Chia xa
TGPSG -- Tháng mười qua đi, nhường chỗ cho tháng mười một tới. Có lẽ cái tháng làm cho lòng bao nhiêu người hồi tưởng lại những chuyện của cuộc đời mình với những người đi xa. Nói cách khác, đó là những người đã tạm biệt thế gian này, để trở về với Đấng đã cho chúng ta được sinh ra trên cõi trần.
Nó làm sao quên được, cái ngày nhận cuộc điện thoại báo tin một người bạn của nó đã li trần. Nó không thể tin vào điều đó, bởi mới ngày nào còn nói chuyện hỏi thăm nhau, về sức khỏe và công việc làm ăn mọi thứ vẫn ổn, không có gì là bất thường. Ấy thế mà, đùng một cái, ra đi trước sự đau thương ngỡ ngàng của bao người, ra đi một cách đột ngột không một lời từ biệt. Để rồi nó không có cơ hội nói với bạn, một lời an ủi, một lời động viên, trước khi bỏ lại sau lưng bao nhiêu việc còn dang dở. Như thế, để có thể nói, ai cũng có nỗi xót xa riêng, nỗi đau riêng, khi mà người thân của mình, hay…ra đi. Đó là một nỗi đau, mà có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng phải trãi qua.
Cũng có những nỗi đau mà nó liên tưởng đến. Đó là nỗi đau của những người đang còn sống với nhau, nhưng xem nhau như đã lìa xa. Nỗi đau đó có lẽ đau gấp nhiều lần. Bởi đó là nỗi đau của sự bất hòa trong gia đình, bố mẹ và con cái, hoặc anh chị em với nhau… Không những thế có những nỗi đau mà bố mẹ làm cho con cái phải sống trong sự thiếu vắng tình yêu. Đó là nỗi đau lớn, khi vợ chồng bất hoà, sống với nhau như hai người xa lạ, xem nhau như là kẻ thù của nhau…
Nghĩ tới như thế, nó mới hiểu được rằng: Đâu phải người thân mất đi mới gọi là chia xa. Đang còn sống với nhau mà xem nhau như kẻ thù thì cũng là chia xa rồi. Như thế để nó hiểu hơn, đã có chia xa là có đau khổ, có những giọt nước mắt, có những tổn thương… Thiết nghĩ rằng, để không có những giây phút chia xa, để không có những giọt nước mắt rơi trên hai gò má. Chúng ta cần có sự bao dung, cần có sự tha thứ. Và điều quan trọng hơn hết đó là nhận ra những sai lỗi của mình. Chúng ta không biện minh do người này người kia, đã làm mình tổn thương. Mà chúng ta luôn nhìn nhận, dù sao trong mọi biến cố đều có lỗi của mình. Như thế để chúng ta xin lỗi nhau, chấp nhận những khuyết điểm của nhau, để rồi bổ túc cho nhau. Có lẽ một gia đình vợ chồng và con cái, hay một cộng đoàn… mà sống như thế, sẽ hạnh phúc biết chừng nào. Nếu chúng ta sống được như vậy, cho dù cuộc chia xa nào đi nữa, thì chúng ta cũng thấy hạnh phúc. Vì đã đong đầy hạnh phúc cho nhau, không còn một sự chia xa của sự tổn thương.
Thầm Lặng - AA (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Hành hương thời Cựu ước - Phần 1: Tiếng gọi lên đường
-
Giáo hội nghiên cứu lịch sử của mình để sống đức tin tốt hơn -
Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại -
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19