Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống xuất bản “từ điển” thuật ngữ về các vấn đề cuối đời
Trong bối cảnh các tranh luận về các vấn đề cuối đời ngày càng lan rộng và thường có những sai sót, nhầm lẫn và lỗ hổng trong cách hiểu của mọi người về một số thuật ngữ về chủ đề này, gây nên cản trở đối với các cuộc thảo luận và giải pháp mang tính xây dựng, Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống đã xuất bản “từ điển” thuật ngữ về các vấn đề cuối đời, nhắm làm rõ các thuật ngữ chính để cổ võ cuộc thảo luận có hiểu biết.
Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, viết trong phần giới thiệu cuốn sách rằng cuộc tranh luận công khai về các vấn đề cuối đời dường như lan rộng hơn mỗi khi các quốc gia xem xét các luật mới liên quan đến đạo đức sinh học và bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này là điều đáng hoan nghênh bởi vì việc đối diện với những giai đoạn cuối của cuộc đời là một chủ đề quan trọng ảnh hưởng đến mọi người.
Tuy nhiên, do thường có những sai sót, nhầm lẫn và lỗ hổng trong cách hiểu của mọi người về một số thuật ngữ cuối đời, Hàn lâm viện của Tòa Thánh quyết định soạn một “từ điển” ngắn gồm các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong nhiều cuộc thảo luận về giai đoạn cuối đời để giúp người Công giáo định hướng tốt hơn trong một cuộc tranh luận thường phức tạp.
“Tự điển” được soạn bởi một nhóm thành viên của Hàn lâm viện, dày 80 trang và tập trung vào 22 thuật ngữ, cung cấp: (a) các định nghĩa chính xác, dễ hiểu dựa trên khoa học mới nhất; (b) thần học theo quan điểm của Giáo hội Công giáo về các vấn đề cuối đời; (c) một cái nhìn về sự phát triển trong giáo huấn của Giáo hội về vấn đề này; (d) và luật pháp hiện hành của Ý liên quan đến các vấn đề cuối đời.
Từ điển chỉ được xuất bản bằng tiếng Ý, được nhà xuất bản Vatican phát hành vào ngày 2/7.
Đặc điểm chính của tập sách này là cách trình bày các vấn đề qua lăng kính hiểu biết của Công giáo và được kết nối bởi một số nguyên lý cơ bản, chẳng hạn như ý nghĩa Kitô giáo về cuộc sống, cái chết, tự do, trách nhiệm và sự chăm sóc.
Trong số các vấn đề được đề cập có: “tình trạng thực vật” và hôn mê; hỏa táng; chăm sóc giảm nhẹ và an thần sâu; đối mặt với đau khổ và đau đớn; an tử và trợ tử; chăm sóc đặc biệt, kể cả trẻ sơ sinh bị bệnh nan y; xác định cái chết; hiến tạng; chăm sóc duy trì sự sống; dinh dưỡng nhân tạo và cung cấp nước; điều trị y tế “tích cực” và đình chỉ nó; những phương tiện thông thường và tương xứng để duy trì sự sống; và các chỉ thị nâng cao bao gồm mẫu di chúc sống để tùy chỉnh với sự hướng dẫn của linh mục.
Chủ đề cơ bản xuyên suốt cuốn sách này là tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố mối quan hệ cũng như đối thoại giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gia đình và xã hội.
Nguồn: vaticannews.va/vi
bài liên quan mới nhất
- Giáng Sinh trong Nghệ Thuật – Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem
-
Giáng sinh trong thời chiến -
Bừng sáng Tình Yêu -
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào? -
Mầu nhiệm Nhập Thể - Mầu nhiệm Chữa Lành -
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện -
Những người thợ thầm lặng bên máng cỏ Hài Nhi Giêsu -
Chuẩn bị hang đá tâm hồn để đón chờ Chúa Giáng sinh -
Cầu nguyện như thánh Augustinô -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ ba Năm Sự Vui - Chúa Giêsu Kitô giáng sinh
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19