Bí tích là “nụ hôn” của Thiên Chúa
WGPSG -- Đời sống phụng vụ của Giáo hội, đời sống đức tin của các tín hữu luôn gắn liền với các bí tích. Nhưng không ít người đã trừu tượng hóa vấn đề này, để rồi kết quả là có thái độ cứng nhắc và nhiều lúc vô tình hay hờ hững…
Giáo lý Hội thánh Công giáo số 1116 viết: Các bí tích là “những kỳ công của Thiên Chúa” trong giao ước mới và vĩnh cửu, vì là “sức lực phát xuất” từ thân xác Đức Kitô luôn sống động và ban sự sống, và là những tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động trong thân thể của Đức Kitô là Hội Thánh.
Đó là giáo lý của Giáo hội, đó là những giá trị của các bí tích mà Giáo hội dùng huấn quyền của mình để công bố. Nhưng với ngôn từ chặt chẽ, cách dùng những từ ngữ “chuyên môn” và “chuyên sâu” như thế thì không phải ai cũng hiểu được và đối với nhiều người còn thấy câu chữ đó dường như quá cao siêu diệu vợi!
Vậy, nói làm sao để mọi người có thể dễ hiểu và dễ cảm nhận về các bí tích, để họ yêu mến, khát khao cũng như ước ao chạy đến với các bí tích trong đời sống đức tin của mình?
Không ai phủ nhận giá trị, sức mạnh ân sủng từ việc lãnh nhận các bí tích. Các bí tích được chính Chúa Giêsu thiết lập nhằm xây dựng con người (Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Xức dầu Bệnh nhân, Hòa Giải) và xây dựng xã hội (Truyền Chức và Hôn Phối). Với thái độ củ những người con cái, chúng ta khiêm tốn chạy đến lãnh nhận các bí tích để múc lấy nơi đó sức mạnh và ân sủng cho đời sống thiêng liêng.
Giáo lý phổ thông dạy: “Khi cử hành các bí tích, Giáo hội dùng những dấu chỉ bề ngoài như việc dội nước, xức dầu, đặt tay…của các thừa tác viên để cầu khẩn Thiên Chúa ban cho người lãnh nhận các ân sủng bên trong”. Như vậy, các bí tích thể hiện hai khía cạnh “dấu chỉ bề ngoài” và qua đó “ân sủng Thiên Chúa được thông ban bên trong” cho tâm hồn người thụ lãnh.
Chúng ta hãy hình dung và hiểu đoạn giáo lý này theo hình ảnh sau đây, hình ảnh này gần gũi và rất sát với giáo lý đã dạy: Bí tích là “nụ hôn” của Thiên Chúa.
Hai người yêu nhau và hôn nhau, qua hành động ấy, họ trao và nhận những cảm xúc và tình yêu. Tình yêu vô hình được hữu hình hóa nơi nụ hôn. Nụ hôn là dấu chỉ bên ngoài và cảm xúc là cái được trao ban bên trong cho nhau.
Thiên Chúa cũng dùng các bí tích như vậy, Ngài yêu chúng ta vô cùng, Ngài ban cho chúng ta các bí tích, và chính đó là những nụ hôn nồng cháy, ngọt ngào. Thật vậy, Ngài ôm lấy chúng ta và “hôn lấy hôn để” nơi bí tích Hòa Giải khi chúng ta biết sám hối trở về, Ngài đưa hai tay đón lấy và cúi xuống mà hôn chúng ta để đón nhận chúng ta vào đoàn con cái khi chúng ta lãnh dòng nước nơi bí tích Thánh Tẩy…
Còn chúng ta, chúng ta có yêu Ngài không? Nếu yêu thì xin hãy hôn để đáp trả tình Ngài. Chính Ngài cũng muốn chúng ta hôn và trao cho Ngài những cảm xúc và tình yêu nồng cháy. Đừng để khi Ngài hôn mà chúng ta lại trơ trơ như tượng đá, hay lại quay lưng từ chối…
Hãy tin, hãy yêu và hãy nhớ đáp trả Ngài bằng một nụ hôn nồng cháy, thắm nồng cảm xúc và dạt dào yêu thương. Hãy đến và lãnh nhận các bí tích với niềm xác tín: chính Thiên Chúa đang chờ đợi để được hôn ta nơi đó. Và đừng quên, chúng ta cũng phải hôn đáp trả nhiệt tình.
Còn chờ gì nữa? Còn gì hạnh phúc hơn khi biết rằng có người mãi yêu và chờ đợi chúng ta dù ta là ai, dù ta ở đâu, dù ta như thế nào. Đó là Thiên Chúa của chúng ta, Ngài cũng chính là Người cha tuyệt vời nhất! Dù cuộc sống bon chen, nhộn nhịp và nhiều cám dỗ nhưng nếu chúng ta tin và cố gắng đáp trả bằng thiện chí, bằng lòng nhiệt thành thì Thiên Chúa sẽ luôn ở bên ta, Ngài không bao giờ thua lòng quảng đại của chúng ta.
bài liên quan mới nhất
- Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024
-
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma -
Linh mục cử hành phụng vụ thánh hoá dân Chúa
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024