Ý cầu nguyện của ĐTC trong tháng 2: Cầu nguyện cho các bệnh nhân nan y
Mở đầu video Đức Thánh Cha nói rằng "Khi nhắc đến các bệnh nan y, có sự nhầm lẫn giữa hai từ: không thể chữa khỏi và không thể chăm sóc. Nhưng chúng không giống nhau".
"Hãy chữa trị nếu có thể được; hãy luôn luôn chăm sóc"
Trong video ý cầu nguyện trong tháng 2 có hình ảnh "từ phía sau của một cặp đôi đang ngồi ngắm biển, chàng trai ôm lấy cô gái trẻ bị rụng tóc do hóa trị; một cô gái trong phòng bệnh ôm người ông của mình; một người đàn ông bên giường bệnh của cha mình, với cuốn Kinh Thánh trong lòng và một chuỗi Mân Côi trên tay; một bệnh nhân không còn đi được nữa đang được y tá giúp đỡ đi trong vườn; một bác sĩ giải thích cho một gia đình về con đường khó khăn mà họ sẽ phải đi cùng người thân yêu của mình".
Tùy thuộc vào cách chúng được giải thích mà những hình ảnh từ video mô tả một loạt thất bại hoặc thành công: là thất bại, nếu kết quả duy nhất có thể chấp nhận được là một phương pháp chữa trị; là thành công, nếu mục tiêu là chăm sóc bệnh nhân. Chữa bệnh và chăm sóc dường như đồng nghĩa với nhau, nhưng thực ra không phải vậy. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích điều này một cách rõ ràng: ngay cả khi có rất ít cơ hội chữa khỏi, "mọi người bệnh đều có quyền được hỗ trợ về y tế, tâm lý, tinh thần và con người". Và ngài nói tiếp: "Không phải lúc nào cũng có thể chữa lành bệnh, nhưng chúng ta luôn có thể chăm sóc người bệnh, quan tâm đến họ". Ngài trích lời Thánh Gioan Phaolô II: "Hãy chữa trị nếu có thể được; hãy luôn luôn chăm sóc".
Chăm sóc giảm nhẹ và gia đình
Trong nền văn hóa vứt bỏ của chúng ta, không còn chỗ cho những người bệnh nan y. Và không phải ngẫu nhiên mà trong những thập niên vừa qua, cám dỗ chọn "cái chết êm dịu" đã gia tăng ở nhiều quốc gia. Thay vào đó, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy nhìn người bệnh một cách yêu thương - ví dụ, để hiểu rằng sự tiếp xúc thể xác có thể mang lại rất nhiều điều ngay cả với những người không còn khả năng nói và những người dường như không còn nhận ra người thân của mình nữa - và để hỗ trợ họ một cách tốt nhất có thể miễn là họ cần.
Vấn đề không phải là kéo dài đau khổ một cách không cần thiết. Đúng hơn, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chăm sóc giảm nhẹ và vai trò của gia đình, như Bộ Giáo lý Đức tin viết trong lá thư Samaritanus bonus năm 2020, "vẫn ở bên giường bệnh nhân để làm chứng cho giá trị độc đáo và không thể lặp lại của họ"; "chăm sóc giảm nhẹ đảm bảo cho bệnh nhân không chỉ sự chăm sóc y tế mà còn cả sự trợ giúp và sự gần gũi của con người".
Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở không nên để các gia đình cô đơn trong những thời điểm khó khăn này. Họ có vai trò mang tính quyết định và cần được có những phương tiện thích hợp để cung cấp sự trợ giúp thích hợp về thể chất, tinh thần và xã hội. (CSR_409_2024)
bài liên quan mới nhất
- Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại
-
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện -
Tình yêu có liên quan gì không?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19