Các Giám mục Châu Phi kêu gọi loan báo Tin Mừng và thực thi Công lý
Cung cấp dữ liệu cho Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới
WGPSG / ZENIT -- ARCCRA, Ghana 01.10.1009 (Zenit.org) – Hướng đến Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới, các Giám mục Châu Phi và Madagascar đang nhấn mạnh đến những nhu cầu trong lục địa của họ, bao gồm việc đòi công lý cho phụ nữ và công nhân, là những đề mục mà Thượng Hội đồng Giám mục sẽ tập trung thảo luận.
Hội nghị Chuyên đề của Hội đồng Giám mục Châu Phi và Madagascar (SECAM) đã phát hành một văn kiện được soạn thảo bởi các Ban Mục vụ, cung cấp dữ liệu của các Giám mục trong Hội nghị đặc biệt lần thứ II, cho Thượng Hội đồng Giám mục được khai mạc vào ngày Chúa Nhật ở Rôma.
Trong văn kiện này, các Giám mục trình bày lại huấn thị “Instrumentum Laboris” (Dụng cụ Lao động) cho Thượng Hội đồng, và hâm nóng lại sự dấn thân cổ võ hoà giải, công lý và hoà bình trong đất nước của họ.
Các ngài ghi lại một số tiến triển từ sau Hội nghị đặc biệt cho Châu Phi cách đây 15 năm, gồm sự cải tiến về chính trị xã hội, và sự gia tăng những quốc gia dân chủ hợp hiến.
SECAM báo cáo: có “sự gia tăng về số những người được rửa tội, về ơn gọi linh mục tu sĩ, về những phong trào giáo dân và các đoàn thể.”
Văn kiện viết tiếp: “việc dịch Kinh Thánh sang tiếng bản xứ đã hồi phục được niềm thích thú tìm đọc Thánh Kinh và làm cho những giờ cử hành Lời Chúa sống động hơn, tích cực hơn và mang lại hiệu quả hơn.”
Các Giám mục phát biểu: Mặt khác, có những vấn đề nan giải chưa được giải quyết trong 15 năm qua, gồm: “sự thờ ơ của các vị lãnh đạo đối với nhu cầu của dân chúng, sự cổ võ chủng tộc chủ nghĩa, sự lỏng lẻo về luân lý, nạn tham nhũng, cách sống duy vật chất, tràn lan các khái niệm về gia đình nhân loại, bỏ rơi những người cao tuổi và trẻ em...”
Các Giám mục nhấn mạnh đến một số nghĩa vụ đòi hỏi “sự quan tâm khẩn cấp” ở Châu Phi, bao gồm: gia đình, phẩm giá phụ nữ, hoà bình và công lý, việc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội, phương tiện truyền thông, và sự tự lập.
Điểm yếu
Các Giám mục tiếp tục: “Do bầu khí chính trị không ổn định và thiếu chính sách nông nghiệp nhất quán, nên nền kinh tế Châu Phi rất mong manh.
Điều này dẫn đến tình trạng người dân rời bỏ nông thôn, thành phố chen chúc chật chội, thất nghiệp tràn lan, các tổ chức đa quốc gia tràn vào châu Phi nhằm tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên.”
Văn kiện nhấn mạnh đến việc các Kitô hữu cần phải thực sự hoán cải, để có thể thắng vượt sự ích kỷ và thèm khát quyền lực, là căn nguyên của nhiều vấn đề nan giải trong xã hội.
Văn kiện đề nghị: cần phải thực hiện việc đánh giá phê bình “phương pháp loan báo Tin Mừng và dạy giáo lý của từng Giáo Hội,” nhấn mạnh đến nhu cầu phải tập trung vào “sự gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô” để làm cho việc hoán cải trở nên dễ dàng.
Văn kiện thêm: “Việc loan báo Tin Mừng phải sâu sắc để người ta có thể tái khám phá căn tính thực sự của mình là con cái Thiên Chúa, được dựng nên giống Chúa, theo hình ảnh của Ngài.”
Các Giám mục kêu gọi các dân tộc Châu Phi, cả cá nhân lẫn cộng đoàn, “giải quyết các xung đột và sẵn sàng tha thứ vô điều kiện.”
Các ngài nói tiếp: “Sự tha thứ vô điều kiện, hàm nghĩa là, các nạn nhân có thể tha thứ cho tội nhân trước khi tội nhân thú tội. Điều đó không có nghĩa là nạn nhân không nhớ đến những thiệt hại hoặc bất công mình phải chịu, nhưng dù có nhớ, họ vẫn tiếp tục tiếp xúc với người khác với cõi lòng rộng mở, tin tưởng nhau cách sâu xa, với phong cách và tinh thần vui tươi.”
“Tương tự như thế, thách đố này trước tiên đòi buộc chúng ta hướng đến sự hoà giải và tha thứ ngay cả khi người có lỗi không làm như thế, đồng thời sẵn sàng chấp nhận sự hoà giải và tha thứ từ những người xúc phạm đến chúng ta.”
Các sứ giả
Các Giám mục khẳng định:“Mỗi người Kitô hữu Châu Phi phải trở thành sứ giả của hoà giải và tha thứ trong mọi nỗ lực của con người.”
Các ngài thêm: “Tuơng tự như thế, các dân tộc Châu Phi và thế giới, không loại trừ ai, phải dấn thân vào việc cổ võ hoà bình, hiệp nhất, liên đới, đối thoại, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.”
Các Giám mục yêu cầu Giáo Hội và các nhà lãnh đạo xã hội “khẩn cấp cổ võ và thăng tiến phẩm giá phụ nữ,” qua giáo dục và “việc tham gia cụ thể của phụ nữ trong guồng máy và chương trình của Giáo Hội và quốc gia.”
Văn kiện yêu cầu phải có công lý trên mọi cấp độ, bao gồm những tiêu chuẩn tôn trọng quyền lợi của công nhân và những nỗ lực giúp người ta có thể sống tự lập.
Văn kiện nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải tiến phương tiện truyền thông Công giáo, dùng kỹ thuật truyền thông để làm cho văn hoá thấm nhuần tinh thần Phúc âm.
Văn kiện tuyên bố: “Mỗi Giáo hội địa phương nên thiết lập những đài phát thanh, truyền hình, tạp chí, báo chí Công giáo tại những nơi chưa có.”
Các Giám mục kết luận bằng lời khẳng định: biến đổi Châu Phi là cần thiết, để “sống như những thành viên của một gia đình và trở thành điểm hiệp nhất, ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của chúng ta.”
Các ngài hy vọng rằng Giáo Hội ở Châu Phi sẽ làm chứng nhân, nhiều và nhiều hơn, cho công lý và hoà bình.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô