Vì sao nên nỗi...
Vào Phạm Ngọc Thạch về nhà trời cũng đã tối, chưa kịp ngả lưng thì bỗng dưng chuông điện thoại lại đổ. Số máy hiện đến là số hết sức quen thuộc. Chưa kịp nói “alô” thì cũng biết mình sẽ làm gì nhưng “alô” để biết điểm đến là đâu. Khi “alô” thì bên kia máy chỉ cho điểm đến là bệnh viện Nhiệt Đới. Thế là ba chân bốn cẳng chạy cho nhanh vì lẽ người “alô” nói rằng mau kẻo không kịp.
Theo lời chỉ dẫn, chú bảo vệ cho vào phòng săn sóc đặc biệt của khoa nhiễm E. Bên ngoài phòng săn sóc đặc biệt thì người nhà đang vội tìm chỗ ngã lưng cho ngày dài mệt mỏi. Bên trong thì bác sĩ y tá người qua kẻ lại để săn sóc cho bệnh nhân. Tiếng kêu của những chiếc máy trợ giúp sức khỏe làm cho bầu khí trong căn phòng này thêm căng thẳng hơn. Biết sao được khi người ta cố gắng hết sức giành lại sự sống của bệnh nhân.
Quen rồi với cái cảnh mỗi người được che phủ quanh người với chiếc dra vừa đủ kín nhưng hôm nay vào đây, vào cái phòng đặc biệt này lại không quen. Ngạc nhiên lắm khi phần đông những bệnh nhân nằm ở đây phơi mình ra những hình xăm đủ thứ dẫu rằng đã được phủ tấm dra. Có lẽ cơn co giật khá mạnh nên hầu hết các bệnh nhân đều bị cột vào các thành giường. Nhìn những hình xăm cộng với thân hình còn da bọc xương của những người nằm ở đây sao mà đau đớn quá. Họ đã bị nhiễm “ét” trước khi vào đây. Giờ đây, họ đang kêu la quằn quại trước khi trở về với lòng đất mẹ.
Bước ra khỏi phòng thì có mấy cô gái cố ghé mắt vào khe cửa để nhìn người thân trong vài giây cuối. Người hướng dẫn cho biết đó là mấy cô vợ của mấy bệnh nhân đang ở trong phòng săn sóc đặc biệt đó. Nhìn họ thấy sao mà thương cho mảnh đời của họ. Rồi đây vợ sẽ mất chồng, con sẽ mất cha ở cái tuổi còn quá trẻ. Đau hơn là trong những cô đó có những cô đã lây nhiễm căn bệnh quái ác do đức ông chồng để lại.
Những người được đưa vào căn phòng này ngày hôm nay không phải là ít. Nguyên nhân là do ngày nay nhiều người trẻ đã lao vào những cuộc chơi trụy lạc như những con thiêu thân.
Nghĩ đến những bệnh nhân trong phòng săn sóc đặc biệt của khoa nhiễm E này mà lòng càng thêm lạnh. Không phải chỉ có ở cái khoa nhiễm E này nhưng còn nhiều và nhiều lắm ở những cái khoa nhiễm E của các bệnh viện rải rác quanh mảnh đất Sài Thành này và của cả nước nữa. Ở những khoa nhiễm như thế này đa phần đang cưu mang những bệnh nhân nhiễm “ét” giai đoạn cuối. Những bệnh nhân này hết sức vật vả với cơn đau của căn bệnh thế kỷ.
Vì sao ngày mỗi ngày con số bệnh nhân của căn bệnh thế kỷ này cứ lây lan!
Những tàn dư của những cuộc ăn chơi trụy lạc này không phải chỉ là gánh nặng cho cả gia đình mà còn cho cả xã hội. Vì sao ngày nay lại có quá nhiều những con người trẻ rơi vào thảm cảnh này? Ngày nay người ta cứ lao vào vòng quay của tiền bạc, của quyền lực, của hưởng thụ để rồi thảm cảnh của xã hội cứ tăng dần, tăng dần.
Hình như không phải đã đến lúc nữa mà đã từ lâu người ta cần phải chấn chỉnh luân thường đạo lý của con người nhưng không biết đang và đã làm như thế nào nhưng thấy càng ngày càng tệ.
Ngày nay con số người trẻ phạm tội nó cứ tăng dần, tăng dần theo năm tháng. Giới trẻ ngày nay hình như không còn tìm ra được cho mình một lý tưởng sống đẹp nữa. Thay vào đó là những cuộc chơi không ngơi nghỉ.
Thử nhìn quanh một vòng của mảnh đất Sài Thành, tìm đâu cho thấy những nơi vui chơi, sinh hoạt mang đậm văn hóa, mang đậm chất người, mang tính cách giáo dục. Có chăng là những phòng game-online cực mạnh, có chăng là những căn nhà trọ chen nhau mọc lên như nấm, có chăng là những tụ điểm chơi bi-da, quán ba và quán nhậu thôi. Dạo này còn phát sinh thêm một trào lưu mà lâu nay yên ắng đó là đua xe. Cấm thì cấm, bắt thì bắt nhưng tình trạng đua xe ngày cứ tiếp diễn và khó có thể kiềm chế được vì tính gan lỳ của những cua-rơ chẳng biết sợ ai cả. Được sống trên cái nền của văn hóa game, của văn hóa nhậu nhẹt, của đua xe, của văn hóa hưởng thụ thì làm sao giới trẻ có thể thoát ra khỏi cái vòng vây của hút xách, của trụy lạc.
Vẫn hô hào cho một xã hội văn hóa, cho một thành phố văn hóa, cho một khu phố văn hóa, cho một gia đình văn hóa nhưng thật sự tìm ra văn hóa đúng nghĩa dường như quá khó. Có chăng chỉ tìm được nơi khẩu hiệu, nơi biểu ngữ, nơi sự hô hào mà thôi.
Cứ thử rảo quanh một vòng các bệnh viện, đặc biệt các khoa nhiễm và các trung tâm cai nghiện ma túy ta sẽ thấy bi đát đến chừng nào.
Ngày nay, ra đường, người ra khiếp sợ đến dường nào khi gặp phải những đệ tử của ma túy, của ăn chơi trụy lạc.
Vì sao mà đời sống nhân văn, đời sống đạo lý của con người ngày mỗi ngày lại có vấn đề ngày một trầm trọng.
bài liên quan mới nhất
- Chú quỷ ban trưa và cơn cám dỗ thời đại
-
Ước nguyện cho người nghèo -
Chúa Nhật 33, ngày Quốc Tế Người Nghèo -
Phỏng vấn tân Hồng y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh -
Người tự kỷ có gì để cống hiến -
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu -
Người đã khuất đang nói gì với chúng ta? -
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 11/2024: Cầu cho những người mất con -
Tháng Các Đẳng Linh Hồn và những ước nguyện -
Tình yêu có liên quan gì không?
bài liên quan đọc nhiều
- Đức Giáo hoàng chỉ cách phân biệt được Chúa hay Satan đang nói
-
Những sự thật về Satan và các thiên thần sa ngã -
5 câu Kinh Thánh cầu xin Chúa chữa lành -
Cầu xin cùng Thánh nữ Corona trong cơn đại dịch corona -
Thập giá hay Thánh Giá? -
Cây Thánh Giá, biểu tượng thánh thiêng Kitô giáo -
Sống giây phút hiện tại -
Lời cầu nguyện giúp vượt qua chán nản và trầm cảm -
Tại sao đình chỉ việc cử hành Thánh Lễ giữa cơn đại dịch ? -
14 Chặng Đàng Thánh Giá trong đại dịch virus Covid-19