Giáo hạt Tân Định: Giáo dân đồng hành với mục tử trong sứ mạng truyền giáo (3)
WGPSG -- “Chúa dựng nên con người, sáng tạo nên con người, đó là quyền của Thiên Chúa; con cái là hồng ân Chúa ban, Thiên Chúa ban cho ta thì ta nhận, còn Thiên Chúa không ban cho thì ta chịu. Đó mới gọi là tặng phẩm của Thiên Chúa”.
Trên đây là lời giảng huấn của Tân Giám mục Luy Nguyễn Anh Tuấn trong buổi tập huấn chương trình đào tạo giáo dân đồng hành với mục tử trong sứ mạng truyền giáo tại giáo xứ Bùi Phát.
Đây là buổi học thứ 3, cũng là buổi học cuối cùng kết thúc chương trình tập huấn của Đức cha Luy tại giáo hạt Tân Định diễn ra lúc 19g30 thứ Bảy, ngày 23-9-2017 tại hội trường giáo xứ Bùi Phát thuộc giáo hạt Tân Định.
Tham dự khóa tập huấn có sự đồng hành của cha chánh xứ Giuse Đinh Tất Quý - Hạt trưởng giáo hạt Tân Định, cha phó Đaminh Lâm Quang Khánh, cha Gioan Bt. Trần Văn Nhủ - chánh xứ Gx. Công Lý, Hội đồng Mục vụ, các nữ tu, đại diện các giáo khu, các hội đoàn và anh chị em trong các giáo xứ thuộc giáo hạt Tân Định.
Chủ đề: Mầu Nhiệm Sự Sống
Cha chia sẻ cùng cộng đoàn câu truyện mà cha đã tham vấn cho người phụ nữ, chị đã có chồng, nhưng bị hiếm muộn không thể có con, mẹ chồng cũng rất khao khát có cháu nội để nối dõi và đã thủ thỉ với chị đi xin người bạn trai cho tinh trùng và đã mang thai; sau đó sinh được hai bé trai, người chồng vô cùng thương yêu và chăm sóc, rất mực yêu thương. Qua một thời gian, anh chồng đã phát hiện ra rằng hai đứa trẻ mình hết mực yêu thương đó không phải là con của mình, tuy chúng gọi anh bằng “bố”. Sau một thời gian bị lừa dối, anh chị quyết định chia tay, tuy ly dị nhưng anh vẫn thường xuyên đến thăm, chăm sóc hai đứa con, trong lúc khó khăn nhất thì anh bạn trai xuất hiện, với tấm lòng tốt không có ý gì khác ngoài sự đồng cảm, tội nghiệp và lòng tốt muốn giúp chị có niềm vui khi có con, dang tay giúp đỡ ba mẹ con chị, hai đứa trẻ gọi anh này là “ba”. Một năm sau, sự thăm nom cũng thưa thớt dần và người “ba” cũng đi xa.
Chị đến gặp Cha tham vấn: “Bây giờ con phải làm gì?”. Hai đứa trẻ nên về với “bố” hay về với “ba”, và nhận ai là cha ruột?
Cha hỏi chị: Nếu như trở lại quá khứ, chị có làm lại điều đó không? Chị trả lời: Thưa cha, con vẫn làm như thế, vì khát khao có con cháy bỏng của người phụ nữ không thể có con. Đó cũng tiêu biểu cho một số chị em phụ nữ trẻ ngày nay không muốn có chồng mà lại muốn có con! Và y học có thể đã giúp họ làm được điều đó.
Câu hỏi đặt ra là “Sự sống con người là chi? Hay con người là ai?”.
Theo tinh thần của cộng đồng trả lời nghĩa là ông “bố” mới là bố thật, còn ông “ba” không phải là bố thật. Tại sao? Nếu Thiên Chúa là người thật, vậy Người là con ai?
Niềm tin của ta là, Chúa Giêsu được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, đó là một mầu nhiệm độc đáo, Đức Maria mang thai không bởi người đàn ông nào. Sứ thần Gabriel đã nói: “Bóng của Thánh Thần phủ trên Bà và Bà sẽ mang thai, sinh hạ một con trai, Người sẽ trở nên đấng Thánh”. Như vậy, Thánh Giuse là bố nuôi. Thánh Giuse đóng trọn sứ mạng mà Thiên Chúa đã chọn và giao phó cho ngài là làm bố nuôi, vì trong xã hội Do Thái sẽ không tồn tại một đứa bé hay người phụ nữ khi không có người đàn ông là chồng là bố. Nếu không có Giuse thì Maria không đóng trọn vai trò làm Mẹ nuôi dạy Giêsu, vai trò của Giuse thật mờ nhạt. Đó là đời sống mầu nhiệm âm thầm của người gia trưởng “bố” bảo vệ Đấng Cứu Thế, vậy Thánh Giuse mới chính là bố thật của Chúa Giêsu. Chúng ta tránh, không nên quan niệm chữ “ruột” là cho trứng cho tinh trùng mới là bố nhưng bố thật ở đây chính là sự tương quan, gắn bó, tình thương và tình cảm như câu: “Công sanh không bằng công dưỡng”.
Trong sách Sáng Thế kể lại mầu nhiệm sáng tạo nên con người, và Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh Thiên Chúa có nam có nữ, Ngài thổi hơi vào lỗ mũi Adam và Adam đã có sự sống, Chúa đã ban cho ông sự sống của Ngài nhưng có linh hồn bất tử mà các loài khác không có. Như vậy, một em bé chào đời dù bị đao, dị tật, người già yếu, bệnh tật Sida ở tình trạng cuối cùng không còn hình hài của một con người thì vẫn còn nằm trong tâm trí Thiên Chúa, Ngài luôn yêu thương và cứu độ, khác loài người mới có kỳ thị, cho nên một con người chào đời đó là một linh hồn được Thiên Chúa sáng tạo trực tiếp. Vậy mà con người muốn dành quyền của Tạo hóa muốn có con bằng mọi giá, dù xúc phạm đến Thiên Chúa…
Hiện nay, sự trợ giúp của y khoa, thụ tinh trong ống nghiệm hay nhân bản vô tính, con người làm được nhiều chuyện kỳ diệu mà mấy trăm năm trước ta không thấy… cho nên vấn đề bây giờ ta phải cùng nhau nói: tuyên xưng Đức Tin vào Thiên Chúa đã đến sống làm người và chết cho loài người là chúng ta, từ đó rút ra nhiều hệ luận nhiều mặt, trong đó có mặt đạo đức “Con người có thể làm được mọi chuyện, nhưng không được phép làm mọi chuyện”. Vậy việc thụ tinh trong ống nghiệm hay nhờ sự trợ giúp của y khoa, không thể làm được trái với đạo đức, trái với ý Thiên Chúa.
Sự sống con người là chi?
Không phải do ta suy nghĩ, mà do mặc khải, do chính Chúa nói trong Thánh Kinh, hôn nhân nằm trong ý định của Thiên Chúa, đó là sự sống tác hợp của hai người nam nữ ở trong giao ước hôn phối, ngoài giao ước hôn phối là phi đạo đức vì không giống với Thiên Chúa. Vậy việc thụ tinh trong ống nghiệm hay nhờ sự trợ giúp của y khoa là trái với đạo đức, trái với ý Thiên Chúa. Cho nên có con không cần tác hợp trong tình yêu nam nữ như trong hôn ước đó là nghịch lý. Chúa dựng nên con người, sáng tạo nên con người đó là quyền của Thiên Chúa; con cái là hồng ân Chúa ban, Thiên Chúa ban cho ta thì ta nhận còn Thiên Chúa không ban cho thì ta chịu. Đó mới gọi là tặng phẩm của Thiên Chúa.
Mầu Nhiệm Sự Sống
Kết hôn đồng tính và được quyền nhận con nuôi, đó là một bất công cho đứa trẻ; con người sinh ra tồn tại phải được yêu thương, nuôi dưỡng, dạy dỗ; những đứa con của các cặp đồng tính, của người mẹ đơn thân, ngay từ đầu đã bị cướp đi quyền sống vì nó không có bố hoặc không có mẹ. Như vậy, trong quá trình lớn lên, nhân cách của nó sẽ không cân bằng và giới tính, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Con người sinh ra cần có gia đình, cần có cha và mẹ. Thiên Chúa đã định liệu như vậy nên mới có Thánh Giuse, Mẹ Maria nên mới có Giêsu. Đó là về nhân bản, chưa nói đến mặc khải Đức Tin khiến ta không thể chấp nhận hôn nhân đồng tính.
Sau đó, Đức cha Luy dành ra 10 phút để trả lời những thắc mắc của các anh chị.
Tiếp theo, ông Chủ tịch HĐMV giáo xứ Bùi Phát đại diện các giáo xứ trong giáo hạt Tân Định, trước hết xin chúc mừng Đức cha Luy đã được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá TGP Sài Gòn, và cám ơn Đức cha Luy đã giúp cho HĐMV các giáo xứ trong giáo hạt Tân Định ba buổi tập huấn “Giáo dân đồng hành với mục tử” để nâng cao kiến thức mục vụ trong sứ mạng truyền giáo.
Đức cha Luy ban phép lành kết thúc khóa tập huấn, các học viên nhận giấy Chứng nhận và ra về lúc 21g30 trong niềm hân hoan.
bài liên quan mới nhất
- Một Giáo Hội hiệp hành truyền giáo lữ hành đường hy vọng
-
Khóa Huấn luyện Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản 2019, tuần 2, tại Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam -
Khóa huấn luyện Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản 2019 ngày 30.3 tại Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam -
Giáo xứ Tân Trang: Học hỏi về mục vụ Hôn nhân gia đình -
Hạt Xóm Chiếu: Tập huấn Tác viên về Gia đình -
Giáo hạt Xóm Chiếu: Tập huấn “Tác viên về Gia đình” -
Giáo xứ Tân Việt: Thánh lễ Thêm Sức -
Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình: Thánh lễ Thêm Sức -
Giáo xứ Vườn Xoài: Thánh lễ Thêm Sức -
Giáo hạt Gia Định: Khóa tập huấn Tông đồ HNGD
bài liên quan đọc nhiều
- Tình bạn Linh mục
-
Thánh lễ Truyền chức Giám mục cho Cha Luy Nguyễn Anh Tuấn -
Khóa huấn luyện Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản 2019 ngày 30.3 tại Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam -
Khóa Huấn luyện Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản 2019, tuần 2, tại Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam -
Giáo xứ Tân Việt: Thánh lễ Thêm Sức -
Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sàigòn: Tân Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn dâng lễ tạ ơn -
Giáo xứ Tân Trang: Học hỏi về mục vụ Hôn nhân gia đình -
Giáo xứ Vườn Xoài: Thánh lễ Thêm Sức -
Thư chúc mừng Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn của Ủy ban Mục vụ Gia đình -
Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình: Thánh lễ Thêm Sức