Cách giải quyết khi con mình gào khóc vì ganh tỵ
WGPSG / Aleteia -- Trẻ con thường thể hiện sự ganh tỵ bằng cách gào khóc hoặc không chịu lắng nghe. Nhưng chúng ta có thể giúp chúng đối phó với những xúc cảm dữ dội này.
Bạn có biết cách giải quyết sự ghen tức của con mình mà không cần la mắng hoặc quở trách nó không?
Ngay cả nếu ta muốn trách mắng, lên án hoặc quở phạt con cái, ta cũng đừng quên rằng chúng đơn giản chỉ muốn được ta lắng nghe mà thôi.
Cảm xúc cũng như phản ứng có thể bất ngờ bùng phát mà không có dấu hiệu báo trước. Chúng bùng phát do sự nhận thức về thế giới. Vì thế, giữ thái độ trung lập, không vội lên án, chính là công cụ bẩm sinh giúp đương đầu với những vấn đề sống còn.
Nếu thay vì lắng nghe, ta chiều theo khuynh hướng nghiêm túc phê phán, ta sẽ nói với con mình rằng cảm nhận của con là sai rồi. Và khi đứa bé kềm hãm lại cảm xúc của nó, nó sẽ mất đi sự tự tin và tuân theo ý muốn của những người xung quanh.
Nếu ta muốn giúp con cái phát triển nên người trưởng thành, ta phải biết lắng nghe con mình. Vì khi không được lắng nghe và thấu hiểu, đứa bé sẽ cảm thấy như mình đụng phải một bức tường và sẽ trở nên dữ tợn. Tất cả những nỗi thất vọng bị dồn nén sẽ trở thành những cơn giận dữ và kích động hoặc những điều tệ hại mà chúng sẽ tự bộc lộ ra trong những nỗi đau thầm kín.
Vai trò của cha mẹ là phải giúp con mình chống lại những thôi thúc bắt nguồn từ sự ghen tức. Nếu việc lắng nghe con cái là điều cốt yếu, thì một điều quan trọng không kém chính là tránh cho con mình không trở thành nô lệ của cảm xúc: “Phải, con có thể cảm thấy ghen tức nhưng không có nghĩa là con có quyền đánh em con.”
Đừng bao giờ quên nói với con rằng “Bố mẹ yêu con”
Khi làm cho con mình tin chắc rằng nó luôn được ta yêu thương, ta đang giúp nó biết cách giải gỡ sự ghen tức cách phù hợp.
Đứa bé sẽ biết cách phân biệt sự khác nhau giữa những gì nó cảm nhận và cách phản ứng sao cho đúng hợp. Điều này nhắc ta nhớ lại những lời trong Kinh Thánh: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. (Mc 7,15)
Con cái chúng ta có thể biểu hiện những cảm xúc dữ dội khiến ta cảm thấy sợ hãi và bất lực, nhưng có những câu hỏi ta có thể đặt ra để giúp ta bình tĩnh và giúp ích cho con cái.
Trước hết, hãy tự hỏi: ”Con tôi đang muốn nói điều gì với tôi thông qua những cơn giận dữ và ganh ghét?” rồi hỏi thêm: “Tôi muốn nói gì với con mình đây?” Nếu điều tôi muốn nói là yêu thương, thì câu nói sẽ động viên con cái chính là “Bố mẹ yêu con”. Những đứa con nhỏ bé của chúng ta cần được nghe những lời này, đặc biệt khi chúng đang phải trải qua những cảm xúc dữ dội.
bài liên quan mới nhất
- Bừng sáng Tình Yêu
-
Niềm vui Giáng Sinh là niềm vui nào? -
Mầu nhiệm Nhập Thể - Mầu nhiệm Chữa Lành -
Đức Giê-su Ki-tô - Đường hiện diện -
Những người thợ thầm lặng bên máng cỏ Hài Nhi Giêsu -
Chuẩn bị hang đá tâm hồn để đón chờ Chúa Giáng sinh -
Cầu nguyện như thánh Augustinô -
Kinh mân côi và nghệ thuật: Mầu nhiệm thứ ba Năm Sự Vui - Chúa Giêsu Kitô giáng sinh -
Thực hành Mùa Vọng -
Tại sao ngày Chúa Giêsu ra đời được gọi là Christmas?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19