Các lỗ đen và nguồn gốc của vụ nổ lớn được đề cập tại đài thiên văn Vatican

Các lỗ đen và nguồn gốc của vụ nổ lớn được đề cập tại đài thiên văn Vatican

Các lỗ đen và nguồn gốc của vụ nổ lớn được đề cập tại đài thiên văn Vatican

Từ ngày 16-21/6/2024, khoảng bốn mươi nhà nghiên cứu, trong đó có hai người đoạt giải Nobel, sẽ thảo luận tại một cuộc hội thảo về tính thích đáng của những khám phá khoa học của linh mục Georges Lemaître. “Không nên nhầm lẫn Vụ nổ lớn (Big Bang) với câu chuyện về tạo dựng trong sách Sáng Thế ký. Đây là hai khu vực riêng biệt của cùng một con đường”, tu sĩ Guy Consolmagno, s.j., Giám đốc Đài quan sát Thiên văn Vatican, giải thích.

Đài quan sát thiên văn của Vatican

Bản chất thực sự của không gian và thời gian. Chân trời tư tưởng hấp dẫn này sẽ được đề cập tại hội nghị khoa học do đài quan sát thiên văn Vatican, Specola, tổ chức ở Albano Laziale, gần Rôma từ ngày 16 đến ngày 21 tháng Sáu, với tựa đề “Lỗ đen, sóng hấp dẫn và những điều đặc biệt của không-thời gian”. Hội thảo – tập trung vào tính thích đáng của các ý tưởng khoa học của nhà thiên văn học người Bỉ George Lemaître (1894-1966) – đã được giới thiệu vào thứ Ba ngày 11 tháng Sáu tại Văn phòng Báo chí của Tòa Thánh.

Tu sĩ Guy Consolmagno, nhà thiên văn học và giám đốc Đài thiên văn Vatican, đã nhấn mạnh rằng cuộc tranh luận này biểu hiện một “lĩnh vực trung lập” của cuộc đối chất giữa các nhà khoa học có định hướng khác nhau. Thầy nói: “Mục tiêu là sự thật”, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên tục đóng góp cho nghiên cứu bằng cách nhận thức được mọi thứ vẫn chưa được biết. Đây là hội nghị thứ hai dành riêng cho linh mục Lemaître, giáo sư vật lý tại Đại học Công giáo Louvain, người đồng thời là chủ tịch Hàn lâm viện Khoa học Giáo hoàng từ năm 1960 đến năm 1966. Kỷ yếu hội nghị đầu tiên, được tổ chức vào năm 2017, đã được xuất bản bởi Quỹ Vật lý.

Sự tham gia ở cấp cao

Tại hội nghị năm nay, cũng được hỗ trợ bởi Viện Vật lý Hạt nhân Quốc gia (INFN), các chủ đề sẽ bao gồm từ độ căng trong các phép đo của hằng số Hubble đến bản chất bí ẩn của những điều đặc biệt của không-thời gian (bao gồm Vụ nổ lớn và lỗ đen) , ngang qua sóng hấp dẫn và việc tìm kiếm lực hấp dẫn lượng tử cũng như mối liên hệ của nó với sự nhằng nhịt và nền tảng của lý thuyết lượng tử. Chủ đề này không thể hiểu ngay được, nhưng người ta hiểu rằng nó liên quan đến việc nghiên cứu những điểm đặc biệt của không gian-thời gian vốn cho chúng ta biết điều gì về bản chất của vũ trụ.

Câu trả lời về mặt tham gia – được nhấn mạnh bởi cha Gabriele Gionti, nhà vũ trụ học Dòng Tên, phó giám đốc Đài thiên văn Vatican – là rất nhiệt tình. Cha Matteo Galaverni, nhà thiên văn học tại Specola, nhấn mạnh rằng ngoài 40 nhà nghiên cứu vũ trụ học lý thuyết và quan sát tham gia – bao gồm cả những người đoạt giải Nobel Adam Riess và Roger Penrose, các nhà vũ trụ học và vật lý lý thuyết Andrei Linde, Joseph Silk, Wendy Freedman, Licia Verde, Cumrun Vafa, và Edward Witten, người đoạt Huy chương Fields – sẽ có ít nhất 150 nhà nghiên cứu có mặt và kết nối trực tuyến. Thật thú vị khi biết rằng đoạn video ghi lại hội nghị sẽ được đăng tải trên trang web của Specola.

Vào ngày 21 tháng Sáu, một buổi tối mở cửa cho công chúng sẽ chứng kiến Viviana Fafone (Đại học Rôma Tor Vergata và Viện Vật lý Hạt nhân Quốc gia INFN) và Gabriele Veneziano (Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu CERN và Collège de France) nói về lỗ đen, sóng hấp dẫn và Vũ trụ trước vụ nổ Big Bang.

Di sản vĩ đại của Lemaître

Cha Gabriele Gionti nhấn mạnh: “George Lemaître đã đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong nghiên cứu về chủ đề này bằng cách đối thoại với Albert Einstein, thậm chí còn đi đến chỗ chỉnh sửa nhà khoa học vĩ đại về một số điểm”. Đặc biệt, George Lemaître không khép mình với lý thuyết lượng tử của Albert Einstein, nhưng đã biết “ngay lập tức nắm bắt quan điểm có hai chiều, chiều vật lý cổ điển và chiều vật lý lượng tử”. Hơn nữa, “ngài còn chứng minh khả năng hiểu ngay tầm quan trọng của việc nghiên cứu hằng số vũ trụ, vốn hiện được sử dụng để giải thích sự gia tốc của vũ trụ.”

Cha Gionti đặc biệt giải thích rằng, vào những năm 1920, các quan sát thiên văn đã tiết lộ một chuyển động dịch xa đầy bí ẩn của các thiên hà xa xôi. Năm 1927, khi giải các phương trình phức tạp trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, George Lemaître giải thích rằng chuyển động này là kết quả của sự giãn nở của Vũ trụ. Điều này diễn ra không lâu trước khi các quan sát của Edwin Hubble thiết lập được mối quan hệ, được gọi là “định luật Hubble”, giữa tốc độ dịch xa và khoảng cách của các thiên hà. Đây là lý do tại sao, vào năm 2018, Liên minh Thiên văn Quốc tế đã bỏ phiếu đổi tên “định luật Hubble” thành “định luật Hubble-Lemaître”.

Về Vụ nổ lớn, Cha Gionti làm rõ rằng lý thuyết về “Nguyên tử nguyên thủy”, ngày nay được gọi là “lý thuyết Lemaître”, rất nổi tiếng. Ngài đã hiểu rằng sự giãn nở của Vũ trụ hàm ý rằng tại một thời điểm nào đó trong quá khứ, Vũ trụ hẳn đã trải qua một trạng thái có mật độ năng lượng rất cao, giống như một “nguyên tử nguyên thủy” mà từ đó mọi thứ bắt đầu. Do đó, nghiên cứu của ngài có thể được coi là tiền thân của lực hấp dẫn lượng tử hiện đại.

Cha George Lemaître

Giữa đức tin và khoa học

Liên quan đến thách thức thường xuyên trong việc hiểu làm thế nào đức tin và khoa học, sách Sáng Thế ký và các nghiên cứu đang diễn ra, không được quan niệm “trong sự cạnh tranh”, Cha Gionti kể lại việc Đức Piô XII đã nại đến cha George Lemaître để diễn tả cái nhìn về Giáo hội được nuôi dưỡng bởi cả đức tin lẫn kiến thức khoa học. Thầy Guy Consolmagno nói về sự nhầm lẫn đôi khi tồn tại giữa lý thuyết Vụ nổ lớn và câu chuyện trong sách Sáng Thế ký về Công trình tạo dựng để nhấn mạnh rằng đây là hai lĩnh vực riêng biệt trong con đường nghiên cứu của họ và là một phần của một hành trình duy nhất và giống nhau.

Tốc độ của các thiên hà

Massimo Bianchi, nhà vật lý lý thuyết và giáo sư chính thức tại Đại học Rôma và tại INFN Tor Vergata, đã phát biểu trong cuộc họp báo để giải thích, trong số các chủ đề khác, rằng một trong những chủ đề nghiên cứu chuyên sâu ngày nay là tốc độ của các thiên hà. Ông nói, về lỗ đen, “điều quan trọng là phải nhận ra rằng, so với trước đây, tốc độ ánh sáng không phải là vô hạn, ánh sáng truyền đi với tốc độ rất nhanh nhưng có hạn”. Ông nói thêm rằng các nhà nghiên cứu hiện đang quan tâm đến sóng hấp dẫn được phát hiện gần đây. Bianchi cũng nhắc lại rằng George Lemaître và Albert Einstein đã gặp nhau bốn lần.

Chuyển ngữ: Tý Linh
Chuyển ngữ từ: vaticannews.va
Nguồn: xuanbichvietnam.net

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top