Tuần lễ Giáo lý 2012 - Giới thiệu các giảng khóa
1. Lời Chúa trong Cầu nguyện - Lm. Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, O.Cist.
Trình thuật trong trích đoạn Lc 10,25-28 có ba câu rất quan trọng: LUẬT ĐÃ VIẾT GÌ? ÔNG ĐỌC THẾ NÀO? CỨ LÀM NHƯ VẬY.
Lectio divina chính là lắng nghe Chúa qua việc chuyên chăm ĐỌC Kinh Thánh để biết LUẬT ĐÃ VIẾT GÌ và CỨ LÀM NHƯ VẬY trong cuộc sống Kitô hữu thì sẽ được sự sống đời đời làm gia nghiệp (x. Lc 10,25).
Công Đồng Vaticanô II đã cổ võ phương thức cầu nguyện tuyệt vời này (x. MK ch. 25). Tông huấn Lời Chúa (Verbum Domini) số 86 (2010) đã nhắc nhở và qua Thư chung ngày 01.05.2011, HĐGMVN đã kêu gọi: … Mọi thành phần Dân Chúa, giáo dân, chủng sinh, tu sĩ và các mục tử, cần tập thói quen đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, đặc biệt theo phương thức Lectio divina" (Thư chung của HĐGMVN ngày 1.5.2011, số 11).
Đáp ứng những khuyến khích trên đây của Giáo Hội, khóa học Lectio divina sẽ hướng dẫn các học viên đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, đặc biệt qua phương thức Lectio divina.
Lưu ý : Học viên mang theo Sách Tân ước.
2. Lời Chúa trong Thánh lễ - Đức Ông Borgia Trần Văn Khả
Khi đi tham dự Thánh Lễ, chúng ta đã được nghe đọc Lời Chúa, trong các Bài đọc Sách Thánh, Thánh Vịnh Đáp Ca và phải kể thêm các điệp ca gợi hứng từ Kinh Thánh, như Ca tiền xướng Nhập Lễ và Hiệp Lễ. Ngoài ra cũng có liên hệ tới Kinh Thánh, khi linh mục hay phó tế giải thích Lời Chúa cho cộng đoàn. Chúng ta cũng thấy các Lời nguyện gợi hứng cách nào đó từ Kinh Thánh. Công Đồng Chung Vaticanô II đã dạy chúng ta như thế (x. Hiến Chế Phụng Vụ, số 24).
Như vậy đề tài chúng ta nói tới sẽ từ từ giúp chúng ta hiểu mối liên hệ giữa Kinh Thánh và Thánh Lễ, để rồi giúp chúng ta đi vào mầu nhiệm Thiên Chúa nói với chúng ta trong lịch sử thánh, trong mầu nhiệm của Đức Kitô và trong chính buổi cử hành Thánh Lễ mà các tín hữu được mời gọi tham dự các ngày Chúa Nhật, hoặc cả những ngày thường trong tuần.
Xin Đức Kitô soi sáng cho chúng ta, vì Ngài là Sự thật; xin Ngài dẫn dắt chúng ta, vì Ngài Đường và đem chúng ta vào trong sự hiệp thông với sự sống của Thiên Chúa, vì Ngài là Sự sống.
3. Lời Chúa trong Giáo lý - Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền
Giảng khóa có mục đích giúp giáo lý viên trau dồi khả năng tổ chức buổi gặp gỡ giáo lý dựa trên nền tảng Lời Chúa. Tham dự khóa học, giáo lý viên không những xác tín hơn về sự cần thiết và tầm quan trọng của Lời Chúa trong giáo lý, mà còn biết cách kể chuyện Kinh Thánh, khám phá và trình bày Lời Chúa, nội tâm và hiện tại hóa Lời Chúa, ngang qua câu chuyện, trò chơi, biểu tượng và đối thoại mục vụ.
Lưu ý : Học viên mang theo Sách Kinh Thánh (trọn bộ) và bút mầu.
4. Lời Chúa trong Cuộc sống - Lm. Giuse Nguyễn Văn Am, SDB.
Mục tiêu: cách thức để làm cho Lời Chúa đi vào trong đời sống.
Mô tả: Trong một số giờ hạn hẹp, giảng khóa muốn trình bày một cách thức để làm cho Lời Chúa dần dần đi vào đời sống. Để đạt được điều này, giảng khóa tìm lại cách thức Đức Giêsu đã thực hành; với Khuôn mẫu duy nhất ấy, giảng khóa trình bày lối đường của thánh Phaolô đã thực hiện. Sau đó, cùng nhìn đến hướng dẫn của Công đồng Vaticanô II qua những tấm gương ngời sáng của các tín hữu trong đức tin.
Đề tài khai triển:
- Đức Giêsu, Khuôn mẫu duy nhất cho tín hữu dưới khía cạnh "lời Chúa-đời sống".
- Thánh Phaolô, một người bắt chước Đức Kitô dưới khía cạnh "lời Chúa-đời sống".
- Vaticanô II và những hướng dẫn tín hữu dưới khía cạnh "lời Chúa-đời sống".
- Kế hoạch đời sống cá nhân của tín hữu dưới khía cạnh "lời Chúa-đời sống".
- Những tấm gương sáng chói trong lịch sử Giáo hội về khía cạnh "lời Chúa-đời sống".
Hy vọng qua những đề tài này, những tham dự viên cùng nhau tìm được một phương pháp để dần dần đưa lời Chúa vào trong đời sống của mình, nhờ sức mạnh của ân sủng Thánh Thần.
5. Các hình thức hoạt động trong giáo lý - Sr. Anna Nguyễn Thị Phương Dung, SPC.
Khi việc dạy giáo lý đơn thuần là việc dạy giáo thuyết, thì hoạt động giáo lý tập trung vào việc thuyết giảng, còn “sinh hoạt giáo lý” chỉ là hoạt động phụ thuộc, có mục đích giúp người học phản hồi trước Sứ điệp Lời Chúa vừa được trình bày. Việc dạy giáo lý ngày nay được hiểu như là hoạt động giúp người học giáo lý mở lòng ra đón nhận và đáp lại Mạc khải của Thiên Chúa.
Vì thế, hoạt động giáo lý bao hàm nhiều hoạt động khác nhau được thiết kế ở những thời điểm khác nhau trong buổi gặp gỡ giáo lý, nhằm phát huy sự tham gia tích cực của người học như hoạt động dẫn nhập, hoạt động công bố và tìm hiểu Lời Chúa, hoạt động giúp nội tâm hóa Sứ điệp, hoạt động giúp đáp lại Lời Chúa ngang qua việc cầu nguyện cũng như chọn lựa một quyết tâm sống.
Giảng khóa này không những giúp giáo lý viên hiểu được mục đích và yêu cầu của các hoạt động khác nhau trong giáo lý mà còn giúp quý anh chị trang bị một số kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công các hoạt động trên.
6. Giáo dục đức tin là đồng hành - Anh Gioakim Trương Đình Giai
Giảng khóa nhằm giúp tham dự viên hiểu được mục đích, ý nghĩa và nội dung của việc Giáo dục đức tin theo lối sư phạm đồng hành của Chúa Giêsu, cụ thể là cùng nhau tìm hiểu thực trạng xã hội hiện nay với những nguy cơ đe dọa đời sống đức tin, tình yêu hôn nhân và gia đình; sau đó tìm hiểu đường lối sư phạm đồng hành của Chúa Giêsu trong cách tiếp cận (tìm hiểu và nhận định), đối thoại (soi sáng và khơi dậy) và hiện diện (chia sẻ và hiệp thông).
7. Tiến trình dự tòng - Anh Phêrô Tạ Đình Vui
Công đồng Vaticanô II muốn canh tân Giáo Hội đồng thời trở về với những giá trị truyền thống nguyên thủy, nên đã quyết định phục hồi mục vụ chăm sóc dự tòng, vốn bị lãng quên trong nhiều thế kỷ trước đó.
Năm 1972, Thánh Bộ Phượng Tự đã ấn hành NGHI THỨC GIA NHẬP KITÔ GIÁO CHO NGƯỜI LỚN bằng tiếng Latinh, và năm 1974 được Ủy ban Phụng vụ dịch ra tiếng Việt.
Vì hoàn cảnh thực tế của Giáo Hội tại Việt Nam, đường lối mục vụ dự tòng này còn xa lạ với đa số giáo lý viên và cộng đoàn dân Chúa, nên tiểu ban Dự tòng tha thiết mong muốn trình bày đường lối mục vụ dự tòng này nhân dịp Đại Hội Giáo lý năm nay của Tổng giáo phận.
Rất mong được tiếp đón.
8. Giới thiệu Chúa Giêsu cho những người có hoàn cảnh đặc biệt - Sr. Maria Nguyễn Thị Kim, MTG. KT
Những người có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là những người khuyết tật về thể lý và tinh thần, những người đau khổ, những người bị bỏ rơi, những người đang hoặc gần như sống bên lề xã hội... Những người này cần được quan tâm nhiều hơn trong xã hội cũng như trong Giáo Hội và đặc biệt, họ cũng có quyền thừa hưởng một nền giáo lý thích hợp để lớn lên trong sự thánh thiện cho dù có những giới hạn nơi bản thân.
Giảng khóa nhằm chia sẻ những kinh nghiệm cụ thể về cách giới thiệu Chúa Giêsu cho những người con đặc biệt này, cụ thể là những người di dân, những trẻ em đường phố, những người lầm lỡ, những người tự kỷ..., để họ tin tưởng và sống vui trong hoàn cảnh của họ.
bài liên quan mới nhất
- Ứng viên Phó tế 2025
-
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thư mục vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng sinh 2024 -
Danh sách Linh mục được thuyên chuyển và bổ nhiệm năm 2024 -
Cáo phó: Linh mục Giuse Maria Đoàn Văn Thịnh qua đời ngày 19-11-2024 -
Thông báo Phụng vụ về cử hành Thánh lễ chiều thứ Bảy 02/11/2024 -
Chúa nhật Truyền giáo 2024 & Cầu cho linh mục đã qua đời -
Cáo phó: Lm Maximô Ngô Vĩnh Hy qua đời ngày 17-10-2024, an táng ngày 22-10-2024 -
Thông báo: Ngưng tiếp nhận cứu trợ lũ lụt tại các tỉnh miền Bắc -
Thư kêu gọi các đoàn thể tôn giáo trong Tổng Giáo phận Sài Gòn -
Học viện Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn: Thông báo Tuyển sinh HK1 niên khóa 2024-2025
bài liên quan đọc nhiều
- Lời nguyện chính thức của HĐGMVN để cầu nguyện trong cơn dịch bệnh Covid-19
-
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về dịch bệnh Covid-19 ngày 06.03.2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Hướng dẫn mục vụ mùa dịch Covid-19 ngày 19.03.2020 -
Danh sách Thuyên chuyển - Bổ nhiệm Linh mục TGP. Sài Gòn - TP.HCM -
Danh sách Thuyên chuyển - Bổ nhiệm Linh mục TGP. Sài Gòn - TP.HCM 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo tạm ngưng các sinh hoạt cộng đoàn kể từ 16g00 ngày 26.3.2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Hướng dẫn cử hành phụng vụ Tuần Thánh 2020 -
Danh sách Linh mục được thuyên chuyển / bổ nhiệm năm 2022 -
Thư của Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng về dịch bệnh viêm phổi do virus corona -
Danh sách các linh mục được bổ nhiệm và thuyên chuyển năm 2023