Văn hóa và Bác ái khi sử dụng Mạng Xã Hội
TGPSG -- Những việc này rất nhỏ nhưng lại thể hiện nét văn hóa ứng xử đẹp tuyệt vời…
Tôi rất thích đọc những comment khi xem những video clip hoặc những bài viết trên mạng xã hội. Có những comment rất hay, rất thú vị và hữu ích, giúp ta có cái nhìn đa chiều trước một vấn đề trong cuộc sống. Có những comment có thể thay đổi tư duy não trạng của ta về một con người hay một lãnh vực nào đó của xã hội. Có những comment rất hài hước dí dỏm đem lại niềm vui tiếng cười cho người đọc. Nhưng cũng có những comment rất tiêu cực kích hoạt bạo lực, chia rẽ, tức giận, hận thù, ghen ghét...
Xin anh chị em là những người Kitô giáo hãy “nói không” với những comment tiêu cực: chửi bới, lăng mạ, phỉ báng, a dua, hay xúc phạm danh dự và phẩm giá của người khác. Nếu có comment thì hãy cho những comment tích cực lan tỏa sứ điệp yêu thương của Tin Mừng, ngay cả khi phải phê phán những điều xấu xa nào đó. Và xin hãy share (chia sẻ), hãy pass (chuyển tiếp) những thông điệp tích cực mang lại giá trị chân thiện mỹ cho cuộc sống.
Tôi cũng rất thích ngay bên dưới hoặc bên cạnh các tin bài, hình ảnh, hoặc video clip có lập trình sẵn nút LIKE hoặc nút TIM để cho người đọc hay người xem có thể “tương tác nhanh” với những người là tác giả của các “sản phẩm tinh thần” đó. Thiết nghĩ ngày hôm nay, mạng xã hội “sống tốt” và “sống một cách sung mãn” chính là nhờ “những tương tác” này, dù có người cho là “ảo”. “Ảo” nhưng lại có liên hệ tới những con người thật.
Anh chị em có thể bày tỏ sự tán thưởng đối với những người tốt - việc tốt mà anh chị em thấy trên mạng, hoặc biểu lộ lòng biết ơn đối với những người đã bỏ công sức làm ra những video clip hay - đẹp - thú vị để cho ta xem, hoặc những người đã chịu khó viết các bản tin thời sự, hay vắt óc suy nghĩ viết ra những bài viết tốt - có giá trị để cho ta đọc, bằng cách bấm nút LIKE cho họ, hoặc cho họ một comment tích cực. Anh chị em cũng có thể thể hiện tình yêu thương đối với họ bằng việc thả một TIM HỒNG cho họ. Chỉ đơn giản thế thôi, mà có khi lại khó đối với nhiều người!
Anh chị em có thể làm điều này với cả những người đã chia sẻ, hay chuyển tiếp những video clip, những hình ảnh, hoặc những bài viết ấy cho mình. Họ cũng xứng đáng để được ta biết ơn, dù là “ơn nho nhỏ”.
Đây cũng là hành vi diễn tả tình bác ái ngay trên mạng. Vì thế, hãy “rộng rãi chớ hà tiện” với việc làm này.
Anh chị em có biết rằng những nút LIKE, hay nút TIM ấy chính là nguồn động lực cho những người làm ra các video clip, hoặc cho những người viết các bài viết để họ tiếp tục có những sản phẩm khác tốt hơn không?
Anh chị em có biết rằng những nút LIKE hạy nút TIM ấy cũng là sự khích lệ cho những người đã góp phần chia sẻ, chuyển tiếp những video clip, những hình ảnh, hay những bài viết cho ta, để rồi họ có thêm niềm hứng khởi tiếp tục chia sẻ cho ta những điều hay điều tốt trong cuộc sống không?
Những việc này rất nhỏ - ‘nhỏ như con thỏ thôi’ - nhưng lại thể hiện nét văn hóa ứng xử đẹp tuyệt vời – như ông mặt trời trên mạng xã hội đấy nhé!
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long (TGPSG)
bài liên quan mới nhất
- Hy vọng trong thời đại kỹ thuật số: Những đề xuất mục vụ cho giới trẻ
-
Tông thư Miranda Prorsus - Điều kỳ diệu được mặc khải của Đức Thánh Cha Piô XII -
Vatican ra mắt bảng giới thiệu trực tuyến về Hồng y đoàn -
Huấn thị Mục vụ Communio et Progressio - Hiệp thông và Tiến bộ -
Truyền thông Công giáo được kêu gọi loan truyền Tin Mừng -
Truyền thông và những giấc mơ đẹp -
Trí tuệ nhân tạo và Giáo hội: AI đang định hình công tác mục vụ như thế nào? -
Các nhà truyền giáo kỹ thuật số Công giáo được mời gọi tiếp tục loan báo Tin Mừng trực tuyến -
Liên nhóm Mục vụ Truyền Thông Tân Chí Thọ mừng Bổn mạng 19.10.2024 -
Hiệp hội Truyền thông Công giáo Á châu tổ chức Đại hội 2024
bài liên quan đọc nhiều
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo