Ban Giáo Lý Giáo tỉnh Sài Gòn & Giáo trình đào tạo giáo lý viên về Tín lý và Luân lý
Chiều ngày 14/12/2010, Ban Giáo lý giáo tỉnh Sàigòn đã có buổi họp thường kỳ tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM.
Trong phiên họp lần này, các linh mục Trưởng ban Giáo lý của 10 giáo phận cùng với hai linh mục chuyên viên là Cha Phanxicô X. Nguyễn Hai Tính và Cha Phêrô Hoàng Đình Thành đã trao đổi về Giáo trình đào tạo giáo lý viên với hai môn căn bản: Tín lý và Luân lý.
Mặc dù nội dung Tín lý và Luân lý Kitô giáo truyền giảng cho giáo lý viên không là những gì khác ngoài những điều đã được Giáo Hội tuyên tín và hướng dẫn, nhưng với đối tượng là “Người giáo lý viên - trong xã hội Việt Nam - ngày nay”, ban Giáo lý cần phải giúp học TIN và SỐNG đúng như Chúa muốn và Giáo Hội chỉ dạy, để không còn là “nghiệp dư” mặc dù “thiện nguyện”.
Bàn về Tín lý, cha Phanxicô X. Tính đề nghị một hành trình “khám phá lại lòng tin” với những đề tài then chốt của thần học tín lý như Đức tin, Mạc khải, Ba Ngôi, Giáo hội và Cánh chung. Vì là hành trình khám phá đức tin, nên mỗi đề tài phải được trình bày khởi đi từ kinh nghiệm thực tế của học viên và giúp họ đón nhận mạc khải của Thiên Chúa. Các cha đề nghị sử dụng những từ ngữ đơn sơ hơn là những thuật ngữ chuyên môn để giúp giáo lý viên dễ dàng lãnh hội chân lý chứ không cảm thấy quá xa lạ hay bí nhiệm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng giáo lý viên cần được trang bị và làm quen với những lối diễn tả các chân lý đức tin bằng những thuật ngữ chuyên môn, nhờ đó có được sự chuẩn xác và rõ ràng trong nhận thức về những điều cốt yếu mà Giáo Hội dạy cũng như có đủ ngôn ngữ để diễn tả đức tin của mình trong sự hiệp thông với Giáo Hội.
Về huấn luyện luân lý cho giáo lý viên, cha Phêrô Thành khẳng định: mục đích chính yếu là giúp giáo lý viên “bước theo Chúa Giêsu”. Vì thế tài liệu huấn luyện bô môn này không những phải trình bày một nội dung đầy đủ về Luân lý Kitô giáo và có hệ thống, mà còn phải gần gũi với đối tượng và giúp họ sống tự do của người con cái Thiên Chúa. Trong ý hướng ấy, giáo trình không gồm những đề tài cần triển khai nhưng gồm những lời mời gọi học viên sống với và sống như Chúa Giêsu. Giáo trình nên khởi đầu với phẩm giá của con người – được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa – và kết thúc với việc mở ra cho truyền giáo, nghĩa là mở ra với anh chị em đồng loại trong xã hội. Tóm lại, nhà đào tạo phải cân nhắc trong việc chọn nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp. Theo cha Phêrô, giáo trình đào tạo luân lý cho giáo lý viên sẽ không hoàn toàn giống giáo trình đào tạo cho linh mục và tu sĩ, bởi họ phải sống và nên thánh ở giữa đời, với những bổn phận và hoàn cảnh khác nhau.
Ban Giáo lý Giáo tỉnh cũng dành thời gian để trao đổi về tài liệu chuẩn bị cho Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc lần thứ III dự định tổ chức vào trung tuần tháng 8.2011 tại Hà Nội.
bài liên quan mới nhất
- Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 149 - Thao thức với Giáo hội
-
Lời khuyên của một Giáo phụ sa mạc để tháo gỡ mối dây oán hận -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 148 - Vị thánh tương lai -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 147 - Say nắng người tu sĩ -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 146 - Thiên Chúa yêu thương đến cùng -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 144 - Chia trí thánh thiện -
Giáo lý về Chúa Thánh Thần và Hiền Thê (23/10/2024): Bài 10 - Chúa Thánh Thần và bí tích hôn nhân -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ -
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ
bài liên quan đọc nhiều
- Ban Giáo lý & Toàn bộ Giáo trình Giáo lý Hiệp Thông
-
Bộ Giáo lý Đức tin - Tuyên ngôn Fiducia Supplicans về ý nghĩa mục vụ của các chúc lành -
Tuần lễ Giáo lý - Bài 1: Con người là gì, là ai? -
Chương trình đào tạo Giáo lý viên niên khóa 2022-2023 -
Tìm hiểu về linh đạo Giáo Lý Viên -
Bộ Giáo lý Đức tin: Tuyên ngôn tín lý mở ra khả năng chúc lành cho các cặp đôi trong hoàn cảnh trái quy tắc -
Ban Mục vụ Giáo lý TGP Sài Gòn: giới thiệu bộ sách Giáo lý Hiệp thông 2020 -
Ơn gọi, căn tính và sứ mạng của giáo lý viên -
Tuần lễ Giáo lý - Bài 4: Tình yêu trong kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa -
Phỏng vấn linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hiền về Bộ Giáo Lý Hiệp Thông