Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 24 Thường niên năm A
Mt 18, 21-35
“Thầy không bảo là đến bảy lần,
nhưng là đến bảy mươi lần bảy”(Mt 18,21)
Thiếu nhi chúng con yêu quí,
Cha đố chúng con qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa muốn nói với chúng ta về điều gì ?
- Thưa cha về việc phải biết tha thứ cho nhau.
- Rất chính xác. Chúng con giỏi. Cha hỏi thêm đã có lần nào chúng con tha thứ cho một ai đó chưa ?
- Dạ, thưa có.
- Ai nào ?
- Bạn con.
- Bạn con làm gì con mà con phải tha thứ cho bạn ?
- Bạn con chửi con.
- Rất tốt! Bạn con chửi con, con không chửi lại và sẵn sàng tha thứ cho bạn đó. Chúng con làm thế là chúng con biết tha thứ rồi. Cha cám ơn chúng con thật nhiều.
Bây giờ cha tiếp tục nói với chúng con về bài Tin Mừng hôm nay. Nếu phải hỏi qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn dạy chúng ta điều gì thì câu trả lời có lẽ ai cũng có thể có trả lời được. Đó là Chúa muốn dãy chúng ta về bài học tha thứ.
Tại sao Chúa lại dạy như thế ? Thưa vì:
1. Vì con người không ai mà không có lỗi lầm.
Sống ở trên đời không ai mà không có lúc phạm những lỗi lầm. Chẳng ai trong chúng ta là con người thánh thiện đến mức độ không bao giờ có những lỗi lầm. Không ai trong chúng ta mà không bao giờ bị một ai đó xúc phạm đến chúng ta hoặc chúng ta không bao giờ có những lời nói hay việc làm làm buồn lòng xúc phạm đến những người khác.
Cách đây không lâu, tại nhà của một quan toà ở Milano, bên Italia, đã xảy ra một câu chuyện như sau: Có hai người tranh chấp với nhau lâu ngày, nhưng không thể phân thắng bại. Cuối cùng hai người đã đưa nhau đến nhà quan toà của thành phố và nhờ ông phân xử. Người thứ nhất trình bày câu chuyện và tự biện hộ cho mình. Anh vừa dứt lời thì quan toà dõng dạc tuyên bố:
- Anh có lý.
Đến lượt người thứ hai đứng lên phân trần. Anh cũng đem mọi lý lẽ ra để làm nghiêng cán cân công lý về với mình. Sau khi nghe anh trình bày dông dài, quan toà cũng tuyên bố:
- Anh có lý.
Cậu con trai nhỏ của quan toà theo dõi câu chuyện từ đầu đến giờ thấy vậy rất ngạc nhiên. Nó thành thật nói với cha của mình:
- Làm thế nào mà cả hai đều có lý cả được ?
Quan toà cũng đưa ra phán quyết về nhận xét của con mình như sau:
- Con cũng có lý.
Mỗi người chúng ta ai cũng có lý của mình, nhưng có lẽ chúng ta không muốn nhận ra phần có lý của người khác, cũng như chính phần lỗi của mình. Và đó chính là diềng mối của mọi bất hoà từ xưa đến nay.
Chính vì thế mà mỗi người chúng ta cần phải biết tha thứ cho nhau. Cuộc sống chỉ có thể thở được nếu mỗi người chúng ta biết cư xử bằng sự cảm thông và tha thứ.
2. Phải tha thứ vì chính ta cần được thứ tha.
Con người ai mà chẳng có những khi lầm lỗi. Chính vì thế mà con người phải biết tha thứ cho nhau.
Thánh Gandhi nói: “Nếu ta chỉ áp dụng luật mắt đền mắt, răng đền răng thì thế giới sẽ chỉ còn lại toàn là người mù”. Tha thứ cần thiết cho con người như khí trời.
Mẹ Têrêsa kể: “Tôi nhớ một lần kia, tôi lượm được một bà cụ đang thoi thóp từ giữa đống rác. Tôi ẵm bà cụ lên và đem về nhà, đặt bà trên giường.
Bà cụ biết rõ là mình sắp vĩnh biệt trần thế. Thế nhưng cụ chỉ cay đắng lặp đi lặp lại:
- Chính thằng con tôi đã đối xử với tôi như thế ? Chính thằng con tôi đã đối xử với tôi như thế ?
Bà không kêu: Tôi đang sắp chết đói, tôi đang sắp chết khát đây.
Bà chỉ day dứt hoài một điều:
- Thằng con tôi đã xử với tôi thế này!
Tôi phải đợi mất một hồi lâu mới nghe được bà cụ thều thào:
- Tôi tha thứ cho con trai tôi
Và gần như chính lúc ấy bà thở hơi cuối cùng.
Một lần khác có một anh thanh niên đang hấp hối, nhưng vẫn còn giằng co với cái chết tới ba, bốn ngày. Một chị nữ tu hỏi anh:
- Tại sao anh vẫn tiếp tục chiến đấu ?
- Tôi không thể chết, nếu tôi chưa xin cha tôi tha thứ cho tôi.
Khi cha anh đến, anh đã ôm lấy cha và xin cha thứ tha.
Hai giờ sau, người thanh niên bình an từ giã cõi đời này.
3. Phải tha thứ vì đó là điều kiện để được thứ tha.
Trong Tin mừng, Chúa nhấn mạnh điều này rất nhiều lần. Khi dạy ta đọc kinh Lạy Cha, Chúa bắt ta phải hứa tha cho anh em khi xin Người tha thứ lỗi lầm của ta. Ở cuối kinh Lạy Cha, thánh Mátthêu còn thêm : “Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em”. (Mt 6,14-15).
Dụ ngôn hôm nay không những nhắc lại điều đó, mà còn cho thấy, tội ta xúc phạm đến Chúa muôn ngàn lần còn nặng nề hơn anh em xúc phạm đến ta. Thế mà Chúa vẫn sẵn sàng tha thứ cho ta một cách mau chóng, nhẹ nhàng, chỉ với một điều kiện là ta cũng phải tha cho anh em những lỗi lầm ít ỏi anh em xúc phạm đến ta .
4. Sau cùng ta cần tha thứ để trở nên giống Chúa.
Một hiệp sỹ dũng cảm tên là Hidebrand bị một bạn đồng nghiệp tên là Bruno nhục mạ nặng nề. Hidebrand thề sẽ trả thù đích đáng. Ông suy nghĩ và chuẩn bị kỹ lưỡng chương trình hành động. Cuối cùng, ơng chọn địa điểm và thời giờ thuận lợi. Ông thức dậy giữa đêm, một mình võ trang đầy đủ đi đến nơi thanh vắng mà ông biết Bruno sẽ đi ngang qua. Trên đường đi ông gặp thấy một ngôi nhà nguyện còn đang mở cửa. Ông vào đó để chờ cho đến sáng. Trong khi chờ đợi ông tiêu khiển bằng cách ngắm nhìn các bức tranh trong nhà nguyện.
Bức tranh thứ nhất vẽ Chúa Giêsu mặc áo choàng đỏ, đầu đội mão gai, phía dưới có ghi một hàng chữ bằng tiếng Latinh nội dung như sau: “Bị lăng nhục, Ngài không đáp trả lại bằng lăng nhục”.
Bức thứ hai nhắc lại cảnh đau buồn khi Ngài bị đánh đòn, với hàng chữ “Khi chịu những khổ đau như thế Ngài không hề đe dọa”.
Và cuối cùng, bức thứ ba trình bày Chúa Giêsu trên Thập Giá, với hàng chữ “Lạy Cha xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”.
Nhìn liên tiếp ba bức tranh như thế, tâm hồn Hidebrand bị xúc động mạnh. Ông quỳ gối xuống và bắt đầu cầu nguyện. Dần dần cơn hận thù giảm đi, rồi biến mất. Ông còn ngồi lại đó chờ kẻ thù của ông đến, nhưng chờ để tha thứ tận tình và để làm hoà lại với nhau. (Góp nhặt).
Chúng con yêu quí,
Cách nay đã lâu, bên Mỹ có xảy ra một vụ khủng bố. Mấy toà nhà cao ngất trời tại thành phố nổi tiếng giầu có là thánh phố New York bỉ quân khủng bố đánh bom bị sụp đổ tan tành ngày 11 tháng 9 năm 2001. Số người chết lên đến cả hàng ngàn người. Cả thế giới khi nhắc tới biến cố này đều cầu mong cho có một ngày nào đó được hoà bình. Thế nhưng hoà bình vẫn chưa xuất hiện. Tại sao thế. Tại vì như Đức Thánh Cha vị cha chung của chúng ta đã nói vào ngày người ta kỷ niệm 10 năm biến có 11 tháng 9 như thế này: “Thế giới không thể có hoà bình nếu thiếu sự tha thứ”.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta một thế giới biết cảm thông, chan hoà. Một thế giới chứa chan tình huynh đệ. Một thế giới chan chứa niềm vui và tha thứ để thế giới xứng đáng là ngôi nhà chung của mọi người. Lạy Chúa xin thương xót chúng con.
bài liên quan mới nhất
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm C
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Lễ Thánh Gia năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa Giáng Sinh (+video) -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 1 mùa Vọng năm C -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 34 Thường niên - Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 32 Thường niên năm B
bài liên quan đọc nhiều
- Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 29 Thường niên năm A: Khánh nhật truyền giáo
-
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 33 Thường niên - Các thánh tử đạo Việt Nam -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Phục sinh năm B - Chúa nhật Chúa chiên lành -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 2 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Mùa Chay năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 3 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Phục sinh năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 4 Thường niên năm B -
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 6 Phục sinh năm B