Cần nỗ lực sống vui vẻ
WGPSG / Aleteia -- Chúng ta có Đức Maria là “Căn nguyên Niềm vui của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc nhớ khi nói rằng bí quyết của niềm vui là sự gần gũi của Chúa Giêsu.
Niềm vui phải là đặc tính của người Kitô hữu, nhưng “hành trình của niềm vui không phải là cuộc đi dạo trong công viên. Cần phải nỗ lực để luôn vui vẻ”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trước khi đọc kinh Truyền Tin vào giữa trưa Chúa nhật của Niềm Vui 13-12-2020.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng, niềm vui của Kitô hữu đến từ sự gần gũi thân mật của Chúa Giêsu.
Chúa càng gần chúng ta, chúng ta càng cảm thấy vui mừng; càng xa Ngài, chúng ta càng thấy buồn. Đây là nguyên tắc cho các Kitô hữu.
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo, không được phép lãng quên việc chuyển tải niềm vui này để rồi mang lấy một “bộ mặt đưa đám, bộ mặt u sầu”.
Mà làm sao chúng ta lại có thể buồn bã? “Chúa Kitô đã sống lại! Chúa yêu bạn mà bạn lại không vui mừng sao? Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về điều này và hãy tự hỏi: “Tôi có vui mừng vì Chúa ở gần bên tôi, vì Chúa yêu tôi, vì Chúa đã cứu chuộc tôi không?”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Niềm vui phải là đặc tính của đức tin chúng ta. Và trong lúc tăm tối, niềm vui ở sâu thẳm bên trong khi biết rằng Chúa ở cùng tôi, Chúa ở cùng chúng ta, Chúa đã Phục sinh. Chính Chúa! Chúa! Chúa! Đây là trung tâm cuộc sống và là trung tâm niềm vui của chúng ta".
Hôm nay, hãy suy cho kỹ: Tôi phải cư xử thế nào? Tôi có phải là một người vui vẻ, biết cách lan truyền niềm vui được là Kitô hữu, hay tôi luôn giống những người buồn bã, như tôi đã nói ở trên, giống như người thức canh đám ma? Nếu tôi không có niềm vui của đức tin, tôi không thể là chứng nhân và những người khác sẽ nói: “Nếu đức tin mà buồn bã như thế thì tốt hơn là đừng có nó”.
Đức Thánh Cha kết luận: “Chúng ta thấy tất cả những điều này được thực hiện trọn vẹn nơi Đức Trinh Nữ Maria: Mẹ âm thầm chờ đợi Lời cứu độ của Thiên Chúa; Mẹ chào đón, Mẹ lắng nghe, Mẹ cưu mang Lời. Trong Mẹ, Chúa trở nên gần gũi. Đây là lý do tại sao Giáo hội gọi Đức Maria là “Căn nguyên niềm vui của chúng ta”.
Kathleen N. Hattrup (Aleteia) / Nguyệt Nguyễn chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Bừng sáng Tình Yêu
-
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào? -
Mầu nhiệm Nhập Thể - Mầu nhiệm Chữa Lành -
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện -
Những người thợ thầm lặng bên máng cỏ Hài Nhi Giêsu -
Chuẩn bị hang đá tâm hồn để đón chờ Chúa Giáng sinh -
Cầu nguyện như thánh Augustinô -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ ba Năm Sự Vui - Chúa Giêsu Kitô giáng sinh -
Thực hành Mùa Vọng -
Tại sao ngày Chúa Giêsu ra đời được gọi là Christmas?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19