Trạng thái phó thác thánh thiện
WHĐ (15.07.2024) - Với sự khôn ngoan và cẩn thận, Cha Jean Pierre de Caussade dạy cách thực hiện việc phó thác hoàn toàn theo ý Chúa. Đối với người ta trong bất cứ giai đoạn nào của đời sống tâm linh, sự phó thác cho Chúa Quan phòng là hướng dẫn hoàn hảo để vâng phục và tin tưởng. Trong đoạn trích này, tác giả mô tả cách hoàn hảo và công trạng của sự phó thác.
Cách hoàn hảo nhất
Khi linh hồn được đánh động bởi tác động của Thiên Chúa, linh hồn ấy từ bỏ mọi dự án, thực hành, phương pháp, phương tiện, sách vở, ý tưởng và con người tâm linh để được chỉ mình Thiên Chúa hướng dẫn bằng cách phó thác bản thân cho sức mạnh tác động đó vốn trở thành nguồn mạch duy nhất cho sự hoàn thiện của linh hồn ấy. Linh hồn ấy vẫn nằm trong tay Thiên Chúa giống như tất cả các thánh, hiểu rằng chỉ có hành động của Thiên Chúa mới có thể hướng dẫn linh hồn ấy đi đúng đường, và nếu linh hồn ấy tìm kiếm những phương tiện khác thì chắc chắn nó sẽ đi lạc vào vùng đất xa lạ mà Thiên Chúa buộc linh hồn đó phải đi qua. Do đó, chính hành động của Thiên Chúa hướng dẫn và dẫn dắt linh hồn theo những cách mà chỉ mình linh hồn ấy mới hiểu.
Với những linh hồn này, sự hướng dẫn đó giống như những thay đổi của gió. Hướng đi của gió chỉ được biết đến trong khoảnh khắc hiện tại, và những tác động theo sau nguyên nhân của những thay đổi ấy chỉ có thể được giải thích bằng ý Chúa, bởi sự hướng dẫn đó tác động vào những linh hồn này và khiến những linh hồn này hành động theo những thiên hướng kín ẩn chắc chắn, hoặc theo những bổn phận của tình trạng của họ.
Đây là tất cả lối sống thiêng liêng mà linh hồn ấy biết được; đây là những cách nhìn sâu sắc và những mặc khải dành cho những linh hồn ấy, đây là toàn bộ sự khôn ngoan và lời chỉ dẫn của những linh hồn ấy đến mức họ không còn muốn gì thêm nữa. Đức tin khiến những linh hồn ấy chắc chắn rằng những gì họ làm là tốt lành, cho dù họ đọc, nói hay viết; và nếu họ tham khảo ý kiến thì chỉ để có thể phân biệt rõ ràng hơn hành động của Thiên Chúa.
Tất cả những điều này được lập ra cho họ và họ tiếp nhận chúng giống như khi họ tiếp nhận những điều khác, nghĩa là nhìn thấy sức mạnh thúc đẩy của Thiên Chúa dưới những điều này và không bám chặt vào những điều được biểu lộ, nhưng hoặc sử dụng hoặc bỏ chúng đi, luôn luôn chỉ dựa trên đức tin vào hành động không thể sai lầm, không bị xao động, không thay đổi và lúc nào cũng hiệu quả của Thiên Chúa. Họ nhận thức và tận hưởng điều này trong mọi thứ, cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng như những điều lớn lao nhất, vì nó hoàn toàn phục vụ họ mọi lúc.
Vì vậy, họ sử dụng mọi thứ không phải vì họ có bất cứ sự tín nhiệm nào vào những thứ đó, hoặc vì chính chúng, nhưng trong sự phục tùng sự sắp đặt của Thiên Chúa, và phục tùng hoạt động nội tâm mà họ khám phá ra một cách vừa dễ dàng vừa chắc chắn, ngay cả dưới những vẻ bên ngoài trái ngược. Do đó, cuộc sống của họ không dành cho việc tra vấn hay ham muốn, mệt mỏi hay thở dài, mà là trong sự đảm bảo chắc chắn rằng mình đang ở trong đường lối trọn hảo nhất.
Mọi trạng thái của thân xác hay tâm hồn, và bất cứ điều gì xảy ra trong tâm hồn hay bên ngoài như được biểu lộ ra vào mỗi phút giây, với những linh hồn này, đối với họ, đều là sự viên mãn của hành động của Thiên Chúa, và là niềm vui tròn đầy của những linh hồn này. Đối với những linh hồn này, thụ tạo không gì khác ngoài sự khốn khổ và đói khát; thước đo duy nhất đúng đắn và chính đáng là tác động của hành động của Thiên Chúa. Do đó, nếu tác động đó lấy đi những suy nghĩ, lời nói, sách vở, thức ăn, bản ngã, sức khỏe, thậm chí cả chính sự sống, thì cũng giống như khi tác động đó ban cho tất cả những thứ ấy. Linh hồn ấy yêu mến hành động của Thiên Chúa và thấy hành động của Thiên Chúa cũng có sức thánh hóa như vậy dù hành động đó biểu lộ dưới bất cứ cách thức nào. Hành động của Thiên Chúa không cần dùng lý lẽ để thuyết phục; Bất cứ điều gì, miễn đến từ Thiên Chúa, đều được linh hồn ấy coi là đủ để tán đồng.
Những giá trị của đức tin
Bất cứ điều gì chúng ta thấy phi thường trong cuộc sống của các thánh, chẳng hạn như những mặc khải, thị kiến và lời Thiên Chúa trong cõi lòng, chỉ là một thoáng nhìn thấy sự siêu vời trong trạng thái của các ngài, vốn được chứa đựng và ẩn giấu trong việc thực hành đức tin; bởi vì đức tin sở hữu tất cả những điều này bằng cách biết làm thế nào để nhìn thấy và lắng nghe Thiên Chúa nơi những gì xảy ra trong từng phút giây.
Khi những ân huệ này được biểu hiện rõ ràng thì không có nghĩa là trước đó đức tin chưa sở hữu những ân huệ đó, nhưng là để làm cho sự siêu vời của đức tin trở nên hữu hình nhằm mục đích thu hút các linh hồn thực hành đức tin; cũng giống như vinh quang trên núi Tabor và các phép lạ của Chúa Giêsu Kitô không phải là để gia tăng sự siêu vời vốn có của Ngài, nhưng nhằm để thứ ánh sáng vốn thỉnh thoảng thoát ra khỏi đám mây đen nhân tính của Chúa Giêsu Kitô trở thành đối tượng tôn sùng và yêu thương đối với những người khác nữa.
Điều kỳ diệu nơi các thánh là đức tin kiên định của các ngài trong mọi hoàn cảnh; nếu không có điều này thì sẽ không có sự thánh thiện. Trong đức tin yêu thương vốn làm cho các ngài vui mừng trong Chúa nơi mọi sự, sự thánh thiện của các ngài không cần bất cứ biểu hiện phi thường nào; biểu hiện phi thường này chỉ có thể hữu ích đối với những người có lẽ cần đến bằng chứng của những dấu hiệu như vậy; nhưng linh hồn trong trạng thái này, hạnh phúc trong sự âm thầm của mình, không hề dựa vào những biểu hiện rực rỡ này; điều đó cho phép những dấu hiệu như vậy thể hiện ra bên ngoài vì lợi ích của người khác, nhưng giữ lại cho mình những gì mà tất cả mọi người đều có như nhau, đó là ý muốn của Thiên Chúa và việc làm vui lòng Ngài. Đức tin của linh hồn được chứng minh trong sự ẩn giấu, chứ không phải trong việc biểu lộ nó ra, và những ai cần nhiều bằng chứng hơn thì có ít đức tin hơn. Những ai sống nhờ đức tin thì nhận được bằng chứng, không phải như những biểu hiện phi thường, mà như những ân huệ từ bàn tay của Thiên Chúa, và theo nghĩa này, những điều phi thường không trái ngược với trạng thái đức tin tinh tuyền.
Nhưng có nhiều vị thánh mà Thiên Chúa dựng nên để cứu rỗi các linh hồn, và từ khuôn mặt của các ngài, Thiên Chúa khiến những tia sáng vinh quang tuôn chảy để soi sáng cho những người mù lòa nhất. Trong số các vị thánh đó có các Tiên tri và các Tông đồ và tất cả các vị thánh được Thiên Chúa chọn để đặt như là những cây nến sáng của Giáo hội. Sẽ luôn có những vị thánh như vậy, như đã từng có. Cũng có vô số những vị thánh khác, được dựng nên để chiếu sáng trên thiên đàng, không chiếu sáng trên thế gian này, nhưng sống và chết trong sự âm thầm sâu thẳm.
Phêrô Phạm Văn Trung
Chuyển ngữ từ: tandirection.com
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem
-
Giáng sinh trong thời chiến -
Bừng sáng Tình Yêu -
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào? -
Mầu nhiệm Nhập Thể - Mầu nhiệm Chữa Lành -
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện -
Những người thợ thầm lặng bên máng cỏ Hài Nhi Giêsu -
Chuẩn bị hang đá tâm hồn để đón chờ Chúa Giáng sinh -
Cầu nguyện như thánh Augustinô -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ ba Năm Sự Vui - Chúa Giêsu Kitô giáng sinh
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19