Đau quá phận người ơi!
Chiều thứ Bảy, thu xếp công chuyện nhà xong cùng theo vài người bạn ra khỏi nội ô Sài Thành một tí. Điểm đến là “nơi ăn chốn ở” của những phận người kém may mắn. Cứ đến hẹn lại lên, sau giờ sinh hoạt cơm nước chung là Thánh Lễ thay cho ngày Chúa nhật.
Thánh Lễ đang cử hành trong bầu khí sốt sắng, bỗng dưng có nhóm kia ở hành lang to tiếng với nhau. Vì quá tĩnh lặng để rồi ai nói khi ấy đều nghe tiếng rõ mồn một. Một lát sau thì những người trong trại ngày hôm ấy đều nghe được câu ai oán, hờn trách của kẻ nào đó chôm gói mì của “nạn nhân”.
Sau Lễ, tìm hiểu nguyên nhân thì được biết gói mì bị chôm ấy là khẩu phần ăn thêm cho buổi chiều thứ Bảy hôm nay. Chẳng biết loay hoay thế nào đó nên gói mì bị mất. Kẻ được gói mì thì hể hả lặng im còn kẻ bị mất thì ai oán.
Tìm hiểu kỹ một chút nữa thì kẻ ai oán cũng có cái lý của kẻ ấy. Với những người bình thường đủ ăn đủ mặc thì 1 gói mì gói chẳng là gì cả nhưng với người tàn tật không có khả năng làm gì thì thật là lớn. Gói mì chiều hôm ấy là phần ăn của một người nghèo, một người tật nguyền nữa nên nó lại càng lớn.
Chẳng biết phải nói sao, chẳng biết có phải cùng hòa cùng tiếng với những phận đời đau bệnh ở đây không!
Không hiểu vì hoàn cảnh khó khăn, vì ngân sách hay vì lý do nào đó khẩu phần ăn sáng của những người ở đây dường như là không có. Ngoài cổng của trại, người ta chợt nhìn thấy một cái bảng thật to nhưng thực chất của đời sống nơi đây chỉ có ai vào thì mới hiểu.
Một vài người công tác bác ái mon men vào chốn này và rồi lại cũng mon men những tấm lòng thơm thảo để ở đây có chút gì đó lót dạ. Cũng được biết là hiện tại mỗi tuần ở trại này được 1000 gói mì của ai đó. 1000 gọi là lớn nhưng chia ra cũng chỉ được mỗi người được 3 gói thôi. Và, với 3 gói ấy thì cũng chỉ được có 3 trên 7 thôi chứ còn 4 ngày còn lại cũng đành chịu. Cũng được biết nhu cầu hết sức “dễ thương” ở đây cũng chỉ là cục xà bông tắm và ít xà bông bột để giặt dũ thôi chứ chẳng gì là cao sang.
Thế đấy ! Ở mức sống ở ngoài cũng tương đối thì cục xà bông, vài gram xà bông bột chẳng là gì nhưng ở đây lại là quan trọng. Và như thế, những nhu cầu bình thường của những người bình thường lại là quá lớn ở nơi đây.
Vừa qua, trong ngày Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, niềm vui nho nhỏ hiện lên nét mặt của những bệnh nhân nơi đây sau niềm vui Hội Chợ. Thì ra là một số người đã kêu gọi một số người để làm một chút gì đó cho những người ở nơi đây. Một số bạn trẻ trong đó có cả những người đang tìm hiểu ơn gọi cũng chung chia niềm vui ngày hôm ấy.
Mới đây, những ngày gần Tết, một nhóm từ tâm ghé thăm trại. Bên cạnh những phần quà nho nhỏ còn có những phần quần áo cũ. Người cho chưa biết “nhân tình thế thái” nơi đây nên cho nhiều đồ dành cho nữ cũng như con nít hơn là nam nên rồi phần nhận lại chông chênh. Quần áo cũ nơi đây chợt đến hôm đó như là những món quà hơn mong đợi của những thân phận tật nguyền.
Ngày đến với “nơi ăn chốn ở” của 300 phận đời ấy đã qua nhưng hình ảnh của những con người nghèo bệnh tật ấy cứ hiện lên mãi.
Năm hết, Tết đến, nhà nhà người người dù thế nào đi chăng nữa cũng có niềm vui của ngày Tết nhưng những phận người trong trại này vẫn lặng lẽ âm thầm.
Chỉ ước gì có ai nào đó chung chia phần nhỏ bé của họ để góp phần vào cho những mảnh đời đau đớn ấy. Chỉ là một chút của nhà giàu nhưng lớn lắm với người tật bệnh ở cái trung tâm này.
bài liên quan mới nhất
- Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn
-
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19