Học yêu như thầy Giêsu
TGPSG-- Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống suối nước, bèn quyết tâm cứu vớt nó. Không ngờ khi vị ấy vừa chạm vào thì đã bị nó chích ngay tay. Vị thiền sư không sợ hãi, nén cơn đau nhức nhối, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người đi đường bèn nói: "Nó lúc nào chẳng chích người ta, hà tất ngài phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích độc là bản năng của con bọ cạp, còn yêu thương là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của bọ cạp mà vứt bỏ bản năng của con người?”
Lời Thầy Giêsu hỏi những người Pharisêu và chúng ta hôm nay: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày Sa-bát?” (Lc 14,5). Quả thật, ai yêu thương thì không chần chừ, không e ngại, không sợ hãi nhưng mau mắn và dám chấp nhận tất cả vì sự sống, hạnh phúc của tha nhân. Chính Chúa Giêsu đã dạy và đã sống trọn vẹn giới răn yêu thương đến tận cùng. Vì thế, tình yêu mà Ki-tô hữu dành cho nhau bắt nguồn từ kinh nghiệm thiết thân được Đức Giê-su yêu thương đến cùng, và tình yêu chúng ta dành cho nhau khắc họa tình yêu Thiên Chúa và tương quan thuộc về Đức Ki-tô của chúng ta.
Điều đáng buồn trong đời sống đức tin của người Ki-tô hữu là chúng ta nói rất nhiều và rất hay về tình yêu thương nhưng có lẽ, chúng ta đã sống rất ít và rất yếu trong việc thực hành tình yêu thương đối với người thân cận. Chúng ta sẵn sàng cô lập những người có quan điểm khác biệt, hăng hái loại trừ người khác vì những sai lỗi của họ, và dửng dưng vô cảm trước những đau khổ, đói khát của anh chị em mình. Như thế, chúng ta đã “chích độc” vào người khác thay vì yêu thương như Chúa đã dạy và đã nêu gương trên thánh giá.
ĐTC. Phanxicô nhắc nhở rằng: “Chúng ta được dựng nên để sống sung mãn, là điều chỉ đạt được trong tình yêu. Dửng dưng trước đau khổ của người khác không thể là một chọn lựa; không thể để ai đó cứ ở mãi ‘bên lề cuộc đời’. Lẽ ra điều này phải khiến chúng ta phẫn nộ đến nỗi không còn thanh thản, bởi lẽ ta phải trăn trở trước nỗi đau của con người… Được tạo dựng cho tình yêu, mỗi người chúng ta đều cần mang trong mình một phép ‘xuất thần': đi ra khỏi chính mình để tìm gặp nơi người khác chính bản thân mình cách tròn đầy hơn” (Thông điệp Fratelli Tutti, số 68 & 88). Lời Chúa hôm nay chất vấn trái tim chúng ta và như tiếp tục mời gọi chúng ta: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34).
Bệnh viện dã chiến số 12, ngày 29 tháng 10 năm 2021
Jos. Lương Tùng, CSsR
bài liên quan mới nhất
![](/Images/Articles/MainImages/06022025_210241.jpg)
- Lòng thương xót của Chúa: Khoa sư phạm Thần Linh
-
Hành hương thời Tân ước - Phần 4: Chúa Phục sinh hành hương với chúng ta -
Khiêm tốn và hành trình tìm kiếm sự hiểu biết -
Làm sao để Lời Chúa luôn mới mẻ? -
Những bài học dễ dàng từ các vị thánh giúp bạn tìm thấy niềm vui -
Vẻ đẹp của việc nài xin sự tha thứ: Con đường dẫn đến sự chữa lành và hy vọng -
Kinh Mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ tư - Năm Sự Vui - Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thánh -
Hình ảnh và ý nghĩa của con rắn trong Kinh Thánh -
Kinh Mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ ba - Năm Sự Sáng - Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và kêu gọi sám hối -
Bốn cử chỉ cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu trong năm 2025
bài liên quan đọc nhiều
![](/Images/Articles/MainImages/05052020_082846.jpg)
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19