Hầu hết các nước trên thế giới có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh
Tòa Thánh hiện có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia và con số này đang tiếp tục tăng lên. Chỉ có Hoa Kỳ mới có quan hệ ngoại giao với nhiều nước hơn Vatican.
Vào năm 1900, khoảng 20 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, nhưng đến năm 1978 khi Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng, con số này đã tăng lên 84.
Khi ngài qua đời năm 2005, có 174 quốc gia thiết lập quan hệ với Tòa Thánh. Không kể Kosovo, tình trạng của nước này vẫn còn bị tranh cãi, có 16 nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, và đáng chú ý nhất là Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Tòa Thánh không có đặc sứ tại 9 trong 16 quốc gia đó: Afghanistan, Ả Rập Saudi, Bắc Hàn, Bhutan, Maldives, Oman, Trung Quốc, Tuvalu và Việt Nam.
Nhưng Tòa Thánh có đại diện tông tòa (đại diện của Đức Thánh cha tại các cộng đồng Công giáo, không phải tại chính phủ) tại 7 nước còn lại gồm 3 nước châu Phi (Quần đảo Comoros, Mauritius và Somalia) và 4 nước châu Á (Brunei, Lào, Malaysia và Myanmar).
Ngoài ra đã có các cuộc thương lượng chính thức về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Đầu năm nay hai bên đã đồng ý Đức Thánh cha có thể bổ nhiệm một nhà ngoại giao không thường trú đại diện ngài tại Việt Nam. Phát biểu với các đoàn ngoại giao tại Tòa Thánh, Đức Bênêđictô lưu ý “cách hài lòng” rằng “các nhà chức trách Việt Nam đã chấp nhận việc tôi bổ nhiệm một đại diện bày tỏ lo âu của người kế vị Thánh Phêrô bằng cách viếng thăm cộng đoàn Công giáo thân yêu của quốc gia này.”
Các nguồn tin cho biết Tòa Thánh sẽ sớm mở tòa khâm sứ mới tại Singapore, và sứ thần tại đó cũng sẽ là đại diện không thường trú của Đức Thánh cha tại Việt Nam. Tờ nhật báo Công giáo Ý Awenire đăng tin này hôm 9-1. Ngoài quan hệ với 178 quốc gia, Tòa Thánh còn có “quan hệ đặc biệt” với Tổ chức Giải phóng Palestine, và quan hệ ngoại giao với Liên minh châu Âu, và Cộng hòa Malta.
Tòa Thánh có vai trò Quan sát viên thường trực tại các tổ chức liên chính phủ quốc tế chính gồm Liên Hiệp Quốc (New York, Geneva và Vienna), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Ủy ban châu Âu, FAO, IFAD, WFP, UNECEF, WTO, Liên đoàn các nước Ả Rập, Tổ chức Thống nhất châu Phi, Tổ chức các nước châu Mỹ, và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Hiện Tòa Thánh có 105 sứ thần (hay đại sứ): 53 vị người Ý, 27 vị người châu Âu khác, 13 vị châu Á, 6 vị Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), 2 vị Mỹ La tinh, và 4 vị châu Phi.
bài liên quan mới nhất
- Tài liệu Tuần Cầu nguyện cho các Kitô hữu hiệp nhất năm 2025
-
Cuba thả tù nhân, hoan nghênh sự trung gian hòa giải của Tòa thánh -
Hoa Kỳ: Phép lạ của Đức Bà Cứu Chữa trước ngọn lửa -
Phỏng vấn Thanh tra Tông toà tại giáo xứ Mễ Du -
Đức Thánh Cha bị ngã và bị bầm ở cẳng tay phải -
Canh tân và Hòa giải: Thượng phụ Luciani và Năm Thánh 1975 -
Các Giám mục Á châu chuẩn bị thành lập văn phòng hiệp hành khắp khu vực -
Đức Thánh Cha bổ nhiệm ba chuyên gia Hoa Kỳ, trong đó có hai phụ nữ, làm thành viên Bộ của Giáo triều -
Tổng thống Biden trao tặng Đức Thánh Cha Huân chương Tự do -
Đức Thánh Cha bất ngờ thăm Tổ chức Roma
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô