Cảm thấy lo lắng khi giao tiếp? Hãy hành động thế này như Giêsu
WGPSG /Aleteia -- Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô đưa ra một gợi ý giúp ta yêu thương người lân cận.
Cho dù là nhút nhát hay hướng ngoại, ai cũng có lúc cảm thấy lo lắng khi giao tiếp: Khi gặp các thành viên của đại gia đình sống xa nhau, hay trong một cuộc họp văn phòng với các đồng nghiệp mà bạn hiếm khi làm việc cùng, hoặc gặp gỡ các phụ huynh khác tại trường con bạn học, hay thậm chí là những lần gặp gỡ người hàng xóm.
Rất nhiều lần bạn cảm thấy như phải lo lắng tìm điều gì đó (bất cứ điều gì!) để có thể trò chuyện với những người mà bạn hầu như không quen biết. May mắn thay, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô đã đưa ra một giải pháp tuyệt vời để giải gỡ những lo lắng về giao tiếp trong tập bách khoa “Deus Caritas Est (DCE)” của ngài. Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô nói: Bằng cách nhìn vào tha nhân với tình yêu chân thực giống Chúa Kitô, chúng ta có thể mang đến sự kết nối chân thực: “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể cho người khác nhiều hơn những nhu cầu bên ngoài của họ; Tôi có thể cho họ cái nhìn của tình yêu mà họ hằng khao khát.” (DCE 18)
Đức nguyên Giáo hoàng viết: Bước đầu tiên là phải bén rễ thật sâu trong tình yêu dành cho Chúa Kitô. Tình yêu này tự nhiên sẽ dẫn đến tình yêu dành cho người lân cận, như truyền thống Kinh Thánh và Giáo hội dạy chúng ta.
“Nhờ thế, tình yêu người lân cận có thể biểu lộ ra như Chúa Giêsu đã công bố trong Kinh Thánh. ĐTC viết: Quả thật là, trong Chúa và với Chúa, tôi yêu ngay cả người mà tôi không thích hoặc thậm chí không biết. Điều này chỉ có thể xẩy ra nhờ cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa - thân mật đến mức độ có chung một ý muốn, tác động trên cảm xúc.”
Chìa khóa ở đây là một sự thay đổi quan điểm: Thay vì hy vọng rằng người khác sẽ quan tâm đến bạn, hãy quan tâm đến họ. Thay vì hy vọng người khác có ấn tượng với bạn, hãy tìm kiếm điều gì đó nơi họ để chiêm ngưỡng. Nói cách khác, hãy cố gắng cho họ thấy tình yêu và sự chăm sóc ân cần như Chúa Kitô dành cho họ.
Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết: “Sau đó, tôi học cách nhìn vào người khác không chỉ đơn giản bằng đôi mắt và cảm xúc của tôi, mà bằng đôi mắt và cảm xúc của chính Đức Giêsu Kitô. Bạn của Đức Giêsu chính là bạn của tôi. Không chỉ dựa vào ngoại hình của họ, tôi sẽ nhận thấy tha nhân đang khao khát một dấu chỉ yêu thương và sự quan tâm.”
Đây tuy không phải là một giải pháp hiển nhiên, nhưng lại là một giải pháp đơn giản đáng ngạc nhiên: Hãy tìm lý do để yêu người quen mà bạn đang nói chuyện, và cuộc trò chuyện sẽ tự nhiên diễn ra. Người quen ấy rồi cũng sẽ đáp lại sự quan tâm của bạn và muốn tiếp tục tình bạn vì họ cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của bạn dành cho họ; nhưng nếu họ không làm như vậy, thì điều đó cũng ổn thôi. Vì tình yêu dành cho người lân cận chính là điều mà bạn đang làm cho Chúa Kitô; Ngài nhìn thấy và biết những nỗ lực của bạn: Những nỗ lực ấy sẽ không hề uổng phí.
Theresa Civantos Barber (Aleteia) / Phêrô Quốc Vũ chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG
bài liên quan mới nhất
- Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại
-
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện -
Tình yêu có liên quan gì không?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19