Hiệu quả của chuyến Tông du Hoa Kỳ 2015

Hiệu quả của chuyến Tông du Hoa Kỳ 2015

WGPSG -- Nhân sự kiện Ông Donald trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Ký, ta cùng nhìn lạichuyến tông du Hoa Kỳ của ĐGH Phanxicô cách đây 1 năm qua bài viết của John Allen JR.

“Thời gian sẽ cho thấy chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô có thực sự làm thay đổi nước Mỹ hay không.” (John Allen JR.)

ROMA – Dù theo bất kỳ tiêu chuẩn hợp lý nào, chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô (ĐTC) đến Hoa Kỳ, từ 22 đến 27-9-2015, cũng được đánh giá trước mắt là một thành công lớn.

ĐTC đã chinh phục các đám đông dân chúng ở khắp mọi nơi ngài đã đi qua, từ việc ngài chủ sự Thánh lễ ngoài trời bên ngoài Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington, hay đi dọc theo Central Park trước 80.000 người dân New York trên đường đến dâng Thánh lễ tại Madison Square Garden, hoặc cuốn hút hàng trăm ngàn người nhiệt tình dự lễ ở Benjamin Franklin Parkway của Thành phố Philadelphia.

Tin tức về "Đức Thánh Cha của công chúng" đã tràn ngập các phương tiện truyền thông, và trong một nước Mỹ bị phân cực cách tệ hại vì mùa tranh cử tổng thống 2016 đang diễn ra, ĐTC đã tránh được những khuấy động tranh cãi chính trị cho dù các bài thuyết trình và cử chỉ của ngài vẫn có nội dung chính trị rất phong phú.

Tuy chỉ là một phỏng đoán ở giai đoạn này, các cuộc thăm dò sau sự kiện cho thấy rằng, hầu hết người Mỹ, từng có cảm tình với một giáo hoàng ở chốn xa xôi, nay còn yêu mến ngài hơn rất nhiều khi tận mắt trông thấy ngài cận kề.

Tuy nhiên, thật ra mà nói, hầu như cũng có thể đánh giá như thế về chín chuyến tông du đến Hoa Kỳ  của các vị giáo hoàng trước đó (một chuyến của ĐTC Phaolô VI, bảy chuyến của ĐTC Gioan Phaolô II, và một chuyến của ĐTC Bênêđictô XVI). Thảng hoặc cũng một lần hơi khác, nhưng nói chung những chuyến tông du đó đều diễn ra tốt đẹp để giới thiệu được những nét đẹp của các giáo hoàng.

Phải chờ thời gian mới đánh giá được tác động lâu dài của một chuyến đi, một phần vì nó không chỉ phụ thuộc vào những gì ĐTC đã nói và làm trong khi ngài còn ở đây, mà còn tuỳ thuộc vào cách những người nghe giáo hoàng nói sẽ đáp ứng ra sao sau khi ngài đã về Vatican.

Kinh nghiệm dạy rằng khi các vị giáo hoàng lên đường, thông điệp của các ngài được soạn để tiếp cận được nhiều dạng cử toạ khác nhau, và trong trường hợp của chuyến tông du này, ĐTC nhắm ngỏ lời với nhiều giới khác nhau:

• Ngỏ lời với toàn thế giới, trong ánh sáng của bài diễn văn nói với Liên Hiệp Quốc vào ngày 25-9.

• Ngỏ lời với nhân dân Hoa Kỳ, đặc biệt trong diễn văn tại Lưỡng viện Quốc hội Mỹ và buổi nói chuyện tại Hội trường Độc lập của Philadelphia.

• Ngỏ lời với tín đồ các tôn giáo khác, tại thời điểm quan trọng trong nghi thức liên tôn ở Đài Tưởng niệm 11-9 của New York.

• Ngỏ lời với Giáo hội Công giáo địa phương, bao gồm cả tầng lớp lãnh đạo, có thể nói là đại diện cho cơ sở của giáo hoàng.

Chuyến tông du đã tác động trên các nhóm người nghe này như thế nào? Trong khi còn quá sớm để trả lời cho câu hỏi này, ít nhất người ta cũng có thể phác hoạ các vấn đề đã được đưa ra.

Ngỏ lời với thế giới

Trước một hội nghị có lẽ lớn nhất của các nhà lãnh đạo thế giới trong lịch sử Liên Hiệp Quốc, ĐTC đã liệt kê một danh sách dài các vấn đề mà ngài cảm thấy đáng quan tâm, bao gồm cả những nguyên nhân: nghèo đói, chiến tranh và buôn bán vũ khí, những người nhập cư và người tị nạn, nạn buôn người…

Ở một mức độ nhất định, ĐTC đã đưa ra được một phép thử để thấy thông điệp của ngài có tác động như thế nào: đó là Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris từ ngày 30-11 đến ngày 11-12 sắp tới, xem thử Hội nghị này có chấp nhận "sự lựa chọn dũng cảm" mà ĐTC đã kêu gọi hay không.

Cũng thế, ngay lúc này, một phép thử khác cho thấy những lời nói của ĐTC tác động như thế nào trong tuần vừa qua, đó là liệu các nhà hoạch định chính sách của châu Âu có thái độ hào phóng hay không đối với khoảng nửa triệu người tị nạn đã vượt biển Địa Trung Hải để đến lục địa này trong năm nay.

Hungary đã xây dựng một hàng rào dọc biên giới với Serbia và hiện đang xây dựng một hàng rào khác dọc theo biên giới với Croatia, trong nỗ lực giữ những người tị nạn ở lại tại vịnh. ĐTC xem đây là một phản ứng sai lạc, đó là ý nghĩa lời bình luận của ngài trên chuyến bay vào Chúa nhật rằng "tất cả các bức tường phải sụp đổ... trong ngày hôm nay, ngày mai, hoặc sau 100 năm nữa".

ĐTC nói: Hãy bắc những cây cầu chứ đừng xây những bức tường. Từ đấy, tác động toàn cầu của Giáo hoàng có thể được nhận thấy rõ nhất trong tư cách là một sứ giả hòa bình. Ngài đã giúp mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, và trên chuyến bay vào ngày Chúa nhật, ngài tiết lộ rằng ngài quan tâm đến việc xây dựng một thỏa thuận để kết thúc cuộc nội chiến lâu năm của Colombia, bằng cách nói chuyện riêng  với Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos về các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra tại La Habana.

Tháng tới, ĐTC sẽ đi thăm Cộng hòa Trung Phi, nơi mà một chính phủ lâm thời được LHQ hậu thuẫn đang phải vất vả để duy trì một nền hòa bình mong manh. ĐTC có một cơ hội đặc biệt ở đó, vì yếu tố chính yếu đang đe dọa dìm đất nước này trở lại cuộc chiến tranh chính là lực lượng dân quân Kitô giáo đang thường xuyên tiến hành cuộc trả thù chống lại người Hồi giáo. Sẽ khó khăn hơn đối với những băng nhóm vũ trang này khi họ muốn khẳng định rằng họ đang hành động nhân danh Kitô giáo nếu Đức Giáo Hoàng đến thị trấn và yêu cầu họ dừng tay.

ĐTC Gioan Phaolô II đã góp phần chấm dứt chiến tranh lạnh. Còn ĐTC Phanxicô thì nói rằng ngày nay chúng ta đang ở giữa Chiến tranh Thế giới thứ ba, đang diễn ra từng phần ở các điểm nóng khác nhau. Có lẽ ngài có thể đóng vai trò chuyển hóa tương tự như vị tiền nhiệm Ba Lan của ngài, bằng cách tham gia ngoại giao từng phần. Nếu như thế, người Mỹ sẽ nhớ rằng ngài đã đưa ra kiểu mẫu đó tại đây trong diễn văn ở Liên Hiệp Quốc.

Ngỏ lời với dân tộc Mỹ

Về thông điệp muốn gửi đến dân tộc Mỹ, ĐTC Phanxicô đã gửi thông điệp này trong ba diễn văn nền tảng: bài phát biểu nói với Tổng thống Barack Obama trên Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng vào ngày 23-9, bài phát biểu tại Lưỡng viện Quốc hội vào ngày 24-9, và diễn văn tại Hội trường Độc lập ở Philadelphia vào ngày 26-9.

Đặt ba diễn văn này bên nhau, sẽ thấy nổi lên một chương trình mang tính chính trị, xã hội, và đối nghịch văn hoá cách sâu sắc dành cho Hoa Kỳ.

Một mặt, rõ ràng là  ĐTC có lập trường giống cánh tả tại Hoa Kỳ về một loạt các chủ đề, đặc biệt là cải cách nhập cư, án tử hình, và những nỗ lực chống đói nghèo. Ngài liên tục nhận mình là "con của người nhập cư" và nhắc nhở Hoa Kỳ rằng nước này phần lớn được xây dựng nhờ công sức của các thế hệ cộng đồng người nhập cư. Tất cả những điều này đều dẫn đến từ ý kiến bảo vệ môi trường của ĐTC, bao gồm cả lời mạnh mẽ kêu gọi hành động để giảm bớt hiện tượng trái đất nóng dần lên.

Tuy nhiên, về các vấn đề khác, ĐTC lại rõ ràng có lập trường giống với lập trường văn hóa và chính trị của cánh hữu hơn. ĐTC nói với các giám mục Hoa Kỳ rằng: "Tôi đánh giá cao những dấn thân không mệt mỏi của Giáo Hội Mỹ cho sự sống và gia đình" và ngài kêu gọi Quốc hội "bảo vệ sự sống của con người ở mọi giai đoạn phát triển của nó"; cả hai đã xác định rõ ràng mục tiêu phò sự sống.

ĐTC đã bất ngờ đến thăm các Nữ tu Nhỏ Của Người Nghèo ở Washington, rõ ràng ngài ủng hộ các nữ tu trong các vụ kiện chống lại chính quyền Obama về việc ngừa thai. Trên chuyến bay trở về Rôma, ngài xác định quyền được theo lương tâm mà phản kháng các quan chức chính phủ về luật hôn nhân đồng tính, mặc dù ngài không trực tiếp bình luận về vụ Kim Davis, thư ký quận Kentucky, người đã từ chối cấp giấy chứng nhận cho các cặp đồng tính.

Tại một thời điểm khi đang trực tiếp tường thuật cuộc tông du của ĐTC, ký giả Jake Tapper của CNN đã đưa lên Twitter một thách đố: đố ai tìm được một chính trị gia Mỹ đồng quan điểm hoàn toàn với ĐTC. Mặc dù có vô số câu trả lời, câu trả lời cơ bản là không thể tìm được một ai như thế cả!

Tiếp theo, có lẽ cách tốt để đánh giá các tác động chính trị của chuyến tông du, không phải là liệu cánh tả và cánh hữu có đột nhiên đồng ý với nhau hay không, nhưng ít nhất là liệu phe tự do và phe bảo thủ của Hoa Kỳ có ít phỉ báng nhau hơn về các vấn đề mà ĐTC đã xác định là một phần của mối quan tâm liên tục duy nhất cho sự sống và nhân phẩm hay không. Nếu được như thế, đó sẽ là một bước đột phá lớn cho "hiệu ứng Phanxicô".

Ngỏ lời với tín đồ các tôn giáo khác

 

Top