Tất cả chúng ta đều được kêu gọi nên thánh bằng cách sống yêu thương và mỗi người làm chứng tá giữa những công việc thường nhật, nơi mình đang sống” (Tông Huấn Gaudete et exsultate, 14). Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh. Chúng ta phải nên thánh với sự phong phú mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Phục Sinh. Mọi hoạt động - làm việc hay nghỉ ngơi, đời sống gia đình và xã hội, việc thi hành các trách nhiệm chính trị, văn hóa và kinh tế, - mỗi hoạt động, nếu được sống trong sự kết hiệp với Chúa Giêsu và với thái độ yêu thương và phục vụ, chính là cơ hội để sống trọn vẹn bí tích rửa tội và sự thánh thiện theo tinh thần Tin Mừng.

Xin Mẹ Maria là Nữ Vương Các Thánh và là mẫu gương về sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Con của Mẹ giúp đỡ chúng ta. Xin Mẹ dạy chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu, như những ngành gắn liền với thân cây nho và không bao giờ tách rời khỏi tình yêu của Chúa. Thực vậy, chúng ta không thể làm nếu không có Chúa, vì đời sống chúng ta chính là Chúa Kitô hằng sống, hiện diện trong Giáo Hội và trên thế giới.

Nguồn: archivioradiovaticana.va

 

Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (03.05.2015) - Kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu

Anh chị em thân mến

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, trong lúc Ngài biết rằng cái chết đã gần kề. “Giờ” của Ngài đã đến. Ngài ở với các môn đệ lần chót, và vì thế Chúa muốn ghi tạc vào tâm trí họ một chân lý cơ bản: đó là cả khi Ngài không còn hiện diện thể lý giữa họ, họ vẫn có thể kết hiệp với Ngài một cách mới mẻ, và nhờ đó mang lại nhiều hoa trái. Và tất cả chúng ta có thể kết hiệp với Chúa một cách mới mẻ. Nếu một người đánh mất sự hiệp thông ấy với Chúa, thì sẽ trở nên son sẻ, và gây hại cho cộng đoàn nữa. Đâu là cách thế mới mẻ ấy? Để diễn tả thực tại ấy, Chúa Giêsu dùng hình ảnh gốc nho và các ngành: “Cũng như ngành nho không thể tự mình sinh hoa trái nếu không gắn liền với gốc nho, các con cũng thế nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là gốc nho và các con là ngành” (Ga 15,4-5). Với hình ảnh đó, Chúa dạy chúng ta cách ở lại trong Ngài, kết hiệp với Ngài, mặc dù Chúa không hiện diện thể lý.

Chúa Giêsu là gốc nho, và qua Ngài, như nhựa sống của cây, được chuyển đến các ngành tình thương của chính Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh. Và chúng ta là ngành, và qua dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn làm cho chúng ta hiểu tầm quan trọng của sự kết hiệp với Ngài. Các ngành cây không độc lập nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào gốc nho, trong đó có nguồn sống. Cũng thế đối với các tín hữu Kitô chúng ta. Được tháp nhập vào Chúa Kitô nhờ phép rửa, chúng ta nhận được từ nơi Chúa một cách nhưng không hồng ân sự sống mới; và chúng ta được ở trong tình hiệp thông sinh tử với Chúa Kitô. Cần phải trung thành với phép Rửa, và tăng trưởng trong tình bạn với Chúa nhờ kinh nguyện, kinh nguyện hằng ngày, lắng nghe và ngoan ngoãn vâng Lời Chúa, đọc Tin Mừng, tham gia các bí tích, nhất là phép Thánh Thể và Hòa Giải.

Nếu một người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, thì được hưởng những ơn của Chúa Thánh Linh, như thánh Phaolô đã nói, những ơn này là “tình thương, vui mừng, hòa bình, quảng đại, hiền lành, từ nhân, trung thành, dịu hiền, tự chủ” (Gl 5,22); đó là những ơn được ban cho chúng ta, nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu và vì vậy một người kết hiệp như thế với Chúa thì mưu ích nhiều cho tha nhân và xã hội, đó là một Kitô hữu chân thực. Thực vậy, qua những thái độ ấy người ta biết đó là một Kitô hữu đích thực, cũng như qua hoa trái người ta biết được cây thế nào. Hoa trái của sự kết hiệp sâu đậm với Chúa Giêsu thật là tuyệt vời; toàn thể con người chúng ta được biến đổi nhờ ơn Chúa Thánh Linh: linh hồn, trí tuệ, ý chí, tình cảm, và cả thân thể nữa, vì tinh thần và thân xác chúng ta là một. Chúng ta nhận được một cách sống mới, sự sống của Chúa Kitô trở nên cuộc sống chúng ta: chúng ta có thể nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, nhìn thế giới và sự vật với đôi mắt của Chúa Giêsu. Do đó, chúng ta có thể yêu thương anh chị em chúng ta, như Chúa đã làm, đã yêu mến họ, bắt đầu từ những người nghèo khổ nhất, với con tim của Chúa, và nhờ đó mang vào thế giới những hoa trài của lòng từ nhân, bác ái và hòa bình.

Mỗi người chúng ta là một ngành của một gốc nho duy nhất; và tất cả chúng ta đều được kêu gọi sinh hoa trái của sự cùng thuộc về Chúa Giêsu và Giáo Hội.

Chúng ta hãy phó thác bản thân cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để chúng ta có thể là những cành cây sống động trong Giáo Hội, và làm chứng về đức tin của chúng ta bằng cuộc sống hợp với niềm tin ấy, với ý thức rằng tùy theo ơn gọi đặc thù, tất cả chúng ta đều tham dự vào sứ mạng cứu độ duy nhất của Chúa Giêsu Kitô.

Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (02.05.2021) - Ở lại trong Chúa Giêsu

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật thứ V mùa Phục Sinh (Ga 15,1-8), Chúa Giêsu giới thiệu: Người là cây nho thật và gọi chúng ta là những cành nho mà nếu không kết hiệp với Người sẽ không sống được: “Thầy là cây nho, anh em là cành” (c. 5). Sẽ không có cây nho nếu không có các cành nho, và ngược lại. Các cành không tự nó sống nhưng hoàn toàn dựa vào cây nho, nguồn sống của chúng.

Chúa Giêsu nhấn mạnh đến động từ “ở lại”. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa lặp lại động từ này bảy lần. Trước khi từ giã thế giới này và trở về với Chúa Cha, Chúa Giêsu muốn trấn an các môn đệ rằng: họ có thể tiếp tục được kết hiệp với Người. Chúa nói: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em” (c. 4). Đây không phải là ở lại cách thụ động, “ngủ yên” trong Chúa, để chính mình bị cuộc đời ru ngủ. Không phải như thế. Chúa Giêsu đề nghị ở lại cách tích cực và hỗ tương. Tại sao? Bởi vì những cành nho không có cây nho thì không thể làm gì được, chúng cần nhựa sống để sinh trưởng và kết trái; nhưng cây nho cũng cần cành, vì quả không mọc trên thân cây. Đó là sự cần thiết lẫn nhau, là vấn đề ở lại trong nhau để sinh hoa kết trái.

Chúng ta cần Chúa

Trước hết, chúng ta cần Chúa. Chúa muốn nói với chúng rằng, trước khi tuân giữ các điều răn của Người, trước các mối phúc thật, trước các hoạt động thương xót, cần kết hiệp với Người, ở lại trong Người. Chúng ta không thể là Kitô hữu tốt nếu chúng ta không ở lại trong Chúa Giêsu. Nhưng với Người, chúng ta có thể chịu được mọi sự (xem Pl 4,13).

Chúa cần chúng ta: một ý tưởng táo bạo?

Nhưng Chúa Giêsu, giống như cây nho cần cành nho, cũng cần chúng ta. Đối với chúng ta, có vẻ táo bạo khi nói điều này, và vì vậy, chúng ta tự hỏi: Chúa Giêsu cần chúng ta theo nghĩa nào? Người cần chứng tá của chúng ta. Giống như cành nho, hoa trái mà chúng ta cần mang lại chính là làm chứng về đời sống của Kitô hữu. Sau khi Chúa Giêsu trở về với Chúa Cha, nhiệm vụ của các môn đệ, cũng là nhiệm vụ của chúng ta, là tiếp tục loan báo Tin mừng, bằng lời nói và việc làm, về Vương quốc của thế giới. Và họ làm việc này bằng cách làm chứng cho tình yêu của Chúa: hoa trái được sinh ra chính là tình yêu. Được gắn kết với Chúa Kitô, chúng ta nhận các ơn Chúa Thánh Thần, và bằng cách này chúng ta có thể làm điều tốt cho tha nhân và xã hội, cho Giáo hội. Chúng ta nhận ra cây nhờ trái của nó. Một đời sống Kitô hữu thật sự có thể làm chứng cho Chúa Kitô.

Hoa trái tốt của cuộc sống nhờ vào cầu nguyện

Chúng ta có thể làm điều này bằng cách nào? Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý” (c. 7). Cuộc sống của chúng ta mang lại hoa trái tốt là nhờ vào cầu nguyện. Chúng ta có thể xin được suy nghĩ như Chúa, hành động như Người, nhìn thế giới và mọi thứ bằng đôi mắt của Chúa Giêsu. Và như thế, yêu thương anh chị em của chúng ta, bắt đầu từ những người nghèo nhất và những người đau khổ nhất, như Chúa đã làm, và yêu thương họ bằng cả trái tim và mang đến cho thế giới những hoa trái của sự tốt lành, bác ái và hòa bình.

Chúng ta hãy phó thác cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ luôn luôn kết hợp hoàn toàn với Chúa Giêsu và Mẹ đã mang lại nhiều kết quả. Xin Mẹ giúp chúng ta ở lại trong Chúa Kitô, trong tình yêu và trong lời của Người, để làm chứng cho Chúa Phục Sinh trong thế giới.

Nguồn: vaticannews.va/vi/

 

Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (29.04.2018) - Thầy là cây nho, anh em là nhành

Lời Chúa trong Chúa nhật thứ 5 mùa Phục Sinh này tiếp tục chỉ cho chúng ta con đường và những điều kiện để thành cộng đoàn của Chúa Phục Sinh. Chúa nhật tuần trước đã làm nổi bật tương quan giữa tín hữu và Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Hôm nay Tin Mừng trình bày cho chúng ta lúc Chúa Giêsu tự giới thiệu như thân cây nho đích thực và mời gọi chúng ta hiệp nhất với Ngài để mang lại nhiều hoa trái (Xc Ga 15,1-8). Thân cây nho là một cây họp thành một toàn bộ với các ngành, và các ngành nho chỉ được phong phú nếu gắn liền vào thân nho. Tương quan này là bí quyết đời sống Kitô và thánh sử Gioan biểu lộ qua động từ “ở lại”, động từ được lập đi lập lại bảy lần trong đoạn Tin Mừng hôm nay.

Vấn đề ở đây là ở lại với Chúa Giêsu để tìm được can đảm ra khỏi chính mình, ra khỏi những thoải mái tiện nghi, ra khỏi không gian chật hẹp và được bảo bọc của chúng ta, để tiến ra biển khơi với những nhu cầu của tha nhân và mang lại một đà tiến rộng rãi cho chứng tá Kitô của chúng ta trên thế giới. Sự can đảm ra khỏi chính mình tự nó nảy sinh từ niềm tin nơi Chúa Phục Sinh và từ niềm xác tín Thánh Linh của Chúa đồng hành với lịch sử chúng ta. Một trong những hoa trái chín mùi nhất nảy sinh từ sự thông hiệp với Chúa Kitô chính là sự dấn thân bác ái đối với tha nhân, yêu thương anh chị em trong tinh thần quên mình, đến độ chấp nhận những hậu quả cuối cùng, như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Năng động bác ái của tín hữu không phải là kết quả của chiến lược, không nảy sinh từ những lời kêu gọi từ bên ngoài, như những yêu cầu xã hội hoặc ý thức hệ, nhưng từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và do việc ở lại trong Chúa Giêsu. Đối với chúng ta, Ngài chính là thân cây nho từ đó chúng ta kín múc nhựa sống, nghĩa là ”sự sống” để mang lại trong xã hội những cách thức sống và xả thân, đặt mình ở chỗ rốt cùng.

Khi chúng ta kết hiệp thâm sâu với Chúa, như thân nho và các ngành kết hiệp mật thiết với nhau, thì ta có khả năng mang lại những hoa trái sự sống mới, hoa trái từ bi thương xót, công lý và hòa bình, xuất phát từ sự phục sinh của Chúa. Đó là điều các thánh đã làm, những người đã sống trọn vẹn đời sống Kitô và chứng tá bác ái, vì họ là những ngành nho đích thực của thân cây nho của Chúa. Nhưng để nên thánh, ”không nhất thiết phải là các giám mục, linh mục hoặc tu sĩ. [..] Tất cả chúng ta đều được kêu gọi nên thánh bằng cách sống yêu thương và mỗi người làm chứng tá giữa những công việc thường nhật, nơi mình đang sống” (Tông Huấn Gaudete et exsultate, 14). Tất cả chúng ta đều được mời gọi nên thánh. Chúng ta phải nên thánh với sự phong phú mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Phục Sinh. Mọi hoạt động - làm việc hay nghỉ ngơi, đời sống gia đình và xã hội, việc thi hành các trách nhiệm chính trị, văn hóa và kinh tế, - mỗi hoạt động, nếu được sống trong sự kết hiệp với Chúa Giêsu và với thái độ yêu thương và phục vụ, chính là cơ hội để sống trọn vẹn bí tích rửa tội và sự thánh thiện theo tinh thần Tin Mừng.

Xin Mẹ Maria là Nữ Vương Các Thánh và là mẫu gương về sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Con của Mẹ giúp đỡ chúng ta. Xin Mẹ dạy chúng ta ở lại trong Chúa Giêsu, như những ngành gắn liền với thân cây nho và không bao giờ tách rời khỏi tình yêu của Chúa. Thực vậy, chúng ta không thể làm nếu không có Chúa, vì đời sống chúng ta chính là Chúa Kitô hằng sống, hiện diện trong Giáo Hội và trên thế giới.

Nguồn: archivioradiovaticana.va

 

Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (03.05.2015) - Kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu

Anh chị em thân mến

Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, trong lúc Ngài biết rằng cái chết đã gần kề. “Giờ” của Ngài đã đến. Ngài ở với các môn đệ lần chót, và vì thế Chúa muốn ghi tạc vào tâm trí họ một chân lý cơ bản: đó là cả khi Ngài không còn hiện diện thể lý giữa họ, họ vẫn có thể kết hiệp với Ngài một cách mới mẻ, và nhờ đó mang lại nhiều hoa trái. Và tất cả chúng ta có thể kết hiệp với Chúa một cách mới mẻ. Nếu một người đánh mất sự hiệp thông ấy với Chúa, thì sẽ trở nên son sẻ, và gây hại cho cộng đoàn nữa. Đâu là cách thế mới mẻ ấy? Để diễn tả thực tại ấy, Chúa Giêsu dùng hình ảnh gốc nho và các ngành: “Cũng như ngành nho không thể tự mình sinh hoa trái nếu không gắn liền với gốc nho, các con cũng thế nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là gốc nho và các con là ngành” (Ga 15,4-5). Với hình ảnh đó, Chúa dạy chúng ta cách ở lại trong Ngài, kết hiệp với Ngài, mặc dù Chúa không hiện diện thể lý.

Chúa Giêsu là gốc nho, và qua Ngài, như nhựa sống của cây, được chuyển đến các ngành tình thương của chính Thiên Chúa, Chúa Thánh Linh. Và chúng ta là ngành, và qua dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn làm cho chúng ta hiểu tầm quan trọng của sự kết hiệp với Ngài. Các ngành cây không độc lập nhưng hoàn toàn tùy thuộc vào gốc nho, trong đó có nguồn sống. Cũng thế đối với các tín hữu Kitô chúng ta. Được tháp nhập vào Chúa Kitô nhờ phép rửa, chúng ta nhận được từ nơi Chúa một cách nhưng không hồng ân sự sống mới; và chúng ta được ở trong tình hiệp thông sinh tử với Chúa Kitô. Cần phải trung thành với phép Rửa, và tăng trưởng trong tình bạn với Chúa nhờ kinh nguyện, kinh nguyện hằng ngày, lắng nghe và ngoan ngoãn vâng Lời Chúa, đọc Tin Mừng, tham gia các bí tích, nhất là phép Thánh Thể và Hòa Giải.

Nếu một người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, thì được hưởng những ơn của Chúa Thánh Linh, như thánh Phaolô đã nói, những ơn này là “tình thương, vui mừng, hòa bình, quảng đại, hiền lành, từ nhân, trung thành, dịu hiền, tự chủ” (Gl 5,22); đó là những ơn được ban cho chúng ta, nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu và vì vậy một người kết hiệp như thế với Chúa thì mưu ích nhiều cho tha nhân và xã hội, đó là một Kitô hữu chân thực. Thực vậy, qua những thái độ ấy người ta biết đó là một Kitô hữu đích thực, cũng như qua hoa trái người ta biết được cây thế nào. Hoa trái của sự kết hiệp sâu đậm với Chúa Giêsu thật là tuyệt vời; toàn thể con người chúng ta được biến đổi nhờ ơn Chúa Thánh Linh: linh hồn, trí tuệ, ý chí, tình cảm, và cả thân thể nữa, vì tinh thần và thân xác chúng ta là một. Chúng ta nhận được một cách sống mới, sự sống của Chúa Kitô trở nên cuộc sống chúng ta: chúng ta có thể nghĩ như Chúa, hành động như Chúa, nhìn thế giới và sự vật với đôi mắt của Chúa Giêsu. Do đó, chúng ta có thể yêu thương anh chị em chúng ta, như Chúa đã làm, đã yêu mến họ, bắt đầu từ những người nghèo khổ nhất, với con tim của Chúa, và nhờ đó mang vào thế giới những hoa trài của lòng từ nhân, bác ái và hòa bình.

Mỗi người chúng ta là một ngành của một gốc nho duy nhất; và tất cả chúng ta đều được kêu gọi sinh hoa trái của sự cùng thuộc về Chúa Giêsu và Giáo Hội.

Chúng ta hãy phó thác bản thân cho sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, để chúng ta có thể là những cành cây sống động trong Giáo Hội, và làm chứng về đức tin của chúng ta bằng cuộc sống hợp với niềm tin ấy, với ý thức rằng tùy theo ơn gọi đặc thù, tất cả chúng ta đều tham dự vào sứ mạng cứu độ duy nhất của Chúa Giêsu Kitô.

Nguồn: archivioradiovaticana.va

 

Đức Bênêđictô XVI, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (06.05.2012) - Tự do và việc phụ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa

Anh chị em thân mến,

Tin Mừng Chúa Nhật thứ năm mùa Phục sinh mở ra cho chúng ta hình ảnh vườn nho. "Chúa Giê-su nói với các môn đệ:'Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho'" (Ga 15,1). Trong Kinh Thánh, rất nhiều lần dân It-ra-en được so sánh với vườn nho sai trái khi trung tín với Thiên Chúa; nhưng một khi họ xa Chúa, sẽ trở thành khô héo, không còn khả năng làm ra "loại rượu làm phấn khởi lòng người", như chúng ta đọc thấy trong Thánh vịnh 104, câu 15. Vườn nho thật của Thiên Chúa, cây nho thật là Chúa Giê-su, với tình yêu hy sinh, đã đem lại ơn cứu chuộc cho chúng ta và mở đường cho chúng ta đến vườn nho thật. Như Đức Ki-tô ở lại trong tình yêu của Chúa Cha, các môn đệ cũng thế, những người được cắt tỉa nhờ Lời của Thầy mình. Nếu các môn đệ gắn kết với Thầy cách thâm sâu, họ trở thành những nhành nho sai trái, làm cho vụ mùa bội thu. Thánh Phan-xi-cô de Sale viết: "Cành liên kết với thân và sinh trái không bởi tự chính nó nhưng là nhờ thây cây: hiện nay chúng ta được gắn kết trong tình mến với Đấng Cứu Độ như chi thể với đầu. Vì thế, những việc lành phúc đức hưởng nhờ từ Ngài đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu" (Trattato dell’amore di Dio, XI, 6, Roma 2011, 601).

Trong ngày chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Giáo Hội đã tháp nhập chúng ta như những nhành cây vào Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giê-su, đồng thời cũng trong Cuộc thương khó của Người. Từ cội rễ này chúng ta nhận lãnh nhựa sống hầu được tham dự vào cuộc sống vĩnh hằng. Như các môn đệ, chúng ta cũng vậy, nhờ sự trợ giúp của các Mục tử trong Giáo Hội, chúng ta lớn lên trong vườn nho của Chúa, được bao bọc trong tình yêu của Người. "Nếu hoa trái của chúng ta là tình yêu, thì điều tạo ra hoa trái này chính là việc "ở lại" cách thâm sâu và trung tín với Chúa" (Gesù di Nazaret, Milano 2007, 305). Điều quan trọng là luôn gắn kết với Chúa Giê-su, phụ thuộc vào Người bởi không có Ngài chúng ta không thể làm được gì (x. Ga 15,5). Trong một lá thư của Ngôn sứ Gio-an, người sống trong hoang mạc ở Gaza vào thế kỷ thứ năm, một tín hữu hỏi ngài rằng: Làm thế nào để dung hoà giữa tự do của con người và việc phụ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa? Vị ẩn tu trả lời: Nếu con người nghiêng lòng mình vào sự thiện và xin Chúa giúp đỡ, họ sẽ nhận được sức mạnh cần thiết để làm được điều ấy. Bởi tự do của con người và quyền năng của Thiên Chúa song hành với nhau. Điều này khả thi bởi sự thiện đến từ Thiên Chúa nhưng sự thiện được thực thi nhờ người tín hữu. (x. Ep. 763, SC 468, Paris, 2001, 206). "Ở lại" trong Chúa Ki-tô cách đích thực được đảm bảo trong lời cầu nguyện liên lỉ, như vị Chân phước Dòng Xi-tô Guerrico d'Igny đã nói: "Lạy Chúa Giê-su, không có Ngài chúng con chẳng làm được gì. Ngài chính là người làm vườn, người sáng tạo đích thực; Người trồng tỉa và chăm sóc vườn nho của Ngài. Ngài đã ươm mầm bằng lời của mình, tưới bằng thần linh và làm cho lớn mạnh nhờ quyền năng của Ngài" (Sermo ad excitandam devotionem in psalmodia, SC 202, 1973, 522).

Các bạn thân mến,

Mỗi người chúng ta là một nhành nho và chỉ sống mạnh nếu lớn lên mỗi ngày trong cầu nguyện, tham dự các Bí tích, trong việc thiện và gắn kết với Thiên Chúa. Ai yêu mến Chúa Giê-su, Đấng là cây nho thật, sẽ sinh hoa trái đức tin cho một vụ mùa bội thu những hoa trái thiêng liêng.

Chúng ta cùng hướng đến Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa hầu chúng ta có thể ở lại trong Chúa Giê-su cách liên lỉ và để mỗi hành động của chúng ta được khởi sự và hoàn tất trong Người.

 

 

Đức Bênêđictô XVI, Huấn dụ Chúa nhật 5 Phục sinh năm B (06.05.2012) - Tự do và việc phụ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa

Anh chị em thân mến,

Tin Mừng Chúa Nhật thứ năm mùa Phục sinh mở ra cho chúng ta hình ảnh vườn nho. "Chúa Giê-su nói với các môn đệ:'Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho'" (Ga 15,1). Trong Kinh Thánh, rất nhiều lần dân It-ra-en được so sánh với vườn nho sai trái khi trung tín với Thiên Chúa; nhưng một khi họ xa Chúa, sẽ trở thành khô héo, không còn khả năng làm ra "loại rượu làm phấn khởi lòng người", như chúng ta đọc thấy trong Thánh vịnh 104, câu 15. Vườn nho thật của Thiên Chúa, cây nho thật là Chúa Giê-su, với tình yêu hy sinh, đã đem lại ơn cứu chuộc cho chúng ta và mở đường cho chúng ta đến vườn nho thật. Như Đức Ki-tô ở lại trong tình yêu của Chúa Cha, các môn đệ cũng thế, những người được cắt tỉa nhờ Lời của Thầy mình. Nếu các môn đệ gắn kết với Thầy cách thâm sâu, họ trở thành những nhành nho sai trái, làm cho vụ mùa bội thu. Thánh Phan-xi-cô de Sale viết: "Cành liên kết với thân và sinh trái không bởi tự chính nó nhưng là nhờ thây cây: hiện nay chúng ta được gắn kết trong tình mến với Đấng Cứu Độ như chi thể với đầu. Vì thế, những việc lành phúc đức hưởng nhờ từ Ngài đem lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu" (Trattato dell’amore di Dio, XI, 6, Roma 2011, 601).

Trong ngày chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Giáo Hội đã tháp nhập chúng ta như những nhành cây vào Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa Giê-su, đồng thời cũng trong Cuộc thương khó của Người. Từ cội rễ này chúng ta nhận lãnh nhựa sống hầu được tham dự vào cuộc sống vĩnh hằng. Như các môn đệ, chúng ta cũng vậy, nhờ sự trợ giúp của các Mục tử trong Giáo Hội, chúng ta lớn lên trong vườn nho của Chúa, được bao bọc trong tình yêu của Người. "Nếu hoa trái của chúng ta là tình yêu, thì điều tạo ra hoa trái này chính là việc "ở lại" cách thâm sâu và trung tín với Chúa" (Gesù di Nazaret, Milano 2007, 305). Điều quan trọng là luôn gắn kết với Chúa Giê-su, phụ thuộc vào Người bởi không có Ngài chúng ta không thể làm được gì (x. Ga 15,5). Trong một lá thư của Ngôn sứ Gio-an, người sống trong hoang mạc ở Gaza vào thế kỷ thứ năm, một tín hữu hỏi ngài rằng: Làm thế nào để dung hoà giữa tự do của con người và việc phụ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa? Vị ẩn tu trả lời: Nếu con người nghiêng lòng mình vào sự thiện và xin Chúa giúp đỡ, họ sẽ nhận được sức mạnh cần thiết để làm được điều ấy. Bởi tự do của con người và quyền năng của Thiên Chúa song hành với nhau. Điều này khả thi bởi sự thiện đến từ Thiên Chúa nhưng sự thiện được thực thi nhờ người tín hữu. (x. Ep. 763, SC 468, Paris, 2001, 206). "Ở lại" trong Chúa Ki-tô cách đích thực được đảm bảo trong lời cầu nguyện liên lỉ, như vị Chân phước Dòng Xi-tô Guerrico d'Igny đã nói: "Lạy Chúa Giê-su, không có Ngài chúng con chẳng làm được gì. Ngài chính là người làm vườn, người sáng tạo đích thực; Người trồng tỉa và chăm sóc vườn nho của Ngài. Ngài đã ươm mầm bằng lời của mình, tưới bằng thần linh và làm cho lớn mạnh nhờ quyền năng của Ngài" (Sermo ad excitandam devotionem in psalmodia, SC 202, 1973, 522).

Các bạn thân mến,

Mỗi người chúng ta là một nhành nho và chỉ sống mạnh nếu lớn lên mỗi ngày trong cầu nguyện, tham dự các Bí tích, trong việc thiện và gắn kết với Thiên Chúa. Ai yêu mến Chúa Giê-su, Đấng là cây nho thật, sẽ sinh hoa trái đức tin cho một vụ mùa bội thu những hoa trái thiêng liêng.

Chúng ta cùng hướng đến Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa hầu chúng ta có thể ở lại trong Chúa Giê-su cách liên lỉ và để mỗi hành động của chúng ta được khởi sự và hoàn tất trong Người.

 

1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

Trong Cựu Ước, hình ảnh cây nho tượng trưng cho dân Israel. Dân này được Thiên Chúa vun trồng, che chở bao bọc như chủ vườn chăm sóc cây nho. Nhưng dân này đã làm Thiên Chúa thất vọng vì họ không trổ sinh hoa trái tốt lành.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu chính là hình ảnh cây nho thật mà Chúa Cha ưng ý. Cây nho trổ sinh nhiều hoa trái cho Thiên Chúa. Ðức Giêsu là cây, các môn đệ là cành. Cành nho chỉ sinh nhiều hoa trái khi gắn liền với cây và được cắt tỉa. Môn đệ Ðức Giêsu cũng chỉ trưởng thành trong ân sủng khi được kết hiệp với Ngài và được thanh luyện trong giáo huấn của Ngài.

Ðời sống thiêng liêng của chúng ta cũng lớn lên và sinh hoa trái khi chúng ta chấp nhận loại bỏ, cắt tỉa những gai góc, những chướng ngại trong chúng ta và biết gắn kết với Ðức Giêsu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con là cành luôn gắn chặt với Chúa là thân cây. Vì cành chỉ sống được nhờ sức sống của cây. Chúng con chỉ có thể sống, lớn lên và sinh nhiều hoa trái trong đức tin và ân sủng nhờ sức sống của Chúa. Xin cho chúng con can đảm để Chúa cắt tỉa chúng con. Dù khi cắt tỉa chắc chắn là đau xót, nhưng thà chúng con chịu đau để được sống đời đời, còn hơn chúng con không chịu hy sinh từ bỏ, chúng con chỉ là một cành trơ trụi và vô dụng mà Chúa sẽ loại trừ trong ngày sau hết. Amen.

Ghi nhớ: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sinh nhiều trái”.

 

2. Suy niệm (Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái)

Anh chị em thân mến,

Chúng ta vừa nghe một đoạn Tin Mừng với những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống của người Do thái và có lẽ cũng không đến nổi quá xa lạ với cuộc sống của chúng ta.

Như thường lệ, ở đây Chúa Giêsu đang sử dụng các hình ảnh và ý niệm thuộc di sản tôn giáo của dân Do Thái. Nhiều lần Cựu Ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa. “Vườn nho của Đức Chúa Giavê ấy là nhà Israel” (Is 5,1-7). Qua Giêrêmia, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho Israel rằng: “Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt” (2,21). Eđêkien 15 và 19 cũng ví dân Israel như cây nho. Osê nói: “Israel là cây nho tươi tốt” (10,1). Tác giả thánh vịnh nghĩ về việc Thiên Chúa giải thoát dân người như sau: “Từ Ai Cập, Chúa đã dời sang một cây nho”…Cây nho đã trở thành biểu tượng của dân tộc Israel. Huy hiệu trên các đồng tiền thời Macabê là cây nho. Một trong những kì công chói lọi trong đền thờ là cây nho bằng vàng thật lớn đặt trước nơi Thánh. Nhiều vĩ nhân kể mình có vinh dự lớn khi được phép dâng một số vàng để đúc thêm một chùm trái mới cho cây nho ấy. cây nho là hình ảnh đặc trương của người Do Thái, và là biểu tượng của dân Israel.

Chúa Giêsu tự xưng là cây nho thật. Từ ngữ alethnos có nghĩa là thật, có thật, đích thực. Điều đáng chú ý là trong Cựu Ước, biểu tượng cây nho luôn được gắn liền với ý niệm suy thoái. Trong bức tranh của Isaia vườn nho đã trở thành vườn nho hoang. Giêrêmia than phiền dân tộc ông đã “biến thành một cây nho lạ, thoái hoá thành một cây khác”. Osê thì kêu lên: “Israel là một cây nho trơ trụi”. Dường nhu Chúa Giêsu muốn nói “các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là nhánh cây nho thật của Thiên Chúa. Dân Do Thái là một cây nho, nhưng là cây nho thoái hoá y như các tiên tri nhìn thấy. Chính TA là cây nho thật. Sự kiện “là người Do Thái” không thể cứu người. Điều duy nhất có thể cứu các ngươi là hãy hiệp thông mật thiết sống động với Ta. Hãy tin Ta vì Ta là cây nho thật của Thiên Chúa, và các ngươi phải là những nhánh nho gắn liền vào Ta”. Chúa Giêsu đã xác định không phải là dòng máu Do Thái nhưng chính đức tin vào Ngài là phương pháp cứu rỗi của Thiên Chúa. không một yếu tố nào có thể cứu giúp con người được hoà thuận với Thiên Chúa mà chỉ có tình thân hữu với Chúa Cứu Thế Giêsu.

Lúc tả bức tranh về cây nho, Chúa Giêsu biết rõ điều Ngài dang nói. Cây nho mọc khắp nơi tại Paletin, muốn thu hoạch được trái tốt, người ta phải hết sức chú ý chăm sóc nó. Nó thường mọc trên những thềm đất cao, nền đất phải sạch sẽ. Có khi người ta trồng thành hành rào, có khi thả bò sát đất trên các cành cây làm chói, cũng có khi người ta cho nó bò lên cửa những ngôi nhà tranh. Nhưng dù mọc ở đâu, việc chuẩn bị đất trồng thật kỹ vẫn là việc chính yếu. Cây nho mọc rất xanh tốt, việc cần thiết là phải tỉa sửa thật kỹ. Nó mọc xanh tốt đến nỗi phải chia khoảng cách từ hành này đến hành kia ít nhất là bốn mét, vì nhánh nho phát triển nhanh. Một cây nho tơ trong ba năm đầu chưa có trái, mỗi năm nó phải được tỉa thật sạch để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đến độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào khoảng tháng mười hai hay tháng một dương lịch. Có hai loại nhánh nho, một loại sinh trái và một loại không sinh trái. Lọai nhánh không sinh trái phải được cắt bỏ một cách không thương xót, để lại, chúng hút hết sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không thể cho trái đúng mức nếu không bị cắt tỉa thật kỹ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó.

Hơn nữa, gỗ của cây nho không dùng được vào việc gì, vì quá mềm. Luật pháp qui định mỗi năm vài lần, dân chúng phải đem củi vào Đền thờ để dùng cho các bàn thờ của lễ thiêu, nhưng dứt khoát không được dâng củi nho. Sau khi cắt tỉa cây nho, việc duy nhất có thể làm là đem đốt bỏ. Điều này làm cho bức tranh Chúa vẽ càng thêm ý nghĩa.

Chúa Giêsu bảo những kẻ theo Ngài cũng giống như vậy. Một số trong họ là những nhánh ra trái thật sai nhưng một số khác lại vô dụng vì không sinh trái. Khi nói đến điều này Chúa Giêsu nghĩ đến ai đây ? có hai câu trả lời: một là Ngài đang nghĩ đến dẫn Do Thái, họ là nhánh của cây nho Thiên Chúa. Đây không phải là hình ảnh mà hết tiên tri này đến tiên tri khác mô tả hay sao ? Nhưng họ không chịu nghe Ngài, không chịu nhận Ngài, do đó, họ chỉ là những nhánh nho khô vô dụng. Thứ hai, Chúa đang nghĩ đến tổng quát hơn. Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu mà đạo của họ chỉ là hữu danh vô thực, năng thuyết bất năng hành, chỉ nói mà không làm. Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu vốn là những nhánh nho vô dụng, toàn lá mà chẳng sinh trái. Và Ngài đang nghĩ đến các Kitô hữu đang phản đạo, đã nghe, đã theo đạo, nhưng lại sa ngã, bỏ đạo để trở thành những kẻ phản thầy, hại chủ mà có lần họ đã thề nguyền sẽ trung thành phụng vụ.

Chúng ta có thể trở thành những nhánh nho vô dụng theo ba cách:

Chúng ta từ chối không nghe theo Chúa Giêsu.

Chúng ta nghe Ngài và phục vụ Ngài bằng đầu môi chót lưỡi chú không làm theo.

Chúng ta có thể nhận ngài làm Thầy và làm Chủ, nhưng sau đó khi gặp khó khăn trên đường đời hay khi bị dục vọng lôi cuốn thì từ bỏ Ngài.

Nên nhớ đến nguyên tắc đầu tiên của Tân Ước là vô dụng dẫn đến tai hại. nhánh nho vô dụng đang ở trên đường đi đến chỗ bị thiêu hủy.

Phân đọa này nói đến nhiều việc ở trong Chúa Cứu Thế. Điếu đó có nghĩa gì ? Kitô hữu ở trong Chúa và Chúa ở trong Kitô hữu mang một ý nghĩ rất huyền nhiệm. Nhưng nhiều người, có lẽ là đa số nữa không có kinh nghiệm nhiệm màu này. nếu chúng ta không có được kinh nghiệm đó thì cũng đừng tự trách mình. có một phương pháp đơn giản hơn để chúng ta nhìn và kinh nghiệm màu nhiệm đó, nó được mở ra cho tất cả mọi người. chúng ta có thể lấy một hìng ảnh thông thường để ví sánh. Dẫu mọi lối ví sánh đều bất toàn, nhưng chúng ta đành phải dùng những ý niệm mình có. Giả dụ cá một người yếu đuối sa vào cám dỗ, đã làm hỏng mọi chuyện, đang trên đà suy thoái tinh thần, trí óc và đạo đức. Người ấy có một bạn thân có bản chất mạnh mẽ, đáng mến, đầy lòng yêu thương, đã cứu anh ta ra khỏi tìng trạng suy thoái kia. Chỉ có một phương pháp duy nhất để người yếu đuối kia có thể duy trì tình trạng phục hồi của mình và giữ mình trên con đường tốt, là anh ta phải duy trì mối quan hệ với người bạn kia. Nếu mất đi sợi dây liên lạc thì sự yếu đuối của anh ta có nhiều cơ hội thắng thế, những cám dỗ xuất hiện và anh ta lại sa ngã. Lối thoát của anh ta nằm trong mối liên lạc liên tục với sức mạnh của bạn mình. khi một người hư hỏng được đặt sống chung với một người tử tế đứng đắn kia thì còn được an toàn. Nhưng nếu người ấy rời bỏ căn nhà đó, đi theo ý riêng, sống tách biệt với người bạn tốt, sẽ bị sa ngã lại. chúng ta phải giữ liên lạc với cái tốt để đánh bại cái xấu. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng…

Ơ trong Chúa Giêsu cũng giống như vậy. Bí quyết của đời sống Chúa Giêsu là Ngài luôn tiếp xúc, liên hệ với Chúa Cha. Nhiều lần Ngài lui vào nơi vắng vẻ để gặp mặt Thiên Chúa. Chúa Giêsu luôn luôn ở trong Chúa Cha. Giữa Chúa Giêsu và chúng ta cũng phải như vậy, chúng ta phải giữ mối liên hệ tiếp xúc với Ngài luôn. Chúng ta sẽ không đạt được điều đó nếu không quyết tâm thực hiện. Thí dụ như việc cầu nguyện ban sáng, dù ngắn ngủi, nhưng giờ tĩng nguyện như thuốc sát trùng chung thủy suốt một ngày, vì làm như thế chúng ta không thể nào ra khi Israel sự hiện diệc của Chúa Giêsu để chạm vào điều ác. Với một số ít người trong chúng ta, có thể việc ở trong Chúa Giêsu là một kinh nghiệm huyền nhiệm, không thể diễn tả bằng lời. Với phần đông chúng ta điều đó có nghĩ là tiếp súc thường xuyên với Chúa Giêsu, là thu xép sao cho đời sống, giờ cầu nguyện, và cả những lúc phải im lặng, để không giây phút nào chúng ta có thể quên Ngài.

 

3. Suy niệm (Lm. Giuse Đinh Lập Liễm)

CÂY NHO VÀ CÀNH NHO
+++

A. DẪN NHẬP

Trong bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay, Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn cây nho và cành nho để dạy các Tông đồ ý nghĩa sự hiệp nhất giữa Đức Giêsu và các Tông đồ, cũng như giữa các Tông đồ với nhau.

Theo dụ ngôn đó, cành nho phải luôn kết hợp với cây nho để lấy được sức sống và sinh hoa kết quả. Cành nào không tháp nhập vào cây sẽ bị cằn cỗi và khô héo dần, chỉ còn quăng vào lửa. Vì thế, để là môn đệ đích thực của Chúa Kitô, điều cần thiết là phải sống kết hợp với Ngài và sống chính cuộc sống của Ngài.

Cành nho có nhiệm vụ phải sinh hoa kết quả. Cành nào không sinh trái sẽ trở nên vô ích, làm hại sức sống của cây, phải được chặt bỏ đi. Cắt tỉa cành nho không có mục đích làm cho thân nho phải đau đớn, nhưng là để cho cây giữ được sức sống mạnh mẽ và sinh được nhiều trái hơn. Do đó, sống kết hợp với Chúa không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ mọi đau khổ vì chính đau khổ làm cho con người được trưởng thành, gắn bó với Chúa hơn và sinh nhiều công phúc.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1: Cv 9, 26 -31

Thánh Phaolô được ơn Chúa cho trở lại trên đường đi Damas khi ông đi lùng bắt các Kitô hữu về Giêrusalem hành hình. Sau khi được ơn trở lại cách lạ lùng, Phaolô đã đến Giêrusalem trình diện các Tông đồ và xin được ơn chính thức công nhận sứ mạng rao giảng Tin mừng của ông.

Nhưng bước đầu thật khó khăn vì mọi người vừa không tin vừa còn sợ ông. Người ta còn nhớ lại tại Giêrusalem những cuộc truy lùng bách hại ráo riết những Kitô hữu của ông. Nhờ Barnaba đứng ra bảo lãnh nên Phaolô mới được đón nhận. Thế là Phaolô bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin mừng, trước hết từ Giêrusalem, rồi đến Tác-sê quê hương của ông.

+ Bài đọc 2: 1Ga 3, 18-24

Trong đoạn thư này, thánh Gioan Tông đồ cho chúng ta biết làm thế nào để Kitô hữu biết được rằng mình sống kết hiệp với Chúa? Ngài nói rõ: là nếu họ tin nơi Chúa Kitô bằng một đức tin sống động, và đức tin này được biểu lộ ra bằng một tình yêu thương chân thành với những việc làm cụ thể trong đời sống.

Ngài nhấn mạnh: “Tình yêu phải sinh hoa trái”, nghĩa là yêu thương không phải chỉ bằng lời nói trên đầu môi chót lưỡi, mà phải bằng việc làm như cảm thông trong phục vụ, bác ái và bằng việc tuân giữ các điều răn của Chúa Kitô.

+ Bài Tin mừng: Ga 15, 1-8

Đức Giêsu muốn dùng dụ ngôn cây nho để nói lên sự thông hiệp chặt chẽ giữa Ngài và các môn đệ. Cũng như cành nho phải tháp nhập vào cây nho thì mới có sự sống và sinh hoa trái, thì Kitô hữu cũng phải kết hợp, gắn bó với Chúa Kitô để có được sức sống thiêng liêng của Ngài và mới có thể mang lại hoa trái ân sủng, sự thánh thiện, sức sống thiêng liêng...

Đức Giêsu còn cho biết thêm: để cành nho cho những hoa trái có chất lượng, cần phải được cắt tỉa, loại bỏ những mầm vô ích. Cũng vậy, Thiên Chúa Cha là người trồng nho thật, cũng cắt tỉa tâm hồn và con tim chúng ta bằng những việc xảy ra không đúng ý mình muốn, làm cho mình đau khổ, để có thể sinh nhiều hoa trái hơn.

Đức Giêsu cũng còn hứa một điều tốt đẹp khi Ngài nói: “Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin thì sẽ được” (Ga 15, 7).

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA: Thầy là cây nho đích thực

Trong bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, Đức Giêsu đã tự ví mình như Mục tử nhân lành, chăm sóc đoàn chiên và sẵn sàng thí mạng vì đàn chiên đã được giao phó. Trong bài Tin mừng hôm nay, Ngài lại tuyên bố: “Thầy là cây nho đích thực” để nhắc nhở cho chúng ta phải kết hợp với Ngài, để sinh hoa kết quả trong đời sống thiêng liêng.

I. HÌNH ẢNH CÂY NHO TRONG THÁNH KINH

1. Cây nho trong Cựu ước

Trong Thánh kinh, nho là một hình ảnh, một biểu tượng quen thuộc. Có người nói đó là “Cây sự sống” trồng ở giữa vườn địa đàng (St 2, 9). Nhiều lần Cựu ước mô tả dân Israel như một gốc nho hay vườn nho của Thiên Chúa: “Vườn nho của Đức Giavê ấy là nhà Israel” (x. Is 5, 1-7). Qua Giêrêmia, thông điệp của Thiên Chúa đã truyền đến cho Israel rằng: “Ta đã trồng ngươi như cây nho tốt”, nhưng vườn nho đã sinh ra quả đắng đót (Gr 2, 21). Tiên tri Ôsê cũng nói: “Israel là cây nho tươi tốt” (Os 10, 1).

Hằng năm dân chúng mừng lễ mùa nho. Isaia sáng tác một bài dân ca mừng vườn nho xinh tươi của người bạn (Is 5, 1-2), để ám chỉ tình yêu Thiên Chúa đối với dân Ngài. Và khi sự việc tệ hại xảy ra, tác giả Thánh vịnh vẫn xướng lên một bài ca hy vọng :“Lạy Thiên Chúa, xin hãy viếng thăm và bảo trợ vườn nho mà chính tay Chúa đã vun trồng” (Tv 80, 15-16).

Cây nho đã trở nên biểu tượng của dân tộc Israel. Huy hiệu trên các đồng tiền hồi Maccabê là cây nho. Một trong những kỳ công chói lọi trong Đền thờ là cây nho bằng vàng thật lớn đặt trước Nơi thánh. Nhiều vĩ nhân kể mình có vinh dự lớn khi được phép dâng một số vàng để đúc thêm một chùm trái mới cho cây nho ấy. Cây nho là một hình ảnh đặc trưng của người Do thái và là biểu tượng của dân Israel.

2. Cây nho trong Tân ước

Tại sao trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu lại tuyên bố: “Ta là cây nho đích thật” (Ga 15, 1)? Từ ngữ Alethnos có nghĩa là thật, có thật, đích thực chứ không phải giả tạo.

Sở dĩ, Đức Giêsu xưng mình là “cây nho thật” vì trong Cựu ước, như các tiên tri đã phàn nàn, biểu tượng cây nho luôn luôn được gắn liền với ý niệm về suy thoái. Trong bức tranh của Isaia, vườn nho đã trở thành vườn nho hoang. Giêrêmia đã than phiền vì dân tộc ông đã biến thành một cây nho lạ, thoái hoá thành một cây khác. Ôsê thì kêu lên: “Israel là cây nho trơ trụi”.

Dường như Đức Giêsu muốn nói: các ngươi tưởng vì thuộc về dân Israel nên các ngươi là cành nho thật của Thiên Chúa? Dân Do thái là một cây nho, nhưng là một cây nho thoái hoá y như các tiên tri đã nhìn thấy. Chính Ta mới là cây nho thật.

II. ĐỨC GIÊSU LÀ CÂY NHO THẬT

1. Bối cảnh của dụ ngôn

Đức Giêsu đã đưa ra dụ ngôn này sau bữa Tiệc ly lúc tình yêu Thầy trò thật chan chứa. Có người cho rằng lúc ấy Đức Giêsu dẫn các môn đệ ra khỏi thành xuống khe suối Cédron. Ngồi giữa khung cảnh đó, họ thấy nho mọc khắp vùng, rồi Ngài nói: “Thầy là cây nho thật... Các con là cành”. Đồng thời họ cũng nhìn thấy trong thung lũng đêm tối những đám cháy đang thiêu rụi những cành nho đã bị cắt quẳng đi lúc ban ngày. Trong bối cảnh đó, Đức Giêsu nói thêm:“Ai kết hợp với Thầy... thì người ấy sinh hoa trái dồi dào... Ai không kết hợp với Thầy, thì bị quẳng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo, người ta sẽ ném nó vào lửa cháy đi”.

Khi Đức Giêsu khẳng định: “Thầy là cây nho đích thực và Cha Thầy là người trồng nho” (Ga 15, 1) thì Ngài muốn các môn đệ nhận ra Ngài là cây nho Chúa Cha đã đưa từ trời xuống trồng cho thế gian được sống nhờ kết hợp với Ngài. Khác với thứ cây nho là dân Do thái được bứng từ Ai cập về như Thánh vịnh 80 đã mô tả: Thứ nho có bóng rậm cả núi non, nhánh vươn tới biển khơi và chồi lan tới sông cả. Nhưng nó chỉ hào nhoáng bên ngoài như cây nho bằng vàng giả tạo đúc trên cổng Đền thờ, nó vô tâm, vô hồn, được người ta ca tụng nó, nhưng nó không biết ca tụng Thiên Chúa, nên Ngài đã để cho kẻ qua lại dày đạp nó, cho heo rừng và thú phá hủy nó (Lm. Vũ Khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm C, tr 80).

2. Liên hệ giữa cây nho và cành nho

Khi Đức Giêsu nói: “Thầy là cây nho, các con là cành” thì Ngài có ý nói lên sự cần thiết chúng ta phải kết hợp với Ngài. Theo kinh nghiệm trồng nho của người Do thái: vào mùa xuân, những cành nho tràn ngập sức sống, dưới hình thức của những chiếc lá và nụ hoa. Vào mùa thu, chúng trĩu nặng những chùm nho. Nhưng chúng có được sự sống này, và có khả năng tạo ra được quả, chỉ vì chúng nối kết với thân cây. Khi bị cắt khỏi thân cây, chúng sẽ không chỉ trở nên cằn cỗi, mà còn nhanh chóng bị khô héo và chết rục. Giống như những cành cây cần đến thân cây, chúng ta rất cần đến Đức Kitô. Khi bị tách lìa khỏi Ngài, thì chúng ta không có sự sống, và không có khả năng sinh hoa kết quả.

Đó là hình ảnh cho chúng ta biết: mỗi người chúng ta cần phải liên kết với Đức Giêsu, thì chúng ta mới sống và sống mạnh được. Chúng ta cần tới Chúa để đạt ơn cứu rỗi, nghĩa là chúng ta không thể thành toàn, tự giải thoát, thần hóa con người của mình, nếu không sống trong Chúa, nhờ Chúa và với Chúa. Điều này phải hiểu một cách tuyệt đối.

Tuy thế, cây nho cũng cần đến cành nho, chính những cành nho tạo ra hoa quả. Điều này có nghĩa là Đức Kitô cũng cần đến chúng ta. Chúng ta là những cành nho của Ngài. Cây nho và cành nho cần đến nhau. Bên nhau, chúng tạo ra một sự hợp nhất. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng sự tin tưởng mà Ngài đặt để nơi chúng ta vĩ đại như thế nào. Chúng ta có thể cảm thấy mình không được đầy đủ, nhưng chúng ta phải ghi nhớ rằng: cây nho cứng cáp và đầy sức sống. Đức Kitô tùy thuộc vào chúng ta, để tạo ra hoa quả trong thế giới này.

Như vậy chúng ta phải kết hợp với Chúa để được thông ban sự sống, nếu không chúng ta sẽ trở nên những cành cây khô héo, trở nên những con người cô đơn, không giúp ích gì cho mình và cho kẻ khác.

Truyện: Con người cô đơn

Khắp trên thế giới, nơi đâu cũng có bán máy chụp Kodak. Người ta có thể nói: “Các cửa hiệu bán máy chụp hình và phim Kodak không bao giờ đóng cửa”. Khi các cửa tiệm Đông phương đóng cửa nghỉ, thì các tiệm ở Tây phương mở cửa bán.

Ông chủ hãng phim Kodak sống ở toà nhà sang trọng bậc nhất New York, có không biết bao nhiêu tiền của ký gửi trong các ngân hàng lớn trên khắp thế giới, muốn lấy ra lúc nào tùy thích. Tài khoản thâu nhập của ông không tính theo mỗi năm, mỗi tháng, mà tính theo mỗi giây đồng hồ. Ông muốn gì cũng có, ông hưởng hết phúc lộc của con người. Người nào muốn ra tranh cử Tổng thống cũng đều phải nhờ ông làm hậu thuẫn, giúp đỡ tiền bạc. Mọi thứ trên đời này ông đều có, duy chỉ có một điều vô cùng quan trọng thì ông lại không có. Đó chính là Thiên Chúa. Vì không có Chúa nên lúc nào ông cũng cảm thấy cô đơn trống vắng. Mọi người thấy ông, cứ nghĩ là ông được sung sướng, nhưng thực ra ông rất đau khổ.

Ông dùng tiền của quá dư thừa của mình mà đi chu du vòng quanh thế giới, hưởng muôn sự khoái lạc thế gian, hầu khỏa lấp nỗi cô đơn, trống vắng trong cõi lòng. Nhưng một tâm hồn không có Chúa thì tất cả vũ trụ cũng không thể làm cho họ được hạnh phúc.

Kết thúc chuyến du lịch vòng quanh thế giới mà cõi lòng ông vẫn hoang vắng, buồn bã. Vì quá tuyệt vọng, ông đã lao mình xuống đại dương mênh mông tìm sự giải thoát.

3. Muốn nhiều hoa quả, cần cắt tỉa

Người ta trồng nho để lấy quả, cành nào không sinh hoa quả thì trở nên vô ích, cần phải cắt bỏ. Chúa bảo chúng ta là cành phải sinh hoa kết quả thì mới phát triển theo thánh ý Chúa. Chúng ta trổ sinh hoa quả, bằng cách phát triển, sử dụng và chia sẻ năng khiếu đó cho nhau, vì mỗi người chúng ta đều có một số năng khiếu mà Chúa ban cho. Thế giới đang chờ đợi hoa quả của chúng ta. Đó là gieo rắc tình thương để mọi người biết yêu Chúa và yêu thương nhau.

Cắt tỉa cây nho là một điều cần thiết và là điều kiện để sinh nhiều hoa trái. Một cây nho tơ trong ba năm đầu chưa có trái, mỗi năm nó phải được tỉa thật sạch, để có thể phát triển và giữ được sinh lực. Khi đến độ trưởng thành, người ta cắt tỉa nó vào mùa đông.

Có hai loại cành nho, một loại sinh trái và một loại không sinh trái. Loại cành không sinh trái phải chịu cắt bỏ không thương tiếc; để lại, chúng hút mất sinh lực của cây nho. Cây nho sẽ không cho trái đúng mức nếu không bị cắt tỉa thật kỹ. Chúa Giêsu biết rõ điều đó.

Nhưng cắt tỉa là một quá trình gây đau thương cho một cây ăn quả. Đây là một thực tế không thể chối cãi được. Nhưng mục đích của việc cắt tỉa này không phải là bắt thân cây phải chịu đựng đau đớn, mà là để giúp cho thân cây tạo ra nhiều quả hơn, và quả được ngon hơn.

Nói tới việc cắt tỉa là chúng ta phải nói đến vấn đề đau khổ. Vấn đề đau khổ là một thực tại ngàn đời tồn tại và luôn luôn đòi được giải đáp. Đau khổ đến với ta dưới mọi hình thức: tinh thần, thể xác, bên ngoài, bên trong, cá nhận, tập thể, cộng đoàn. Ta có cảm tưởng đó là một lực lượng đến phá huỷ tiềm năng phát triển con người. Nhưng với ánh sáng Phúc âm hôm nay, chúng ta thấy được một khía cạnh của đau khổ. Thiên Chúa muốn dùng đau khổ để thanh luyện chúng ta, để cho ta sinh hoa trái tươi tốt về đàng thiêng liêng. Điều cần thiết là phải lãnh nhận đau khổ với tinh thần đức tin và sự cậy trông ở lòng thương vô biên của Thiên Chúa.

III. KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ

Đọc dụ ngôn cây nho và cành nho, chúng ta thấy rõ ý Đức Giêsu là Ngài muốn chúng ta kết hợp với Ngài. Mầu nhiệm cây nho được Đức Giêsu tóm lại trong hai sự việc sau đây: kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ càng sinh nhiều hoa trái. Chúa muốn dạy chúng ta điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa, có kết hợp với Chúa mới đem lại kết quả thiêng liêng cho kẻ khác và cho chính mình.

Chúng ta nên để ý đến câu Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Ai ở lại trong Thầy và Thầylại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái” (Ga 14, 5). Có tới 9 lần cụm từ “ở lại trong” được lặp lại trong đoạn Tin mừng này. Đây là bổn phận của một cành nho. Điều kiện này không thể thiếu được, nếu không muốn đời sống siêu nhiên của mình bị héo tàn và vô dụng, vì Chúa nói rõ: “Không có Thầy, các con không thể làm được gì” (Ga 14, 5) hoặc “Không ở trong Thầy, các con không thể sinh hoa trái”.

Nếu chúng ta được ở trong Đức Giêsu, được kết hợp với Ngài thì chúng ta sẽ lãnh được sức sống của Ngài. Ngài cũng ở trong Thiên Chúa nên khi chúng ta kết hợp với Ngài, chúng ta cũng được kết hợp với Thiên Chúa và múc được sự sống của Chúa Ba Ngôi. Tư tưởng này đã được thánh Hilariô trình bày trong bài khảo luận về Chúa Ba Ngôi mà chúng ta trích dẫn sau đây:

Nếu Người chỉ muốn ta hiểu về sự hiệp nhất theo ý chí, thì tại sao Người lại trình bày sự hiệp nhất phải được hoàn thành theo một tiến trình và một trật tự? Đó là vì chính Đức Kitô ở trong Chúa Cha theo bản tính Thiên Chúa, và chúng ta ở trong Đức Kitô theo bản tính nhân loại Người đã lãnh nhận; do đó, chúng ta tin rằng Đức Kitô ở trong chúng ta nhờ bí tích Thánh Thể. Nhờ vậy, chúng ta biết được sự hiệp nhất trọn hảo do Đấng Trung gian thực hiện: Khi chúng ta ở trong Đức Kitô, thì Người vẫn ở trong Chúa Cha, và khi Người ở trong Chúa Cha thì Người cũng ở trong chúng ta nữa. Như thế, chúng ta ngày càng tiến triển trong sự hiệp nhất với Chúa Cha, bởi vì Chúa Con vẫn ở trong Chúa Cha theo bản thể do được sinh ra từ thuở đời đời, và chính chúng ta cũng ở trong Đức Kitô theo bản thể, đang khi Người ở trong chúng ta theo bản thể” (Trích Các bài đọc Kinh sách, Mùa chay và phục sinh, tr.26).

Đó là sự kết hợp giữa Chúa với chúng ta, tức là giữa cây nho và cành nho. Còn giữa chúng ta với nhau, tức là giữa các cành nho thì sao? Chúng ta cần cộng tác với nhau, cần nâng đỡ nhau, cần kết hợp với nhau trên con đường cứu rỗi. Ở đời này, không ai chủ trương “Mỗi người là một hòn đảo” mà sống tốt được. Cũng như một thân cây nho chuyển thông sức sống, nhựa sống cho các cành, thì Chúa Giêsu cũng làm như thế. Cành nho nào không tiếp nhận nhựa sống thì sẽ cằn cỗi, khô héo và rời rụng đi. Nhựa sống trong thân cây nho hằng lưu chuyển, không cành nào được giữ lại cho mình mà ngăn cản nhựa sống truyền sang cho những cành khác.

Truyện: Kết hợp với Chúa

Văn hào kiêm triết gia nổi tiếng người Ấn độ Rabindranath Tagore đã viết như sau:

“Trên bàn tôi là sợi dây guitar, tôi xoay nó qua lại theo các chiều khác nhau, nó không bị ràng buộc chi cả. Vì nó được cuộn tròn nên khi tôi xoắn đầu này thì đầu kia cũng bật dậy, sợi dây dẫy nảy trong tay tôi, mà chẳng phát ra một âm thanh nào. Hiện tượng này biến mất khi tôi buộc nó vào chiếc đàn guitar, hai đầu bị gắn chặt để sợi dây căng thẳng, rồi với đầu ngón tay, tôi gảy nhẹ vào sợi dây và lạ thay, một âm vang nổi lên hầu như du dương. Đây chính là lúc sợi dây được tự do để tạo nên nốt nhạc.

Cũng thế, trong cách trồng cây cà chua, cây yếu ớt ngã xoài trên mặt đất, nhiều khi lá bị héo úa dập nát. Nhưng nếu cây được cột vào một cọc dựng đứng, mọi phần tử của cây được phơi ra ánh nắng, cây sẽ mơn mởn và đâm nhiều bông trái. Chính vì bị ràng buộc mà cây đã có nhiều triển vọng sinh hoa kết quả” (Thiên Phúc, Lời gọi yêu thương, tr 39).

Chúng ta cần lặp lại lời Đức Giêsu đã nói với chúng ta: “Không có Thầy các con không làm được gì” (Ga 14, 5). Chúng ta sống được là nhờ có ơn Chúa, mọi sự phải nằm trong tay Chúa. Đời sống thiêng liêng của chúng ta chỉ có thể phát triển được khi có ơn Chúa nâng đỡ, ngoài Chúa ra không ai có thể giúp đỡ chúng ta làm được việc gì sinh ơn ích cho phần rỗi chúng ta.

Đồng thời chúng ta cũng phải cần đến nhau vì, theo Thomas Merton, “Không ai là một hòn đảo”. Mọi người phải liên đới với nhau, hành động của người này ảnh hưởng đến công việc của người kia. Vì thế, muốn hưởng tự do của mình, ta phải tôn trọng tự do kẻ khác. Nói cách khác, tự do của mỗi chúng ta ràng buộc lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau nữa.

 

4. Suy niệm (Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.)

SINH NHIỀU HOA TRÁI

Đức Giêsu đã dùng hình ảnh người mục tử và đàn chiên

để diễn tả tương quan thân thiết giữa Ngài và người tín hữu.

Hai bên biết nhau, hiểu ngôn ngữ của nhau.

Người mục tử tốt dám chết để chiên được sống dồi dào.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, để diễn tả tương quan ấy,

Đức Giêsu lại dùng một hình ảnh quen thuộc khác,

đó là hình ảnh cây nho và cành nho gắn kết với nhau,

vì cây nho là cây được trồng nhiều ở nước Israen.

 

Có một Cây Nho Giêsu gồm nhiều cành, và có người trồng.

Người trồng nho là Thiên Chúa, là Cha của Đức Giêsu.

Cha đã chăm sóc cẩn thận cho Cây Nho này.

Cành không sinh trái thì Cha chặt đi, đốt đi.

Cành đã sinh trái thì Ngài cắt tỉa để sinh trái nhiều hơn.

Ước mơ của Thiên Chúa là Cây Nho Giêsu sinh nhiều trái.

Vinh quang của Thiên Chúa là những cành nho trĩu quả.

Nhưng cành nho không thể nào tự mình sinh trái.

Nó chỉ sống nhờ dòng nhựa nguyên từ Cây Nho.

Tách mình ra khỏi Cây Nho, cành nho nhanh chóng bị héo,

và cuối cùng chỉ để làm mồi cho ngọn lửa.

“Không có Thầy, anh em chẳng làm được gì” (Ga 15, 5).

Cũng như Thầy “không thể tự mình làm điều gì”,

ngoại trừ điều Thầy thấy Cha làm (Ga 5, 19; 8, 28).

Mọi cố gắng ngoài Thiên Chúa đều trở nên vô ích.

 

Lối nói “ở lại trong” được dùng 9 lần trong bài Tin Mừng này

để nói về tương quan giữa Đức Giêsu và người tín hữu.

“Ở lại trong” không phải chỉ là “ở lại với” về mặt thể lý,

dù “ở lại với” đôi khi cũng không dễ dàng.

Đức Giêsu ở lại với các môn đệ (Ga 1, 38-39; 4.40; 11, 54…),

nhưng có những người rút lui, không đi với Ngài nữa (Ga 6, 66).

Phêrô cũng không dám nhận mình ở với Thầy Giêsu (Ga 18, 26-27).

Đức Giêsu mong các môn đệ hiện tại và tương lai

chẳng những “ở lại với” Ngài, mà còn “ở lại trong” Ngài.

Ngài đã chỉ cho ta một cách để ở lại trong Ngài qua bí tích:

“Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi,

Và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).

Khi gần kề giờ phải về với Cha, giờ phải chia tay các môn đệ,

giờ các môn đệ sẽ phải chịu thử thách gian nan (Ga 16, 20),

Đức Giêsu đã khẩn thiết mời gọi họ (Ga 15, 4):

“Anh em hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em.”

Ở lại trong là ở lại với mức độ sâu xa, bền vững.

Ở lại trong là kiên trì ở lại giữa những thách đố của đức tin.

Ở lại trong là một tiến trình lớn lên mãi trong đức mến.

 

Hình ảnh cành nho gắn liền và ở lại trong cây nho

đã gợi cho Đức Giêsu về tương quan giữa Ngài và môn đệ.

Dòng nhựa sống được thông chuyển từ cây sang cành.

Cả cây lẫn các cành chỉ luân lưu một dòng nhựa duy nhất.

Từ đó cành kết trái xum xuê.

Cành của môn đệ cũng chỉ kết trái nếu họ ở lại trong Thầy,

và để lời của Thầy ở lại trong họ và cắt tỉa họ (Ga 15, 3.7).

 

Đức Giêsu có một ước mơ lớn, đó là nên một với các môn đệ.

Chúng ta chỉ trở thành một kitô hữu trọn vẹn

khi được chia sẻ cùng một sự sống của Chúa Kitô phục sinh,

nghĩa là chia sẻ sự sống của chính Thiên Chúa.

Chúng ta chỉ trở thành môn đệ thật của Chúa Giêsu

khi nói được như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi,

mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20).

Ước gì Chúa ngày càng ở lại trong ta, và giữ ta ở lại trong Chúa,

để dần dần Chúa chiếm trọn cuộc sống của ta.

 

LỜI NGUYỆN

 

Lạy Chúa Giê su phục sinh,

xin ban cho con sự sống của Chúa,

sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.

 

Xin ban cho con bình an của Chúa,

bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.

 

Xin ban cho con niềm vui của Chúa,

niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.

 

Xin ban cho con hy vọng của Chúa,

hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.

 

Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa,

Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.

Top